Bé 8 tuổi trở thành nhà thiên văn học trẻ nhất thế giới

Thứ Tư, 13 Tháng Mười 202111:00 SA(Xem: 2628)
Bé 8 tuổi trở thành nhà thiên văn học trẻ nhất thế giới

BrazilBé Nicole Oliveira tham gia chương trình tìm kiếm tiểu hành tinh liên kết với NASA và đã phát hiện tổng cộng 18 thiên thể.

Nicole Oliveira có ước mơ trở thành kỹ sư hàng không vũ trụ trong tương lai. Ảnh: AFP

Nicole Oliveira có ước mơ trở thành kỹ sư hàng không vũ trụ trong tương lai. Ảnh: AFP

Bé Nicole Oliveira đến từ Fortaleza, Brazil thể hiện niềm yêu thích đặc biệt với vũ trụ từ khi chập chững biết đi. Nicole trở thành nhà thiên văn học trẻ nhất thế giới khi cộng tác với NASA, tham gia nhiều hội thảo và gặp gỡ nhiều chuyên gia. Dự án cô bé tham gia mang tên "Asteroid Hunters", được thiết kế để người trẻ tuổi làm quen với khoa học và có nhiều phát hiện riêng.

Theo gia đình Nicole, phòng của cô bé dán đầy tranh ảnh về hệ Mặt Trời, với các mô hình tên lửa và tàu vũ trụ đặt trên kệ sách. Nicole làm việc trên máy tính trang bị hai màn hình lớn. Cô bé thường dành thời gian rảnh rỗi nghiên cứu ảnh chụp bầu trời từ kính viễn vọng để tìm kiếm các thiên thạch.

Asteroid Hunters là dự án của International Astronomical Search Collaboration (IASC), chương trình khoa học dân sự liên kết với NASA. Nicole đã tìm thấy 18 tiểu hành tinh và đang lên kế hoạch đặt tên chúng theo tên các nhà khoa học Brazil và người thân trong gia đình. Có thể cần vài năm để xác nhận những phát hiện của Nicole. Khi đó, cô bé sẽ trở thành người trẻ nhất thế giới tìm thấy tiểu hành tinh, phá vỡ kỷ lục thế giới của nhà thiên văn học nghiệp dư người Italy, Luigi Sannino. Luigi từng phát hiện hai tiểu hành tinh vào năm 1998 và 1999 ở tuổi 18.

Nicole học ở một trường tư thục tại thành phố Fortaleza ở đông bắc Brazil theo chương trình học bổng. Gia đình Nicole chuyển từ quê nhà tại Maceio tới thành phố Fortaleza ở cách đó hơn 965 km để cô bé có thể tham gia học bổng. Nicole sở hữu kính viễn vọng năm 7 tuổi sau khi tất cả bạn bè góp tiền mua tặng cô bé. Nicole từng phỏng vấn nhiều nhà thiên văn học, gặp gỡ bộ trưởng Bộ khoa học Brazil và người Brazil duy nhất bay vào vũ trụ, Marcos Pontes. Cô bé muốn trở thành kỹ sư hàng không vũ trụ và chế tạo tên lửa khi lớn.

Chương trình IASC cung cấp dữ liệu thiên văn học chất lượng cao cho những nhà khoa học dân sự trên khắp thế giới. Đây là dịch vụ miễn phí dựa trên những quan sát trên khắp thế giới với sự ủng hộ từ nhiều tổ chức quốc tế. Một trong các dự án mà IASC đang điều hành là "Asteroid Hunters" chuyên về tìm kiếm tiểu hành tinh.

Các nhà khoa học dân sự trong đội tìm kiếm chủ yếu đến từ trường trung học, cao đẳng và đại học. Nếu phát hiện tiểu hành tinh và được xác nhận sau 5 năm, họ có thể tự đặt tên cho phát hiện. Tên gọi được đề xuất bởi Liên đoàn Thiên văn học Quốc tế (IAU), tổ chức toàn cầu chuyên đặt tên cho hành tinh nhỏ và tiểu hành tinh trong hệ Mặt Trời.

An Khang (Theo Mail)

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Thứ Hai, 05 Tháng Hai 20187:00 CH
Các nhà khoa học đã khép lại nghiên cứu kéo dài nhiều thập kỷ qua về xác ướp bí ẩn được khai quật ở Thụy Sĩ của một phụ nữ qua đời từ thế kỷ XVIII
Thứ Sáu, 26 Tháng Giêng 20189:00 CH
Thay vì ngồi đối diện, trợ thủ kinh tế đắc lực của ông Tập Cận Bình đã chuyển lên ngồi bàn Chủ tich, ngay bên cạnh Phó Thủ tướng Trương Cao Lệ trong 1 hội nghị cấp cao.
Thứ Hai, 30 Tháng Mười 20179:19 SA
Thượng nghị sĩ John McCain mới đánh dấu dịp kỷ niệm 50 năm ngày ông bị bắt tại Việt Nam,
Thứ Hai, 30 Tháng Mười 20176:09 SA
Tổng thống Lyndon B. Johnson tin rằng người tiền nhiệm John F. Kennedy đứng đằng sau vụ ám sát cựu Tổng thống Việt Nam Cộng Hòa Ngô Đình Diệm vài tuần trước khi ông qua đời và vụ ám sát ông Kennedy là sự báo ứng,
Thứ Năm, 26 Tháng Mười 20175:21 CH
Mỹ hôm thứ Năm áp đặt các biện pháp chế tài đối với bảy cá nhân và ba thực thể Triều Tiên về điều mà Mỹ gọi là những vụ vi phạm nhân quyền nghiêm trọng, bao
Thứ Ba, 24 Tháng Mười 20178:27 CH
Cuộc đời của người được xem là có IQ cao nhất thế giới cho thấy chỉ số này không phải là yếu tố đảm bảo thành công.
Chủ Nhật, 22 Tháng Mười 201711:55 CH
Indonesia gửi một công hàm tới ngoại trưởng Mỹ và triệu tập phó đại sứ Hoa Kỳ ở Jakarta để yêu cầu giải thích lý do vì sao người đứng đầu quân đội nước này lại bị từ chối visa vào Mỹ.