4 lời tiên tri trong năm Sửu 1985 của Steve Jobs đã trở thành sự thật

Thứ Hai, 22 Tháng Hai 20215:00 SA(Xem: 5384)
4 lời tiên tri trong năm Sửu 1985 của Steve Jobs đã trở thành sự thật

Năm Ất Sửu (1985), Steve Jobs đã đưa ra những dự đoán chính xác đến lạ kỳ về tương lai của công nghệ.

Cách đây 36 năm, nhà sáng lập Apple, ông Steve Jobs, vẫn đang cố gắng thuyết phục mọi người về những lợi ích của máy tính cá nhân. “Máy tính là công cụ đáng kinh ngạc nhất mà chúng tôi từng thấy” - Jobs nói trong cuộc phỏng vấn vào năm Ất Sửu (1985).

Ở thời điểm đó, máy tính rất đắt và khó sử dụng. Tuy nhiên, Jobs đã có tầm nhìn rõ ràng về tương lai của Apple. Dưới đây là bốn dự đoán nổi tiếng của ông vào năm 1985, ba trong số đó đã trở thành sự thật.

1. “Máy tính sẽ được dùng ở nhà nhiều hơn”

Các mẫu PC này chủ yếu được sử dụng trong doanh nghiệp và trường học.
Các mẫu PC này chủ yếu được sử dụng trong doanh nghiệp và trường học. (Ảnh: Apple Insider).

Cho tới năm 1985, Apple đã phát hành bốn máy tính: Apple I (1976), Apple II (1977), Lisa (1983) và Macintosh (1984). Các mẫu PC này chủ yếu được sử dụng trong doanh nghiệp và trường học.

“Bạn thực sự có thể chuẩn bị tài liệu nhanh hơn với chất lượng tốt hơn và có thể làm nhiều việc cùng lúc để tăng năng suất” - Jobs giải thích. Ông tin rằng, máy tính sẽ giải phóng mọi người khỏi công việc thường ngày.

Tuy nhiên, mọi người thường không sử dụng máy tính trong thời gian rảnh. Vào thời điểm đó, Jobs mô tả ý tưởng máy tính gia đình giống “thị trường mang tính khái niệm” hơn là “thị trường thực”.

“Lý do chính để trang bị một chiếc máy tính trong nhà là bạn muốn thực hiện công việc kinh doanh tại nhà hoặc muốn sử dụng phần mềm giáo dục cho bản thân hoặc con cái” - Jobs nói. “Điều này sẽ thay đổi. Máy tính sẽ trở thành công cụ cần thiết trong hầu hết gia đình”.

Theo số liệu của Cục Điều tra Dân số Mỹ, chỉ có 8% hộ gia đình Mỹ sở hữu máy tính vào năm 1984. Năm 2000, 51% đã sở hữu máy tính và đến năm 2015, con số đó tăng lên 79%.

Theo một cuộc thăm dò của CNBC năm 2017, trung bình mỗi hộ gia đình Mỹ sở hữu hai sản phẩm Apple. Ngày nay, người dùng dành nhiều thời gian rảnh rỗi sử dụng máy tính, cũng như thiết bị công nghệ khác.

2. “Tất cả chúng ta sẽ được kết nối thông qua máy tính”

Jobs đoán rằng, máy tính trở nên hữu ích hơn ngoài mục đích kinh doanh là kết nối.
Jobs đoán rằng, máy tính trở nên hữu ích hơn ngoài mục đích kinh doanh là kết nối. (Ảnh: Fortune).

Jobs dự đoán rằng, điều sẽ làm cho máy tính trở nên hữu ích hơn ngoài mục đích kinh doanh là kết nối. “Lý do thuyết phục nhất để hầu hết mọi người mua một chiếc máy tính cho gia đình là liên kết nó với một mạng lưới truyền thông toàn quốc” - ông nói.

Dự đoán được nhà sáng lập Apple này đưa ra bốn năm trước, khi Tim Berners-Lee giới thiệu hệ thống mạng toàn cầu World Wide Web.

Theo New York Times, Berners-Lee viết công cụ chỉnh sửa web và trình duyệt web đầu tiên tại văn phòng của ông tại Tổ chức Nghiên cứu Hạt nhân Châu Âu (CERN). Cuối năm 1990, trang web đầu tiên mới đi vào hoạt động trực tuyến.

Ý tưởng tạo ra mạng liên lạc đường dài cho máy tính đã xuất hiện từ nhiều thập kỷ trước, trong dự án nghiên cứu ARPANET do quân đội Mỹ tài trợ. ARPANET trở thành nền tảng cho Internet hiện đại khi hai kỹ sư Vint Cerf và Bob Kahn phát triển tiêu chuẩn mạng TC/IP. ARPANET chuyển sang chuẩn TC/IP từ năm 1983, mở đường cho sự ra đời của mạng toàn cầu sau này.

Trong thế giới Internet Vạn vật ngày nay, mọi thứ từ máy tính, smartphone, máy hút bụi đến công tắc đèn đều được kết nối với Internet. Công ty phân tích McKinsey Global Institute dự báo, xu hướng sử dụng thiết bị thông minh đem lại cho nền kinh tế khoảng 3,9 nghìn tỉ USD đến 11,1 nghìn tỉ USD vào năm 2025.

3. “Máy tính sẽ có chuột”

Jobs luôn bảo vệ quan điểm của mình với chuột máy tính.
Jobs luôn bảo vệ quan điểm của mình với chuột máy tính. (Ảnh: CNBC).

Trong quá khứ, máy tính không phải lúc nào cũng hoạt động bằng chuột. Trước khi Apple trình làng Lisa và Macintosh với chuột và giao diện đồ họa, hầu hết máy tính cá nhân trên thị trường khi đó đều cần hướng dẫn lệnh có thể nhập bằng bàn phím.

Jobs luôn bảo vệ quan điểm của mình với chuột máy tính. “Nếu tôi muốn nhắc bạn về một vết bẩn trên áo sơ mi, tôi sẽ không làm nó chỉ với ngôn ngữ như: ‘Có một vết bẩn trên áo sơ mi của bạn, dưới cổ áo 14cm và cách khuy áo 3cm về bên trái’” ông giải thích. “Nếu bạn có một chỗ - ‘Ở đó’ [Jobs chỉ], tôi sẽ chỉ vào ngay chỗ đó. Chỉ tay là ngôn ngữ ẩn dụ mà chúng ta đều biết” – ông giải thích.

“Thực hiện tất cả chức năng - chẳng hạn cắt và dán - bằng chuột sẽ nhanh hơn nhiều. Nó không chỉ dễ sử dụng mà còn hiệu quả hơn”, Jobs nói thêm về thao tác chuột.

Chuột kết hợp với giao diện người dùng đồ họa cho phép mọi người nhấp vào các biểu tượng và hình ảnh trực quan trên máy tính, gồm cửa sổ và menu kéo thả. Wired nhận định, đó là “bước tiến cuối cùng giúp những người không được đào tạo đặc biệt cũng có thể sử dụng máy tính”.

Trớ trêu thay, việc Apple phổ biến công nghệ màn hình cảm ứng trên iPhone và iPad có thể khiến chuột máy tính đi vào quên lãng.

4. “Phần mềm sẽ đầy cạnh tranh, trong khi phần cứng bị sở hữu độc quyền”

"Việc tự cung cấp máy tính sẽ thuộc về Apple và IBM, dự đoán này chỉ đúng một phần".
"Việc tự cung cấp máy tính sẽ thuộc về Apple và IBM, dự đoán này chỉ đúng một phần". (Ảnh: Business Insider)

Năm 1985, Jobs dự đoán rằng sẽ chỉ có vài công ty máy tính sản xuất phần cứng và rất nhiều doanh nghiệp làm phần mềm.

“Việc tự cung cấp máy tính sẽ thuộc về Apple và IBM” - Jobs nói. “Tôi không cho rằng có nhiều công ty ở vị trí thứ ba hoặc thứ tư, các công ty ở vị trí thứ sáu hoặc thứ bảy còn hiếm hơn nhiều. Tôi nghĩ đổi mới xuất hiện thường xuyên trong các lĩnh vực phần mềm, không phải phần cứng”.

Tuy nhiên, dự đoán này chỉ đúng một phần. Microsoft đã từng nắm giữ vị trí số một trên thị trường phần mềm, đến mức công ty phải tham gia cuộc điều tra chống độc quyền của chính phủ Mỹ vào năm 1998.

Ngày nay, phần mềm macOS của Apple vẫn cạnh tranh với Microsoft Windows và Chrome OS của Google. Về điện thoại, iOS của Apple cạnh tranh với hệ điều hành Android của Google. Trong khi đó, các thương hiệu phần cứng như Samsung, Dell, Lenovo, Acer và HP đều đang tranh giành thị phần tại các quốc gia trên thế giới.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Thứ Tư, 08 Tháng Mười Một 20174:00 SA
Ông Nguyễn Xuân Diện, một blogger chính trị tại Hà Nội đã so sánh tình hình hiện tại của Việt Nam giống như một con ếch ngồi trong nồi súp nóng. “Con ếch bắt đầu cảm nhận được sức nóng rồi đấy”.
Thứ Ba, 07 Tháng Mười Một 20175:00 CH
Tổng thống đương nhiệm Donald Trump của Hoa Kỳ là một ví dụ rất sinh động về một người đàn ông đầy tự tin. Theo ông Trump, nếu như chúng ta không tin và
Thứ Ba, 07 Tháng Mười Một 20177:30 SA
Không nhiều người biết, lúc cụ bà Hoàng Thị Minh Hồ, quả phụ của nhà tư sản yêu nước Trịnh Văn Bô, qua đời, nỗi buồn sâu thẳm trong lòng vẫn chưa được khơi thông, thậm chí còn là nỗi buồn nhân đôi!
Thứ Ba, 07 Tháng Mười Một 20173:00 SA
Về Châu Á, Courrier International, trích dẫn bài viết trên tờ Minh Báo ở Hồng Kông đã thắc mắc đặt câu hỏi « Tập Cận Bình tỏa sáng nhưng đến bao giờ ? »
Thứ Hai, 06 Tháng Mười Một 20174:00 CH
Nhưng TC thất bại vì chế độ chánh trị độc tài đảng trị toàn diện. Rất ít người Hoa Kiều trở về TC sinh sống. Trái lại số người TQ tìm cách ra hải ngoại quá nhiều
Thứ Hai, 06 Tháng Mười Một 20173:00 CH
Các nữ chính trị gia tiếp tục thống lĩnh danh sách 100 Phụ nữ Quyền lực Nhất Thế giới năm 2017 của tạp chí Forbes
Thứ Hai, 06 Tháng Mười Một 20172:00 CH
Ông Trương Minh Tuấn này khoe rằng “Việt Nam có 1045 cơ quan báo chí, phát thanh, truyền hình, trong đó 849 báo chí in và 196 báo chí điện tử
Chủ Nhật, 05 Tháng Mười Một 20175:00 CH
Những Con Chiên của Chúa hãy đọc lại lời nói của Linh Mục Nguyễn Đình Thục và tự quyết định cho mình một con đường giữa : SỐNG va CHẾT.
Chủ Nhật, 05 Tháng Mười Một 20175:29 SA
Cựu tổng thống Hoa Kỳ George Bush Sr (hay Bush cha) đã xác nhận ông bỏ phiếu cho ứng viên đảng Dân chủ Hillary Clinton trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2016, và gọi Donald Trump
Chủ Nhật, 05 Tháng Mười Một 20175:00 SA
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã đặt bàn tại một nhà hàng bít tết danh tiếng ở Tokyo theo sở thích ẩm thực của Tổng thống Donald Trump.