Hồng Kông : Cựu dân biểu La Quán Thông quyết định xin tị nạn chính trị tại Anh

Thứ Tư, 23 Tháng Mười Hai 20206:00 CH(Xem: 4094)
Hồng Kông : Cựu dân biểu La Quán Thông quyết định xin tị nạn chính trị tại Anh
rfi.fr

Hồng Kông : Cựu dân biểu La Quán Thông quyết định xin tị nạn chính trị tại Anh

Trọng Thành

La Quán Thông tham gia một cuộc biểu tình tại Berlin hôm 01/09/2020 phản đối chuyến công du Đức của ngoại trưởng Trung Quốc, Vương Nghi.

La Quán Thông tham gia một cuộc biểu tình tại Berlin hôm 01/09/2020 phản đối chuyến công du Đức của ngoại trưởng Trung Quốc, Vương Nghi. AP - Markus Schreiber

Đàn áp ngày càng khốc liệt tại đặc khu Hồng Kông khiến một số nhà tranh đấu phải chọn con đường tị nạn chính trị tại nước ngoài.

Hôm qua, 21/12, cựu dân biểu La Quán Thông (Nathan Law), một trong các gương mặt tranh đấu nổi bật nhất, thông báo đã nộp hồ sơ xin tị nạn chính trị tại Anh Quốc. Trả lời báo Anh The Guardian, cựu dân biểu La Quán Thông, 27 tuổi, cho biết ông là cựu dân biểu đầu tiên rời Hồng Kông để tránh đàn áp, tuy nhiên trong một thời gian dài, ông đã rất đắn đo trước quyết định tị nạn hay không tị nạn.

Ông La Quán Thông cho biết quyết định xin tị nạn chính trị vì muốn phương Tây từ bỏ « ảo ảnh » Trung Quốc là « một đối tác chiến lược, và thậm chí có thể tham gia vào thế giới các quốc gia dân chủ ». Ông hy vọng, kể từ đây, sẽ có một nỗ lực tranh đấu mạnh mẽ hơn cho nhân quyền trên thế giới.

Cựu dân biểu La Quán Thông rời khỏi Hồng Kông cách nay 6 tháng, ngay trước khi Bắc Kinh ban bố Luật An ninh Quốc gia, dành cho chính quyền đặc khu hàng loạt thẩm quyền rộng rãi hơn trước, để dễ bề đàn áp đối lập chính trị. Ông là một trong các lãnh đạo của đảng Demosisto, tranh đấu cho dân chủ tại Hồng Kông.

Đảng Demosisto do giới sinh viên tranh đấu của phong trào Dù Vàng năm 2014 lập ra, nhằm chống lại ảnh hưởng ngày càng gia tăng của Bắc Kinh tại cựu thuộc địa Anh Quốc. Đầu tháng 12 vừa qua, Hoàng Chi Phong (Joshua Wong), một trong các lãnh đạo của đảng Demosisto, cùng với hai nhà tranh đấu khác, bị một tòa án Hồng Kông kết án tù giam, vì đóng vai trò quan trọng trong các cuộc biểu tình năm 2019 chống dự luật dẫn độ, đòi dân chủ.

Liên Âu kêu gọi trả tự do “ngay lập tức” cho nhiều nhà hoạt động nhân quyền

Vẫn liên quan đến các đàn áp tại Trung Quốc, theo AFP, hôm qua, Liên Hiệp Châu Âu kêu gọi Bắc Kinh “trả tự do ngay lập tức” cho nữ luật sư nhân quyền Lý Dục Hàm (Li Yuhan) và nhiều nhà tranh đấu nhân quyền khác. Tuyên bố được người phát ngôn của lãnh đạo Ngoại Giao Liên Âu chuyển đến báo giới. Luật sư Lý Dục Hàm bị bắt từ năm 2017. Đòi hỏi của Liên Âu được đưa ra vào lúc Bruxelles và Bắc Kinh tăng tốc đàm phán về một thỏa thuận đầu tư quan trọng, kéo dài từ 7 năm nay. Hai bên dự kiến đúc kết thỏa thuận từ đây đến cuối năm.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Thứ Hai, 05 Tháng Hai 20187:00 CH
Các nhà khoa học đã khép lại nghiên cứu kéo dài nhiều thập kỷ qua về xác ướp bí ẩn được khai quật ở Thụy Sĩ của một phụ nữ qua đời từ thế kỷ XVIII
Thứ Sáu, 26 Tháng Giêng 20189:00 CH
Thay vì ngồi đối diện, trợ thủ kinh tế đắc lực của ông Tập Cận Bình đã chuyển lên ngồi bàn Chủ tich, ngay bên cạnh Phó Thủ tướng Trương Cao Lệ trong 1 hội nghị cấp cao.
Thứ Hai, 30 Tháng Mười 20179:19 SA
Thượng nghị sĩ John McCain mới đánh dấu dịp kỷ niệm 50 năm ngày ông bị bắt tại Việt Nam,
Thứ Hai, 30 Tháng Mười 20176:09 SA
Tổng thống Lyndon B. Johnson tin rằng người tiền nhiệm John F. Kennedy đứng đằng sau vụ ám sát cựu Tổng thống Việt Nam Cộng Hòa Ngô Đình Diệm vài tuần trước khi ông qua đời và vụ ám sát ông Kennedy là sự báo ứng,
Thứ Năm, 26 Tháng Mười 20175:21 CH
Mỹ hôm thứ Năm áp đặt các biện pháp chế tài đối với bảy cá nhân và ba thực thể Triều Tiên về điều mà Mỹ gọi là những vụ vi phạm nhân quyền nghiêm trọng, bao
Thứ Ba, 24 Tháng Mười 20178:27 CH
Cuộc đời của người được xem là có IQ cao nhất thế giới cho thấy chỉ số này không phải là yếu tố đảm bảo thành công.
Chủ Nhật, 22 Tháng Mười 201711:55 CH
Indonesia gửi một công hàm tới ngoại trưởng Mỹ và triệu tập phó đại sứ Hoa Kỳ ở Jakarta để yêu cầu giải thích lý do vì sao người đứng đầu quân đội nước này lại bị từ chối visa vào Mỹ.