Lãnh đạo gốc Việt của cơ quan di trú Mỹ từ chức

Chủ Nhật, 13 Tháng Mười Hai 20206:00 SA(Xem: 4425)
Lãnh đạo gốc Việt của cơ quan di trú Mỹ từ chức

Tony Pham, quyền giám đốc Cơ quan Thực thi Di trú và Hải quan Mỹ (ICE), sẽ từ chức vào cuối năm nay, sau thời gian giữ ghế lãnh đạo gây ra nhiều tranh cãi.

Tony Pham, một người gốc Việt, lãnh đạo ICE từ tháng 8. Dưới thời chính quyền Trump, ICE đã trải qua nhiều đời lãnh đạo, nhưng không ai trong số họ từng được Thượng viện phê chuẩn.

"Tôi biết ơn chính quyền Trump vì đã mang đến cho tôi niềm vinh dự cao nhất trong sự nghiệp phục vụ đất nước đã cưu mang tôi, với cả hai tư cách cố vấn pháp lý chính và quan chức cấp cao thực hiện nhiệm vụ của giám đốc tại ICE", ông Pham nói trong một tuyên bố được gửi tới BuzzFeed News.

Lanh dao goc Viet cua ICE tu chuc anh 1

Ông Tony Pham. Ảnh: ice.gov.

"Lãnh đạo một cơ quan thực thi pháp luật với lực lượng lao động tận tâm như vậy là vinh dự của cả đời người. Tôi đã được gặp nhiều nhân viên phi thường trên khắp nước Mỹ. Tôi sẽ tiếp tục là người ủng hộ không mệt mỏi cho những con người làm việc chăm chỉ tại ICE. Tuy nhiên, vào cuối năm nay, tôi sẽ trở về nhà ở Richmond, Virginia để gần gia đình hơn".

Ông Pham chỉ lãnh đạo ICE một thời gian ngắn nhưng đã gây ra nhiều tranh cãi. Nổi bật nhất là việc ICE cho lắp đặt các bảng quảng cáo màu đen và đỏ đậm dọc theo tuyến đường đi qua bang Pennsylvania, khắc họa khuôn mặt của "những người vi phạm luật di trú đang bỏ trốn, có thể đe dọa sự an toàn của công chúng", như cơ quan này nói.

Các quan chức ICE hiện tại và trước đây, cũng như các chuyên gia pháp lý, cho rằng hành động thái này có động cơ chính trị.

Ông Pham và các quan chức Bộ An ninh Nội địa khác cũng bị chỉ trích sau khi tổ chức họp báo ở các bang dao động để thông báo kết quả các chiến dịch khu vực khác trước cuộc bầu cử tổng thống. Sau ngày 2/11, ICE tiếp tục gây xôn xao trên truyền thông, thông báo rằng hơn 150 người nhập cư trên khắp nước Mỹ đã bị bắt giữ trong chiến dịch nhắm vào những người được cho là đã cam kết sẽ rời đi nhưng không thực hiện.

Ông Pham cũng lãnh đạo một cơ quan đấu tranh ngăn chặn sự bùng phát Covid-19 trong các trung tâm giam giữ người nhập cư. Một số người có kết quả xét nghiệm dương tính với Covid-19 đã chết trong các cơ sở giam giữ của chính phủ trong năm nay.

Ông Pham đến Mỹ cùng gia đình vào năm 1975 và trở thành công dân Mỹ 10 năm sau đó. Ông theo học trường luật và trở thành công tố viên, xử lý các vụ việc liên quan đến ma túy, băng đảng và vũ khí. Ông cũng từng có thời gian làm việc tại một nhà tù ở bang Virginia.

Ý kiến bạn đọc
Chủ Nhật, 13 Tháng Mười Hai 20208:26 CH
Khách
Khong noi toi nguyen nhan nao ong Pham da tu chuc,nhung ong da lam nhung viec trong pham vi ,trach nhiem cua minh dung luat la dieu dang hoan nghenh. Cai o nay rat phat tai. chuyen khong co gi la ngac nhien van de tu chuc cua ong.Neu ong khong theo chung !
Chủ Nhật, 13 Tháng Mười Hai 20204:36 CH
Khách
Trích:" Nổi bật nhất là việc ICE cho lắp đặt các bảng quảng cáo màu đen và đỏ đậm dọc theo tuyến đường đi qua bang Pennsylvania, khắc họa khuôn mặt của "những người vi phạm luật di trú đang bỏ trốn, có thể đe dọa sự an toàn của công chúng"

Ông Phạm chỉ ôm chân NHÀ NƯỚC , sốt sắng, thẳng tay bài trừ tệ nạn di dân lậu .... nên lãnh đạn là điều tất nhiên . Người thức thời là người biết ôm chân ĐẢNG , là người nói theo ĐẢNG và làm theo ĐẢNG .
Đại diện ĐẢNG là nền truyền thông hiện giờ , từ TV cho đến báo chí dòng chính , MSM , đều một mực cúc cung tận tụy phục vụ , nói tốt về đảng , làm tốt cho đảng .

Mọi chuyện ngược lại , chẳng khác gì bẻ nạng chống trời ! Ông Phạm dám chống lại chuyện mở cửa biên giới , chống lại những người vi phạm luật di trú .... rõ ràng ông chống lại ĐẢNG , chống lại truyền thông của ĐẢNG !
Ông chỉ mất chức ,không mất mạng là may mắn , hồng phúc lắm rồi .

Trích:"Các quan chức ICE hiện tại và trước đây, cũng như các chuyên gia pháp lý, cho rằng hành động thái này có động cơ chính trị." Xin dịch qua văn cũ VNCH :
" Các viên chức ICE hiện tại và trước đây, cũng như các chuyên gia pháp lý , cho rằng hành động này có động cơ chính trị "

Thành thật mà nói , hành động đếch nào của con người mà không dính dáng đến chính trị ??? Từ ăn , ngủ , đ..., ị ..... ngay cả nói , cả thở ... đều liên hệ , gắn bó tới chính chị chính em ; chả thế mà NHÀ NƯỚC Mỹ có 1st Amendment , có luật về Air pollution để bảo vệ cái nói cái thở của người dân !
Vậy cái " động cơ chính trị " mà ông Phạm bị cột vào là động cơ gì ? Ai cột ? Chính trị gì ?
Đã bảo rồi , chỉ nói theo báo ĐẢNG , chỉ làm theo báo ĐẢNG, ông đừng lo hãy để ĐẢNG lo ; ông Phạm làm ngược , chơi ngược ... thì ráng mà đuổi gà cho vợ !!!!!
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Thứ Hai, 05 Tháng Hai 20187:00 CH
Các nhà khoa học đã khép lại nghiên cứu kéo dài nhiều thập kỷ qua về xác ướp bí ẩn được khai quật ở Thụy Sĩ của một phụ nữ qua đời từ thế kỷ XVIII
Thứ Sáu, 26 Tháng Giêng 20189:00 CH
Thay vì ngồi đối diện, trợ thủ kinh tế đắc lực của ông Tập Cận Bình đã chuyển lên ngồi bàn Chủ tich, ngay bên cạnh Phó Thủ tướng Trương Cao Lệ trong 1 hội nghị cấp cao.
Thứ Hai, 30 Tháng Mười 20179:19 SA
Thượng nghị sĩ John McCain mới đánh dấu dịp kỷ niệm 50 năm ngày ông bị bắt tại Việt Nam,
Thứ Hai, 30 Tháng Mười 20176:09 SA
Tổng thống Lyndon B. Johnson tin rằng người tiền nhiệm John F. Kennedy đứng đằng sau vụ ám sát cựu Tổng thống Việt Nam Cộng Hòa Ngô Đình Diệm vài tuần trước khi ông qua đời và vụ ám sát ông Kennedy là sự báo ứng,
Thứ Năm, 26 Tháng Mười 20175:21 CH
Mỹ hôm thứ Năm áp đặt các biện pháp chế tài đối với bảy cá nhân và ba thực thể Triều Tiên về điều mà Mỹ gọi là những vụ vi phạm nhân quyền nghiêm trọng, bao
Thứ Ba, 24 Tháng Mười 20178:27 CH
Cuộc đời của người được xem là có IQ cao nhất thế giới cho thấy chỉ số này không phải là yếu tố đảm bảo thành công.
Chủ Nhật, 22 Tháng Mười 201711:55 CH
Indonesia gửi một công hàm tới ngoại trưởng Mỹ và triệu tập phó đại sứ Hoa Kỳ ở Jakarta để yêu cầu giải thích lý do vì sao người đứng đầu quân đội nước này lại bị từ chối visa vào Mỹ.