CEO Microsoft một năm thu nhập bao nhiêu?

Thứ Sáu, 11 Tháng Chín 20205:00 SA(Xem: 2951)
CEO Microsoft một năm thu nhập bao nhiêu?

Thù lao trọn gói của Giám đốc điều hành (CEO) Steve Ballmer có giá trị khoảng 1,3 triệu USD cho năm tài chính 2007, năm mà Microsoft đạt mức lợi nhuận lên tới 14 tỷ USD.

Theo tài liệu công ty trình lên Uỷ ban Chứng khoán Mỹ (SEC) hôm thứ Sáu (21/9), trong năm tài chính kết thúc vào 30/6/2007, ông Ballmer đã nhận được 620 nghìn USD tiền lương và 650 nghìn USD tiền thưởng. Không như nhiều công ty công nghệ khác thường chi hàng triệu USD cho an ninh, đi lại và các bổng lộc khác cho người điều hành, Microsoft chi cho Ballmer một khoản khiêm tốn 6.750 USD tương xứng với kế hoạch về hưu 401 triệu USD của ông và khoảng 3.000 USD bảo hiểm nhân thọ, các thẻ hội viên câu lạc bộ thể thao.

Giám đốc điều hành (CEO) của Microsoft Steve Ballmer.

Theo tài liệu trình cho SEC, Microsoft cho biết ông Ballmer, hiện sở hữu khoảng 4,3% cổ phần của Microsoft, không nhận được thù lao từ tài sản (cổ phiếu). Ông cũng không có bất kỳ quyền chọn cổ phiếu nào hoặc bất kỳ phần thưởng từ cổ phiếu nào trong năm. Uỷ ban đền bù của Microsoft “tin rằng ông Ballmer được trả thấp hơn so với vai trò và thành quả của ông” trong công ty. So với trọn gói 61,2 triệu USD Oracle trả cho CEO Larry Ellison trong năm tài chính 2007, khoản thù lao của ông Ballmer chỉ là một góc “khiêm tốn”, nhưng xem ra ngang với CEO Jeff Bezos của Amazon.com (1,28 triệu USD).

Microsoft đã không nói Bill Gates, Chủ tịch hãng phần mềm lớn nhất thế giới này, được trả lương và các khoản tiền thưởng bao nhiêu trong năm. Gates, người nắm khoảng 9,3% cổ phần của Microsoft đã không nhận được bất kỳ thù lao nào dựa trên cổ phiếu. Uỷ ban Chứng khoán Mỹ yêu cầu các công ty báo cáo chi tiết thù lao của một nhóm các giám đốc điều hành được trả lương cao nhất và Microsoft nói lương và thưởng của Gates còn rớt xuống thấp hơn Ballmer, Giám đốc Tài chính Christopher Liddell và ba lãnh đạo khác của công ty.

Báo cáo của công ty cũng tiết lộ, tại cuộc họp hàng năm được sắp lịch vào ngày 13/11/2007, các cổ đông của Microsoft sẽ bỏ phiếu cho hai đề nghị. Thứ nhất, do ông William Thompson, kiểm soát tài chính thành phố New York, đã yêu cầu Microsoft thay đổi các thói quen kinh doanh của mình ở các nước mà ông đã mô tả như là “người độc đoán”. Đề nghị của ông yêu cầu Microsoft chấm dứt giữ dữ liệu có thể nhận diện cá nhân người sử dụng đang sống ở Trung Quốc, Iran, Ả rập Xê út và các nước khác; kiềm chế việc tặng hoặc đào tạo cho các cơ quan chính phủ ở những nước mà ông cho là phải hạn chế. Đề nghị thứ hai là Microsoft thành lập một uỷ ban về nhân quyền.

Ban giám đốc Microsoft đã khuyến nghị các cổ đông bỏ phiếu chống cả hai đề nghị nói trên, nhấn mạnh công ty nỗ lực thoát khỏi cả hai khu vực này.

Cổ phiếu của Microsoft đã tăng thêm 23 xu lên đến 28,65 USD khi kết thúc phiên giao dịch cuối cùng trên thị trường chứng khoán Mỹ vào thứ Sáu (21/9).

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Thứ Hai, 05 Tháng Hai 20187:00 CH
Các nhà khoa học đã khép lại nghiên cứu kéo dài nhiều thập kỷ qua về xác ướp bí ẩn được khai quật ở Thụy Sĩ của một phụ nữ qua đời từ thế kỷ XVIII
Thứ Sáu, 26 Tháng Giêng 20189:00 CH
Thay vì ngồi đối diện, trợ thủ kinh tế đắc lực của ông Tập Cận Bình đã chuyển lên ngồi bàn Chủ tich, ngay bên cạnh Phó Thủ tướng Trương Cao Lệ trong 1 hội nghị cấp cao.
Thứ Hai, 30 Tháng Mười 20179:19 SA
Thượng nghị sĩ John McCain mới đánh dấu dịp kỷ niệm 50 năm ngày ông bị bắt tại Việt Nam,
Thứ Hai, 30 Tháng Mười 20176:09 SA
Tổng thống Lyndon B. Johnson tin rằng người tiền nhiệm John F. Kennedy đứng đằng sau vụ ám sát cựu Tổng thống Việt Nam Cộng Hòa Ngô Đình Diệm vài tuần trước khi ông qua đời và vụ ám sát ông Kennedy là sự báo ứng,
Thứ Năm, 26 Tháng Mười 20175:21 CH
Mỹ hôm thứ Năm áp đặt các biện pháp chế tài đối với bảy cá nhân và ba thực thể Triều Tiên về điều mà Mỹ gọi là những vụ vi phạm nhân quyền nghiêm trọng, bao
Thứ Ba, 24 Tháng Mười 20178:27 CH
Cuộc đời của người được xem là có IQ cao nhất thế giới cho thấy chỉ số này không phải là yếu tố đảm bảo thành công.
Chủ Nhật, 22 Tháng Mười 201711:55 CH
Indonesia gửi một công hàm tới ngoại trưởng Mỹ và triệu tập phó đại sứ Hoa Kỳ ở Jakarta để yêu cầu giải thích lý do vì sao người đứng đầu quân đội nước này lại bị từ chối visa vào Mỹ.