Chọn Thái Anh Văn, người dân Đài Loan khẳng định bản sắc riêng với Trung Quốc

Thứ Hai, 13 Tháng Giêng 20206:00 CH(Xem: 4409)
Chọn Thái Anh Văn, người dân Đài Loan khẳng định bản sắc riêng với Trung Quốc
rfi.fr

Chọn Thái Anh Văn, người dân Đài Loan khẳng định bản sắc riêng với Trung Quốc

Minh Anh

Ngày 11/01/2020, đại đa số cử tri Đài Loan đã quyết định trao thêm cho bà Thái Anh Văn, thuộc đảng Dân Tiến, một nhiệm kỳ tổng thống mới. Thắng lợi vang dội này của bà còn là lời khẳng định của người dân Đài Loan rằng họ có một bản sắc khác biệt với Trung Hoa lục địa. Đây là một sự thay đổi quan điểm khó có thể được giới lãnh đạo Cộng Sản Trung Quốc chấp nhận.

Kết quả bầu tổng thống hôm thứ Bẩy, 11/01 tại Đài Loan là một cú tát thứ hai dành cho Tập Cận Bình, sau vố đau bầu cử địa phương tại Hồng Kông hồi cuối tháng 11/2019. Mọi nỗ lực của Bắc Kinh trong vòng bốn năm qua, nhằm hạ uy tín bà Thái Anh Văn bằng mọi thủ đoạn, từ « quyền lực mềm » cho đến « quyền lực cứng rắn » đều như « dã tràng xe cát ».

Tổng thống mãn nhiệm Thái Anh Văn về đầu với 57% lá phiếu ủng hộ trước đối thủ Hàn Quốc Du của Quốc Dân Đảng, chỉ được 39% phiếu bầu. Kết quả này cho thấy người dân Đài Loan chối bỏ mạnh mẽ xu hướng xích lại gần với Trung Quốc của Quốc Dân Đảng. Trước những gì đang diễn ra tại Hồng Kông, lời đề nghị vụng về « một đất nước, hai chế độ » mà ông Tập Cận Bình đưa ra hồi đầu năm, là không đáng tin cậy.

Theo bình luận của hãng tin Mỹ AP, Đài Loan thời hiện đại chẳng khác gì một cuộc nội chiến kéo dài giữa phe dân tộc chủ nghĩa của Tưởng Giới Thạch và phe cộng sản thời Mao Trạch Đông nhằm giành quyền kiểm soát Trung Quốc rộng lớn sau Đệ Nhị Thế Chiến. Năm 1949, Tưởng Giới Thạch bại trận đành phải chạy ra nương náu ở đảo Đài Loan, thành lập một chính phủ đối lập mà ông cai trị với bàn tay thép, hy vọng có ngày lấy lại cả nước Trung Hoa từ tay Cộng Sản.

Nếu như hy vọng đó nay không thể thực hiện, thì cùng với thời gian, giấc mơ của cố lãnh đạo họ Tưởng dần bị thay thế bởi một cảm giác ngày càng lớn mạnh : Đài Loan không phải là một phần của Trung Quốc, nhất là ở giới trẻ. Ngôi nhà Đài Loan được xem như là một thực thể khác biệt có hệ tư tưởng dân chủ riêng biệt và do vậy, người dân Đài Loan không muốn bị Trung Quốc và đảng Cộng Sản « nuốt chửng ».

Những gì xảy ra cho người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương, các cuộc biểu tình đòi dân chủ ở Hồng Kông kéo dài từ hơn 7 tháng qua … lại càng hun đúc mạnh mẽ hơn nữa tình cảm đó. Đây chính là lý do vì sao cử tri Đài Loan dồn phiếu cho bà Thái Anh Văn, như lời giải thích của ông Barthélemy Courmont, giáo sư trường đại học công giáo Lille, giáo sư hướng dẫn Viện Quan hệ Quốc tế và Chiến lược IRIS trên đài RFI ngày 12/01/2020 :

« Đơn giản vì trong mắt người dân Đài Loan, bà Thái Anh Văn có thể đại diện cho quốc gia và bản sắc của chính người dân Đài Loan ngày nay. Bà không chỉ có những phát biểu cứng rắn và rõ ràng đối với Bắc Kinh mà còn rất cấp tiến, chủ yếu trong lĩnh vực kinh tế, xã hội và nhiều vấn đề xã hội… ».

Đối với bà Thái Anh Văn, từ bao thập niên qua, Đài Loan vận hành như một Nhà nước độc lập, có Hiến Pháp và luật lệ riêng, có quân đội và chính sách đối ngoại riêng. Do vậy, bà từ chối tuân theo chính sách một nước Trung Hoa duy nhất và tìm cách thiết lập một mối quan hệ không chính thức với Hoa Kỳ, tuy không công nhận Đài Loan nhưng lại là nhà cung cấp trang thiết bị quân sự chính để phòng thủ chống Trung Quốc.

Câu hỏi đặt ra : Với thắng lợi của bà Thái Anh Văn hiện nay, vốn chủ trương giữ nguyên trạng (không hợp nhất, không độc lập) thì quan hệ giữa Đài Bắc và Bắc Kinh trong bốn năm tới đây sẽ ra sao ? Về điểm này, giới chuyên gia tại Pháp khẳng định, chừng nào Tập Cận Bình vẫn tại quyền, thì Trung Quốc sẽ không nới lỏng chính sách với Đài Loan. Chính quyền Bắc Kinh rất có thể sẽ tiếp tục gia tăng áp lực với Đài Bắc trong các lĩnh vực kinh tế hay quân sự.

Chỉ có điều như lưu ý của ông Jean-Yves Heurtebise, giáo sư trường đại học công giáo Fu-Jen tại Đài Bắc, với báo Les Echos, « cùng với Hồng Kông, chính sách giam cầm người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương, cuộc chiến thương mại với Hoa Kỳ và sự kháng cự của Việt Nam hay Indonesia tại Biển Đông, cuối cùng chính Trung Quốc mới bị cô lập trên trường quốc tế nhiều hơn là Đài Loan hiện nay ».

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Thứ Bảy, 18 Tháng Mười Một 20174:00 CH
Kỷ niệm lần thứ 100 cuộc Cách mạng tháng 10 Nga đã qua đi mấy ngày. Quan sát những hoạt động xảy ra trên thế giới về sự kiện này
Thứ Sáu, 17 Tháng Mười Một 20177:01 CH
Ông trùm mafia Salvatore 'Toto' Riina của Italia đã qua đời tại bệnh viện trong tù ở thành phố Parma sau khi bị ung thư, hưởng thọ 87 tuổi.
Thứ Sáu, 17 Tháng Mười Một 20177:00 SA
Bộ phim mới của tác giả series phim The Thick of It, In the Loop và Veep được đánh giá bốn sao, Caryn James cho điểm.
Thứ Sáu, 17 Tháng Mười Một 20174:49 SA
Lãnh đạo độc đoán và không vì dân, ông Mugabe đã đẩy đất nước Zimbabwe từ chỗ là vựa lúa mì của châu Phi trở thành một đất nước nghèo đói và bất hạnh.
Thứ Tư, 15 Tháng Mười Một 20176:00 SA
Đệ nhất phu nhân Mỹ Melania Trump hôm qua bay từ Bắc Kinh tới Alaska, nơi bà gặp gỡ các gia đình quân nhân
Thứ Tư, 15 Tháng Mười Một 20171:30 SA
Khắp nơi đang bàn tán về bức ảnh Thủ tướng Úc Malcolm Turnbull chụp và sau đó đăng trên Twitter của ông. Nhiều người đã phân tích, tôi chỉ xin góp thêm một hai ý về bang giao quốc tế.
Thứ Ba, 14 Tháng Mười Một 201710:00 CH
Trong khi các nhà lãnh đạo Việt Nam, áo quần bảnh bao, đứng xếp hàng tưởng niệm Lénine (Lenin) và công đức của cuộc cách mạng tháng Mườ
Thứ Ba, 14 Tháng Mười Một 20171:00 SA
Tờ Economist cho rằng Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đang tập trung sức mạnh mà đỉnh điểm là tại Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) sắp tới
Thứ Hai, 13 Tháng Mười Một 20171:30 SA
Mọi so sánh đều khập khiễng nhưng tôi cho rằng, hai nhân vật nổi trội nhất APEC lần này là Tuấn (Trương Minh) & Trump.
Chủ Nhật, 12 Tháng Mười Một 201710:00 CH
Ngoài chống tham nhũng, thái tử bin Salman sẽ cố gắng đạt được những thành tựu khác để xứng đáng với cương vị và nghĩa vụ với người dân và hoàng tộc Ả Rập Saudi - theo Politico