Bé gái phát hiện lời kêu cứu trong thiệp Giáng sinh ( Coi chừng Tầu cộng sai Tô Lâm bắt cóc Bé đem về TQ )

Thứ Hai, 23 Tháng Mười Hai 20196:00 CH(Xem: 4717)
Bé gái phát hiện lời kêu cứu trong thiệp Giáng sinh ( Coi chừng Tầu cộng sai Tô Lâm bắt cóc Bé đem về TQ )

AnhFlorence Widdicombe, 6 tuổi, phát hiện lời kêu cứu từ những người xưng là tù nhân bị cưỡng ép lao động ở Trung Quốc trong một tấm thiệp Giáng sinh. 

Florence Widdicombe cho hay cô bé phát hiện lời nhắn bất ngờ này trên một tấm thiệp mua ở Tesco, một trong những chuỗi siêu thị hàng đầu nước Anh, tại London.

"Chúng cháu mở những tấm thiệp cách đây một tuần và đang viết ở cái thứ 6 hay 8 gì đó thì thấy có người đã viết lên nó", cô bé kể hôm qua. 

Dòng chữ trên tấm thiệp in hình con mèo đội mũ ông già Noel có nội dung: "Chúng tôi là tù nhân nước ngoài ở nhà tù Qingpu Thượng Hải, Trung Quốc, bị cưỡng ép lao động. Xin hãy giúp chúng tôi và thông báo cho tổ chức nhân quyền". 

Người viết còn đề nghị ai đọc được lời nhắn hãy liên lạc với Peter Humphrey, cựu nhà báo và nhà điều tra về gian lận trong kinh doanh của Anh.

Florence cho biết "cảm thấy sốc" và "buồn" khi được nghe bố mẹ giải thích về nội dung của lời nhắn. Cha của cô bé, Ben Widdicombe, nói rằng ban đầu anh nghi ngờ đây chỉ là một trò đùa. 

"Nhưng khi ngẫm lại, chúng tôi nhận ra đó có thể là một sự việc nghiêm trọng", Ben nói và cho hay đã liên lạc với ông Humphrey qua mạng xã hội LinkedIn như được đề nghị.

Bé Florence Widdicombe và tấm thiệp Giáng sinh có lời kêu cứu. Ảnh: AP

Bé Florence Widdicombe và tấm thiệp Giáng sinh có lời kêu cứu. Ảnh: AP

Hôm qua, Tesco thông báo đã dừng hợp tác và mở cuộc điều tra với Nhà máy In Yunguang Chiết Giang, Trung Quốc, nơi được thuê sản xuất những tấm thiệp Giáng sinh trên. 

"Chúng tôi phản đối việc sử dụng lao động tù nhân và sẽ không bao giờ cho phép điều đó trong chuỗi cung ứng của chúng tôi", thông cáo của Tesco có đoạn. 

Tesco cho biết thêm rằng họ không phát hiện dấu hiệu nào về việc sử dụng lao động tù nhân trong các cuộc kiểm kê sản phẩm trước đây và khẳng định sẽ "hủy ngay lập tức, vĩnh viễn" bất kỳ nhà cung cấp nào vi phạm quy tắc.

Cựu nhà báo Humphrey đã viết lại câu chuyện trên tờ Sunday Times, nói rằng ông không biết danh tính hay quốc tịch của những tù nhân đã viết tin nhắn trên thiệp. Tuy nhiên, ông chắc chắn họ là những tù nhân tại nhà tù Qingpu có quen biết ông. Humphrey cũng từng bị giam tại đây 23 tháng với cáo buộc thu thập trái phép hồ sơ cá nhân của công dân Trung Quốc để bán thông tin cho một số khách hàng. Ông bị trục xuất khỏi Trung Quốc sau khi được thả ra vào tháng 6/2015. 

Humphrey đã liên lạc với "mạng lưới không chính thức của các cựu tù nhân" và được xác nhận rằng những tù nhân nước ngoài ở Qingpu đang bị buộc làm các công việc lắp ráp và đóng gói.

"Họ đã đóng gói thiệp Giáng sinh và cả thẻ quà tặng cho Tesco ít nhất 2 năm nay", một cựu tù nhân đang sống ở Anh sau khi được thả khỏi Qingpu năm ngoái, cho hay.

Nhà máy In Yunguang Chiết Giang nằm cách nhà tù Qingpu Thượng Hải khoảng 100 km. Trên trang web, công ty này cho biết chuyên in thiệp và sách cho các hãng thực phẩm và dược phẩm. Khi gọi đến đường dây nóng của công ty hôm nay, một nữ nhân viên nói rằng cô không biết gì về những thông tin trên báo chí hay bình luận của phía Tesco và từ chối cung cấp danh tính của mình. Công ty cũng không phản hồi những email của báo chí.

Bộ Ngoại giao Trung Quốc hôm nay bác bỏ cáo buộc trên là "bịa đặt".

"Sau khi xác minh từ các cơ quan liên quan, tôi có thể nói với các bạn một cách có trách nhiệm rằng nhà tù Qingpu Thượng Hải không hề cưỡng ép lao động với các tù nhân nước ngoài", phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng nói trong cuộc họp báo thường kỳ ở Bắc Kinh.

Ông Cảnh cũng chỉ trích cựu nhà báo Humphrey và cho rằng ông đã "sáng tạo ra một trò hề" để "cường điệu hóa bản thân". 

Đây không phải là lần đầu tiên các tù nhân Trung Quốc gửi lời nhắn ra ngoài qua những sản phẩm dành cho thị trường phương Tây. Năm 2012, bà Julie Keith ở bang Oregon, Mỹ, phát hiện lời kêu cứu từ một tù nhân trong những món đồ trang trí Halloween. 

Năm 2014, Karen Wisinska ở Bắc Ireland cũng tìm thấy một mẩu giấy trong chiếc quần dài của Primark viết rằng: "Công việc của chúng tôi trong nhà tù là sản xuất quần áo thời trang để xuất khẩu. Chúng tôi làm việc 15 giờ một ngày và đồ ăn của chúng tôi thậm chí không bằng đồ ăn của chó hay lợn".

Anh Ngọc (Theo BBC, Reuters, AFP)

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Thứ Hai, 05 Tháng Hai 20187:00 CH
Các nhà khoa học đã khép lại nghiên cứu kéo dài nhiều thập kỷ qua về xác ướp bí ẩn được khai quật ở Thụy Sĩ của một phụ nữ qua đời từ thế kỷ XVIII
Thứ Sáu, 26 Tháng Giêng 20189:00 CH
Thay vì ngồi đối diện, trợ thủ kinh tế đắc lực của ông Tập Cận Bình đã chuyển lên ngồi bàn Chủ tich, ngay bên cạnh Phó Thủ tướng Trương Cao Lệ trong 1 hội nghị cấp cao.
Thứ Hai, 30 Tháng Mười 20179:19 SA
Thượng nghị sĩ John McCain mới đánh dấu dịp kỷ niệm 50 năm ngày ông bị bắt tại Việt Nam,
Thứ Hai, 30 Tháng Mười 20176:09 SA
Tổng thống Lyndon B. Johnson tin rằng người tiền nhiệm John F. Kennedy đứng đằng sau vụ ám sát cựu Tổng thống Việt Nam Cộng Hòa Ngô Đình Diệm vài tuần trước khi ông qua đời và vụ ám sát ông Kennedy là sự báo ứng,
Thứ Năm, 26 Tháng Mười 20175:21 CH
Mỹ hôm thứ Năm áp đặt các biện pháp chế tài đối với bảy cá nhân và ba thực thể Triều Tiên về điều mà Mỹ gọi là những vụ vi phạm nhân quyền nghiêm trọng, bao
Thứ Ba, 24 Tháng Mười 20178:27 CH
Cuộc đời của người được xem là có IQ cao nhất thế giới cho thấy chỉ số này không phải là yếu tố đảm bảo thành công.
Chủ Nhật, 22 Tháng Mười 201711:55 CH
Indonesia gửi một công hàm tới ngoại trưởng Mỹ và triệu tập phó đại sứ Hoa Kỳ ở Jakarta để yêu cầu giải thích lý do vì sao người đứng đầu quân đội nước này lại bị từ chối visa vào Mỹ.