Cái chỉ tay của Chủ tịch Hạ viện Mỹ và bức ảnh gây xôn xao dư luận: "Mọi con đường đều dẫn tới Putin!"

Thứ Sáu, 18 Tháng Mười 20196:00 CH(Xem: 7083)
Cái chỉ tay của Chủ tịch Hạ viện Mỹ và bức ảnh gây xôn xao dư luận: "Mọi con đường đều dẫn tới Putin!"

Cái chỉ tay của Chủ tịch Hạ viện Mỹ và bức ảnh gây xôn xao dư luận: 'Mọi con đường đều dẫn tới Putin!'


Ngày hôm qua (17/10), Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi đã trả lời báo chí về thông điệp bà đưa ra khi đứng chỉ tay vào mặt tổng thống Mỹ Donald Trump. Bà Pelosi cho rằng: "Vào thời điểm đó, có lẽ tôi đang nói 'Mọi con đường đều dẫn tới Putin'".

Được biết, trước đó bức ảnh bà Pelosi đứng giữa bàn họp, chỉ tay vào ông Trump đã được lan truyền mạnh trên mạng xã hội Mỹ sau khi ông Trump đăng ảnh này lên với dòng ghi chú: "Sự suy sụp mất kiểm soát của bà Nancy!".

Tuy vậy, bà Pelosi dường như không tỏ ra "nao núng", ngay lập tức đặt ảnh này làm cover trên trang Twitter cá nhân. Cũng theo bức ảnh, bà Pelosi là người phụ nữ duy nhất có mặt tại bàn họp, cũng là người duy nhất đang đứng trong khi các quan chức khác ngồi.

Do sự tương phản sắc nét, hình ảnh đã được cư dân mạng chế lại thành nhiều phiên bản khác nhau.Lâu nay, bà Pelosi đã tỏ ra nghi ngờ về mối quan hệ giữa ông Trump và tổng thống Nga Vladimir Putin. Cuộc điều tra ông Trump của đảng Dân chủ đã tập trung vào vai trò của tổng thống Trump đối với sự can thiệp của Nga vào bầu cử Mỹ năm 2016.

Cuộc điều tra luận tội sau đó đã hướng sang việc tìm hiểu thỏa thuận của ông Trump với Ukraine - nhưng vụ việc này vẫn có mối liên quan với Nga. Cộng đồng tình báo Mỹ kết luận rằng Moskva đã đứng đằng sau các cuộc tấn công mạng hồi năm 2016.

Cái chỉ tay của Chủ tịch Hạ viện Mỹ và bức ảnh gây xôn xao dư luận: Mọi con đường đều dẫn tới Putin! - Ảnh 2.

Bức ảnh được ông Trump đăng tải để chỉ trích bà Pelosi.

Hôm 16/10, Nhà Trắng đã tổ chức cuộc họp để thảo luận về quyết định rút lính Mỹ khỏi đông bắc Syria của ông Trump, bỏ lại những người Kurd đã sát cánh cùng Mỹ chống lại IS trong nhiều năm qua. Việc Mỹ rút lui vô tình tạo điều kiện cho Thổ Nhĩ Kỳ thực hiện cuộc tấn công vũ bão nhằm vào vùng biên giới Syria, nơi người Kurd sinh sống.

"Chuyện đó chẳng liên quan gì tới chúng ta cả," ông Trump tuyên bố và phủ nhận rằng mâu thuẫn sẽ xảy ra khi Mỹ rút lui.

Cuộc họp ngày 16/10 được Nhà Trắng tổ chức chỉ vài giờ sau khi Hạ viện Mỹ thông qua nghị quyết lên án quyết định rút lính Mỹ khỏi Syria của ông Trump. Số phiếu thu được sau biểu quyết là 354 phiếu thuận - 60 phiếu chống, một trong những trường hợp hiếm hoi các nghị sĩ đảng Cộng hòa quay lưng lại với ông Trump.

Bà Pelosi cung cấp thêm một số thông tin về cuộc họp nói trên, cho biết bà nói với ông Trump rằng ông đã phá vỡ lời hứa đem lính Mỹ trở về nhà bởi Lầu Năm Góc cho biết sẽ đem hàng nghìn lính Mỹ tới Ả Rập Saudi.

"Nếu tổng thống nói rằng: 'Tôi sẽ đưa lính Mỹ trở về nhà," vậy Ả Rập Saudi là nhà à?" - bà Pelosi gay gắt. "Kế hoạch chiến đấu với IS là như thế nào sau khi chúng ta từ bỏ mối quan hệ đồng minh với người Kurd, những người đã sát cánh cùng Mỹ trong thời gian qua?"

Ý kiến bạn đọc
Thứ Bảy, 19 Tháng Mười 20196:43 SA
Khách
Một sự phản đối không dựa trên căn bản đối tác đúng đắn của đám lãnh đạo thuộc đảng Dân Chủ ngu xuẩn chỉ vì ghét Trump. Người Kurds không phải là đồng mình quân sự của Mỹ. Trong việc hợp tác với Mỹ dẹp quân hồi giáo bạo lực ISIS chiếm đóng một phần lãnh thổ Iraq và Syria bao gồm liên quân kháng chiến chống chính quyền Syria, do nhiều nhóm hồi giáo ôn hòa và người Kurds không quốc gia, bản địa của họ một phần ở đông bắc Thổ, bắc Syria và Iraq, hay tây bắc Iran. Sau khi tiêu diệt ISIS các nhóm kháng chiến rút về nhiều bản địa xuất phát, trong đó nhóm người Kurds cư trú phía Bắc Syria tiếp tục hỗ trợ cho bộ tộc người Kurds sống ở Thổ, đòi tách rời lập quốc gia tự trị, khiến chính quyền Thổ muốn tiêu diệt, không tuân thủ thỏa hiệp ngừng bắn cam kết giữa Mỹ, Nga, Tàu, Syria, Iran và Thổ. Năm 2016 Mỹ kêu gọi các phe ngừng bắn và hợp tác tiêu diệt kẻ thù nguy hiểm là ISIS với sự hỗ trợ của cả Nga, Thổ, Iran và liên quân chống chính phủ Syria, như vậy không thể gọi các lực lượng này là đồng minh của Mỹ. Đồng minh hợp pháp của Mỹ là Thổ vì Thổ là thành viên của NATO đồng minh của Mỹ. Trump rút quân, gởi thư kêu gọi đồng minh Thổ tôn trọng thỏa hiệp ngừng bắn và để người Kurds điều đình về một thể chế chính phủ Syria đa thành phần là sự khôn ngoan hợp lý của Trump. Rút quân đưa về Saudi Arabia (nơi an toàn) như các căn cứ khác như Qatar, Đức , Ý , Balan thì được coi là "nhà". Cớ sao bắt bẻ chữ "Nhà " mà chính mình sai chữ "đồng minh", cũng như trước đây đã từng bắt bẻ chữ "xây tường" để không thông qua dự luật cấp tiền "xây hàng rào" biên giới chống nhập cư lậu, Thế mà Trump cũng xây xong hợp pháp, để chứng tỏ Đảng Dân Chủ chỉ là nhóm đa số .. lưu manh phá cho hôi chính quyền. Ngày xưa chúng kêu rút khỏi Việt Nam trao 25 triệu người cho Công Sản, ngày nay chúng kêu phải ở lại bảo vệ vài ngàn người Kurds vì sự đe dọa của nước đồng minh với mình. Thật là quái chiêu.
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Thứ Hai, 05 Tháng Hai 20187:00 CH
Các nhà khoa học đã khép lại nghiên cứu kéo dài nhiều thập kỷ qua về xác ướp bí ẩn được khai quật ở Thụy Sĩ của một phụ nữ qua đời từ thế kỷ XVIII
Thứ Sáu, 26 Tháng Giêng 20189:00 CH
Thay vì ngồi đối diện, trợ thủ kinh tế đắc lực của ông Tập Cận Bình đã chuyển lên ngồi bàn Chủ tich, ngay bên cạnh Phó Thủ tướng Trương Cao Lệ trong 1 hội nghị cấp cao.
Thứ Hai, 30 Tháng Mười 20179:19 SA
Thượng nghị sĩ John McCain mới đánh dấu dịp kỷ niệm 50 năm ngày ông bị bắt tại Việt Nam,
Thứ Hai, 30 Tháng Mười 20176:09 SA
Tổng thống Lyndon B. Johnson tin rằng người tiền nhiệm John F. Kennedy đứng đằng sau vụ ám sát cựu Tổng thống Việt Nam Cộng Hòa Ngô Đình Diệm vài tuần trước khi ông qua đời và vụ ám sát ông Kennedy là sự báo ứng,
Thứ Năm, 26 Tháng Mười 20175:21 CH
Mỹ hôm thứ Năm áp đặt các biện pháp chế tài đối với bảy cá nhân và ba thực thể Triều Tiên về điều mà Mỹ gọi là những vụ vi phạm nhân quyền nghiêm trọng, bao
Thứ Ba, 24 Tháng Mười 20178:27 CH
Cuộc đời của người được xem là có IQ cao nhất thế giới cho thấy chỉ số này không phải là yếu tố đảm bảo thành công.
Chủ Nhật, 22 Tháng Mười 201711:55 CH
Indonesia gửi một công hàm tới ngoại trưởng Mỹ và triệu tập phó đại sứ Hoa Kỳ ở Jakarta để yêu cầu giải thích lý do vì sao người đứng đầu quân đội nước này lại bị từ chối visa vào Mỹ.