Mỹ chế tài những đối tượng vi phạm nhân quyền, tham nhũng ( Sao không có Vẹm Gộc như Trọng Lì, như Tô Lâm...)

Thứ Năm, 21 Tháng Mười Hai 201711:30 CH(Xem: 5760)
Mỹ chế tài những đối tượng vi phạm nhân quyền, tham nhũng ( Sao không có Vẹm Gộc như Trọng Lì, như Tô Lâm...)

Tướng Maung Maung Soe cầm đầu cuộc đàn áp tàn bạo trong năm nay nhắm vào người thiểu số Hồi giáo Rohingya ở bang Rakhine của Myanmar.

Mỹ hôm thứ Năm đã áp đặt chế tài lên 13 "đối tượng vi phạm nhân quyền nghiêm trọng và những tác nhân tham nhũng" bao gồm tướng Maung Maung Soe của Myanmar, người cầm đầu cuộc đàn áp tàn bạo trong năm nay nhắm vào người thiểu số Hồi giáo Rohingya.

Chính phủ Mỹ, áp dụng những hình phạt này lần đầu tiên theo một luật thông qua vào năm ngoái, cũng nhắm mục tiêu vào 39 cá nhân và thực thể khác bằng những chế tài phong tỏa tài sản của họ thuộc thẩm quyền pháp lý của Mỹ, cấm hầu hết người Mỹ giao dịch với họ và phần lớn cô lập họ khỏi hệ thống tài chính toàn cầu.

Bộ Tài chính Mỹ cho biết những người bị chế tài bao gồm Benjamin Bol Mel, người từng làm cố vấn cho Tổng thống Nam Sudan Salva Kiir và bị nghi là được biệt đãi trong các hợp đồng chính phủ. Danh sách này cũng bao gồm cựu lãnh đạo Gambia Yahya Jammeh, bị cáo buộc vi phạm nhân quyền và tham nhũng, và tỉ phú Israel Dan Gertler, bị cáo buộc sử dụng mối quan hệ bằng hữu của ông ta với Tổng thống Cộng hòa Dân chủ Congo Joseph Kabila để giành những những thỏa thuận khai khoáng được ưu đãi.

"Chúng ta phải lãnh đạo bằng hành động của chính mình, và loan báo chế tài hôm nay chứng tỏ Mỹ sẽ tiếp tục theo đuổi những hậu quả hữu hình và đáng kể đối với những người vi phạm nhân quyền nghiêm trọng và dính líu tới tham nhũng," Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson nói trong một tuyên bố.

Đây là những chế tài đầu tiên được áp đặt theo luật của Mỹ gọi là Đạo luật Giải trình Trách nhiệm Nhân quyền Magnitsky Toàn cầu.

Reuters cho biết phát ngôn viên của chính phủ Myanmar không hồi đáp ngay lập tức yêu cầu bình luận về chế tài của Mỹ nhắm vào ông Maung Maung Soe.

Quân đội Myanmar trấn áp người Hồi giáo Rohingya ở bang Rakhine sau những vụ tấn công ngày 25 tháng 8 của những phần tử chủ chiến người Rohingya nhắm vào một căn cứ quân sự và các đồn cảnh sát. Ông Maung Maung Soe phụ trách một chiến dịch quân sự đã khiến hơn 650.000 người Rohingya tháo chạy sang Bangladesh.

Ngày 22 tháng 11, Mỹ gọi chiến dịch quân sự của Myanmar nhắm vào người Rohingya là "thanh lọc sắc tộc" và đe dọa áp đặt những chế tài nhắm mục tiêu vào những người chịu trách nhiệm.

Bộ Ngoại giao Mỹ nói Mỹ đã "kiểm tra các bằng chứng đáng tin cậy về các hoạt động của Maung Maung Soe, bao gồm các cáo buộc đối với lực lượng an ninh Miến Điện về các vụ giết người ngoài vòng pháp luật, bạo lực tình dục và bắt giữ tùy tiện cũng như việc phóng hỏa làng mạc ở khắp nơi."

Quân đội Myanmar tháng trước công bố một báo cáo phủ nhận mọi cáo buộc hãm hiếp và giết người do lực lượng an ninh gây ra. Ông Maung Maung Soe được thuyên chuyển công tác vài ngày trước đó và không có lý do nào được đưa ra.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Thứ Hai, 05 Tháng Hai 20187:00 CH
Các nhà khoa học đã khép lại nghiên cứu kéo dài nhiều thập kỷ qua về xác ướp bí ẩn được khai quật ở Thụy Sĩ của một phụ nữ qua đời từ thế kỷ XVIII
Thứ Sáu, 26 Tháng Giêng 20189:00 CH
Thay vì ngồi đối diện, trợ thủ kinh tế đắc lực của ông Tập Cận Bình đã chuyển lên ngồi bàn Chủ tich, ngay bên cạnh Phó Thủ tướng Trương Cao Lệ trong 1 hội nghị cấp cao.
Thứ Hai, 30 Tháng Mười 20179:19 SA
Thượng nghị sĩ John McCain mới đánh dấu dịp kỷ niệm 50 năm ngày ông bị bắt tại Việt Nam,
Thứ Hai, 30 Tháng Mười 20176:09 SA
Tổng thống Lyndon B. Johnson tin rằng người tiền nhiệm John F. Kennedy đứng đằng sau vụ ám sát cựu Tổng thống Việt Nam Cộng Hòa Ngô Đình Diệm vài tuần trước khi ông qua đời và vụ ám sát ông Kennedy là sự báo ứng,
Thứ Năm, 26 Tháng Mười 20175:21 CH
Mỹ hôm thứ Năm áp đặt các biện pháp chế tài đối với bảy cá nhân và ba thực thể Triều Tiên về điều mà Mỹ gọi là những vụ vi phạm nhân quyền nghiêm trọng, bao
Thứ Ba, 24 Tháng Mười 20178:27 CH
Cuộc đời của người được xem là có IQ cao nhất thế giới cho thấy chỉ số này không phải là yếu tố đảm bảo thành công.
Chủ Nhật, 22 Tháng Mười 201711:55 CH
Indonesia gửi một công hàm tới ngoại trưởng Mỹ và triệu tập phó đại sứ Hoa Kỳ ở Jakarta để yêu cầu giải thích lý do vì sao người đứng đầu quân đội nước này lại bị từ chối visa vào Mỹ.