Vì sao không ai muốn lãnh đạo bộ quốc phòng dưới quyền ông Trump?

Thứ Tư, 27 Tháng Hai 20195:00 SA(Xem: 7550)
Vì sao không ai muốn lãnh đạo bộ quốc phòng dưới quyền ông Trump?

Tìm kiếm được một nhân vật mà cả Tổng thống Donald Trump và Thượng viện ưng ý thay thế hẳn cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis là việc không dễ dàng.

Tạp chí Foreign Policy dẫn lời một số nguồn tin cho biết, trong những tháng gần đây, ít nhất 4 ứng viên tiềm năng được tiếp cận cho vị trí lãnh đạo Lầu Năm Góc đều tỏ ra ngần ngại.

Vì sao không ai muốn lãnh đạo bộ quốc phòng dưới quyền ông Trump?
Tổng thống Donald Trump và Bộ trưởng Quốc phòng James Mattis tại Nhà Trắng tháng 10/2018. (Ảnh: AP)

Danh sách này bao gồm Thượng nghị sĩ Lindsey Graham, Thượng nghị sĩ Tom Cotton và cựu Thượng nghị sĩ Jon Kyl, tất cả đều là người của đảng Cộng hòa. Tướng về hưu Jack Keane, Phó tham mưu trưởng Lục quân Mỹ, cũng đã tự đưa mình khỏi danh sách cất nhắc.

Họ có lý do của mình, một phần là độ khó của công việc đảm trách. Nhưng các nguồn tin nhận định, tất cả dường như gắn với tính cách của vị Tổng tư lệnh Mỹ.

"Những hy sinh liên quan đến ngôi vị Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ đã ngăn cản hầu hết các ứng viên đủ năng lực", Loren Thompson thuộc tổ chức cố vấn Viện Lexington nhận xét, nêu cụ thể vấn đề lương thấp mà không biết trước tương lai dài lâu ra sao. "Tính hay thay đổi của Tổng thống càng khiến cho các nhược điểm xấu thêm".

Các quan chức Mỹ nói với báo Foreign Policy rằng, lựa chọn đầu tiên của Tổng thống Trump là Patrick Shanahan. Ông Shanahan là cấp phó của ông Mattis và hiện đang giữ vai trò quyền Bộ trưởng Quốc phòng.

Theo các nguồn tin, Shanahan sở hữu những phẩm chất quan trọng nhất với Tổng thống và các cố vấn cấp cao của ông, Cố vấn An ninh quốc gia John Bolton và Ngoại trưởng Mike Pompeo: trung thành và tuân thủ.

"Pompeo, Bolton, [quyền Chánh văn phòng Nhà Trắng Mick] Mulvaney thích Shanahan, bởi vì ông ấy không có kinh nghiệm chính sách và cũng không phản đối họ", một cựu quan chức cấp cao Mỹ đánh giá. "Nhà Trắng hài lòng khi giữ cho Shanahan tạm quyền. Với ông ấy ở vị trí lãnh đạo thì không có cơ hội cho bất kỳ sự phản đối nào từ Bộ Quốc phòng".

Nhưng các nguồn tin cho rằng, việc chỉ định ông Shanahan vào chiếc ghế Bộ trưởng Quốc phòng lâu dài - vốn cần phải được Thượng viện chấp thuận - nhiều khả năng sẽ gặp trở ngại từ Đồi Capitol. Nhiều nhà lập pháp đã lên tiếng chỉ trích ông Shanahan trong hội nghị an ninh Munich cuối tuần qua, theo một quan chức cấp cao của chính phủ Mỹ.

Khi Shanahan xác nhận với Thượng nghị sĩ  Graham rằng ông sẽ xúc tiến kế hoạch rút quân Mỹ khỏi Syria - một quyết định khiến tướng Mattis từ chức, Graham đã đáp lời: "Tôi từng là một người ủng hộ. Giờ tôi là một đối thủ".

Theo một quan chức cấp cao, tại hội nghị, Graham nói với một số đại biểu tham dự rằng ông sẽ cố một lần nữa thuyết phục Jack Keane nhận chức Bộ trưởng Quốc phòng.

Đây không phải lần đầu các nhà lập pháp chỉ trích Shanahan. Thượng nghị sĩ Cộng hòa John McCain – người từng giữ chức Chủ tịch Ủy ban Quân vụ Thượng viện Mỹ cho đến khi qua đời năm ngoái - từng chế giễu vị cựu giám đốc Boeing và gần như phong tỏa việc phê chuẩn ông là Thứ trưởng Quốc phòng.

Thượng nghị sĩ James Inhofe, người kế nhiệm McCain, thì chê Shanathan là không khiêm tốn như người tiền nhiệm và tỏ ý không tin Tổng thống sẽ bổ nhiệm ông này giữ một vai trò lâu dài trong Nội các.

"Chúng ta cần một vị Bộ trưởng Quốc phòng, và tôi đoán chúng ta sẽ tìm được", ông Inhofe nói với các phóng viên tại môt sự kiện ở Đồi Capitol ngày 12/2.

Bản thân Shanahan có vẻ như rất muốn làm lãnh đạo Lầu Năm Góc. Trong một chuyến công du gần đây tới Trung Đông và châu Âu, ông nói với các phóng viên rằng mình "hạnh phúc khi phụng sự đất nước trong bất kỳ khả năng nào mà Tổng thống yêu cầu tôi thực hiện".

Các gương mặt nổi trội khác cũng có lý do riêng.

Tom Cotton được cho là không muốn từ bỏ vị trí quyền lực của ông ở Thượng viện, đặc biệt là lại dưới quyền một Tổng thống mà có thể không giành được thêm một nhiệm kỳ nữa. Thượng nghị sĩ bang Arkansas này có thể cảm thấy rằng làm lãnh đạo Lầu Năm Góc có thể sẽ ảnh hưởng đến tham vọng trở thành Tổng thống của chính ông.

Thanh Hảo 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Thứ Ba, 07 Tháng Mười Một 20177:30 SA
Không nhiều người biết, lúc cụ bà Hoàng Thị Minh Hồ, quả phụ của nhà tư sản yêu nước Trịnh Văn Bô, qua đời, nỗi buồn sâu thẳm trong lòng vẫn chưa được khơi thông, thậm chí còn là nỗi buồn nhân đôi!
Thứ Ba, 07 Tháng Mười Một 20173:00 SA
Về Châu Á, Courrier International, trích dẫn bài viết trên tờ Minh Báo ở Hồng Kông đã thắc mắc đặt câu hỏi « Tập Cận Bình tỏa sáng nhưng đến bao giờ ? »
Thứ Hai, 06 Tháng Mười Một 20174:00 CH
Nhưng TC thất bại vì chế độ chánh trị độc tài đảng trị toàn diện. Rất ít người Hoa Kiều trở về TC sinh sống. Trái lại số người TQ tìm cách ra hải ngoại quá nhiều
Thứ Hai, 06 Tháng Mười Một 20173:00 CH
Các nữ chính trị gia tiếp tục thống lĩnh danh sách 100 Phụ nữ Quyền lực Nhất Thế giới năm 2017 của tạp chí Forbes
Thứ Hai, 06 Tháng Mười Một 20172:00 CH
Ông Trương Minh Tuấn này khoe rằng “Việt Nam có 1045 cơ quan báo chí, phát thanh, truyền hình, trong đó 849 báo chí in và 196 báo chí điện tử
Chủ Nhật, 05 Tháng Mười Một 20175:00 CH
Những Con Chiên của Chúa hãy đọc lại lời nói của Linh Mục Nguyễn Đình Thục và tự quyết định cho mình một con đường giữa : SỐNG va CHẾT.
Chủ Nhật, 05 Tháng Mười Một 20175:29 SA
Cựu tổng thống Hoa Kỳ George Bush Sr (hay Bush cha) đã xác nhận ông bỏ phiếu cho ứng viên đảng Dân chủ Hillary Clinton trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2016, và gọi Donald Trump
Chủ Nhật, 05 Tháng Mười Một 20175:00 SA
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã đặt bàn tại một nhà hàng bít tết danh tiếng ở Tokyo theo sở thích ẩm thực của Tổng thống Donald Trump.
Thứ Bảy, 04 Tháng Mười Một 20176:00 SA
Khi Myanmar bầu chọn đảng của Daw (dì/bà -tiếng Myanmar) Aung San Suu Kyi lên nắm quyền, bà ta đã được tung hô gần giống như một vị thánh chính trị,
Thứ Bảy, 04 Tháng Mười Một 20175:30 SA
Tập Cận Bình, Tổng bí thư kiêm Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung hoa sắp sang Việt Nam dự cuộc họp APEC - Hội nghị kinh tế châu Á Thái Bình Dương.