Nga: Uy tín của tổng thống Putin tuột dốc không phanh ( Không sao... Trump vưà cứu Putin bằng việc rút quân khỏi Syria )

Thứ Năm, 20 Tháng Mười Hai 20186:13 SA(Xem: 5646)
Nga: Uy tín của tổng thống Putin tuột dốc không phanh ( Không sao... Trump vưà cứu Putin bằng việc rút quân khỏi Syria )
mediaTổng thống Nga Vladimir Putin tại cuộc họp báo thường niên tại Mátxcơva (Nga) ngày 20/12/2018.REUTERS/Maxim Shemetov

Tổng thống Nga mở cuộc họp báo trước 1700 phóng viên Nga và quốc tế ngày hôm nay (20/11/2018) trong bối cảnh, uy tín của ông tuột dốc không phanh. Công luận Nga đòi tổng thống Vladimir Putin phải quan tâm đến đời sống khó khăn của người dân.

Theo giới quan sát, trong cuộc họp báo lần này, tổng thống Nga sẽ đề cập đến những hồ sơ nổi cộm như quan hệ giữa Matxcơva và Washington, xung đột võ trang giữa chính quyền Kiev và phe nổi dậy ở miền đông Ukraina thân Nga. Nhưng đặc biệt ông Vladimir Putin khó tránh được những câu hỏi của báo chí về tình hình kinh tế Nga. Đây là lần thứ 14, ông Putin tham gia sự kiện này kể từ khi lên cầm quyền. Nhưng 2018 là lần đầu tiên, điểm tín nhiệm của ông giảm mạnh, chủ yếu do dự án cải tổ chế độ hưu bổng đang gây bất đồng trong công luận Nga.

Phân tích của thông tín viên đài RFI, Daniel Vallot từ Matxcơva :

Tổng thống Nga hồi tháng 3 vừa qua tái đắc cử với 70% người ủng hộ. Thế nhưng điểm tín nhiệm của ông đã tuột dốc không phanh kể từ mùa hè năm nay. Hiện tại chỉ còn chưa đầy 40 % tin tưởng vào ông Putin, theo như kết quả một cuộc thăm dò dư luận của viện Leveda vừa được công bố hồi tháng trước. Leveda là một trong những viện thăm dò độc lập hiếm hoi tại Nga.

Hai yếu tố giải thích cho hiện tượng này. Một là kế hoạch cải tổ hệ thống hưu bổng được thông báo đúng vào lúc diễn ra Cúp Bóng Đá Thế Giới. Dân chúng Nga đã phản đối mạnh mẽ dự án cải tổ nói trên. Yếu tố thứ hai, như giải thích của giới chuyên gia là "hiệu ứng Crimée" hết tác động.

Nhà chính trị học Nikolai Petrov, thuộc trường Cao Đẳng Kinh Tế Matxcơva phân tích :

"Ngay sau khi Nga sáp nhâp bán đảo Crimée, điểm tín nhiệm của tổng thống Putin, chính phủ cũng như của quân đội đã tăng vọt, như thể là công luận Nga say men chiến thắng và mọi người nghĩ rằng những vấn đề thường ngày trong cuộc sống không thực sự quan trọng, và rồi tất cả sẽ đâu vào đấy.

Nhưng đến bây giờ thì công luận ý thức rằng những thắng lợi về phương diện quân sự hay hào quang của nước Nga trên trường quốc tế không làm lu mờ những khó khăn trong đời sống hàng ngày. Giờ đây người dân Nga đòi chính phủ, đòi tổng thống phải quan tâm tới họ, phải chú trọng vào vế kinh tế và tình hình nội bộ của nước Nga, thay vì chỉ tập trung vào những vấn đề ở bên ngoài lãnh thổ".

Thêm một yếu tố khác khiến vấn đề càng nghiêm trọng hơn, đó là từ trước tới nay, đây là lần đầu tiên, người dân Nga cho rằng đích thân tổng thống Vladimir Putin phải chịu trách nhiệm về kinh tế, về đời sống xã hội của nước Nga.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Thứ Hai, 05 Tháng Hai 20187:00 CH
Các nhà khoa học đã khép lại nghiên cứu kéo dài nhiều thập kỷ qua về xác ướp bí ẩn được khai quật ở Thụy Sĩ của một phụ nữ qua đời từ thế kỷ XVIII
Thứ Sáu, 26 Tháng Giêng 20189:00 CH
Thay vì ngồi đối diện, trợ thủ kinh tế đắc lực của ông Tập Cận Bình đã chuyển lên ngồi bàn Chủ tich, ngay bên cạnh Phó Thủ tướng Trương Cao Lệ trong 1 hội nghị cấp cao.
Thứ Hai, 30 Tháng Mười 20179:19 SA
Thượng nghị sĩ John McCain mới đánh dấu dịp kỷ niệm 50 năm ngày ông bị bắt tại Việt Nam,
Thứ Hai, 30 Tháng Mười 20176:09 SA
Tổng thống Lyndon B. Johnson tin rằng người tiền nhiệm John F. Kennedy đứng đằng sau vụ ám sát cựu Tổng thống Việt Nam Cộng Hòa Ngô Đình Diệm vài tuần trước khi ông qua đời và vụ ám sát ông Kennedy là sự báo ứng,
Thứ Năm, 26 Tháng Mười 20175:21 CH
Mỹ hôm thứ Năm áp đặt các biện pháp chế tài đối với bảy cá nhân và ba thực thể Triều Tiên về điều mà Mỹ gọi là những vụ vi phạm nhân quyền nghiêm trọng, bao
Thứ Ba, 24 Tháng Mười 20178:27 CH
Cuộc đời của người được xem là có IQ cao nhất thế giới cho thấy chỉ số này không phải là yếu tố đảm bảo thành công.
Chủ Nhật, 22 Tháng Mười 201711:55 CH
Indonesia gửi một công hàm tới ngoại trưởng Mỹ và triệu tập phó đại sứ Hoa Kỳ ở Jakarta để yêu cầu giải thích lý do vì sao người đứng đầu quân đội nước này lại bị từ chối visa vào Mỹ.