Vài suy nghĩ về ông Giáp - Huỳnh Thục Vy ( Báo Lá Cải HNPD thường gọi là thằng Mặt Bác Hồ )

Chủ Nhật, 12 Tháng Tám 20182:31 SA(Xem: 8095)
Vài suy nghĩ về ông Giáp - Huỳnh Thục Vy ( Báo Lá Cải HNPD thường gọi là thằng Mặt Bác Hồ )

VonguyenGiap
Vị tướng được những người cộng sản xem là “khai quốc công thần” cuối cùng đã trở thành người thiên cổ vào ngày 4 tháng 10 vừa qua. Vậy là, biểu tượng sống về công lao “giành độc lập” và lý tưởng “cách mạng”, tượng đài hữu danh vô thực về một thời “hào hùng” của những người cộng sản đã trở về với cát bụi.

Ông ta đã thực sự rời bỏ cuộc chơi, đã từ giã  cõi nhân sinh điên đảo này. Không ai biết ông sẽ đi về đâu nhưng ông đã để lại di sản đầy đau đớn và nhiễu nhương, để lại cho tất cả chúng ta một Việt Nam với tiếng ai oán khắp nơi. Thôi thì cũng cầu chúc ông ra đi trong thanh thản, dù ông đã  lặng thinh một cách vô cảm trước những người đã ra đi một cách bi thương  khác.

Là người đã có công khai sinh ra một Việt Nam cộng sản, thiết nghĩ không cần bàn đến chuyện ông có lý tưởng hay không lý tưởng và sự cần thiết hay không của những cuộc chiến tranh vô nghĩa mà ông đã đóng vai trò lãnh đạo quân sự tối cao, ông phải chịu trách nhiệm trước lịch sử về sự im lặng của mình trước những trang lịch sử bất công, gian trá và đau thương mà người Việt Nam đã trải qua.

Không ít người ca ngợi ông là một trí thức lớn, là nhà văn hóa. Tôi không muốn bàn những chuyện ấy nữa vì đã có nhiều tài liệu lịch sử có sẵn cho việc tìm hiểu, nghiên cứu về ông Giáp. Chỉ xin hỏi: Ông đã làm gì khi luật sư Nguyễn Mạnh Tường kêu gọi dân chủ pháp trị để rồi sau đó bị thất sủng? Nếu là một trí thức lớn thực sự, lẽ ra ông phải biết dân chủ pháp trị cần cho một quốc gia như thế nào trước cả cụ Tường bởi thực tế cho thấy chủ nghĩa cộng sản đã tàn phá quốc gia như thế nào? Nếu không nhận ra khiếm khuyết của một chế độ độc tài cộng sản, ông có xứng đáng với danh xưng một đại trí thức? Và cứ cho là ông không biết gì về độc tài-dân chủ, nhưng khi luật sư Tường lên tiếng về xã hội dân chủ, ông không có động tĩnh gì, đó có phải là biểu hiện của một nhân cách lớn?

Lại nữa, ông đã ở đâu, đã làm gì khi những Nguyễn Hữu Đang, Trần Dần, Hữu Loan bị đấu tố, bị đoạ đày? Ông có chút tủi nhục, cảm thương hay phẫn nộ nào không khi hàng triệu người miền Nam bỏ nước ra đi trong tức tưởi khi Việt Nam Cộng Hòa bị cưỡng chiếm để rồi hàng nghìn người trong số họ đã vùi thân ngoài biển cả? Ông nghĩ gì khi tướng Trần Độ đã dũng cảm lên tiếng rồi bị đàn áp? Ông đã làm gì khi cụ Hoàng Minh Chính đã tỏ thái độ đối kháng để rồi bị bỏ tù? Ông đã đứng bên lề bao biến cố đau thương của đất nước. Đó có phải là vị trí xứng đáng của một trí thức hay không?

Dù là ai, một người vừa mới qua đời nên được cầu nguyện cho sự ra đi bình an. Tôi đã rất phân vân khi viết những dòng này. Có nên viết những lời cay đắng cho một người đã chết không? Có nên kể tội họ khi họ đã mãi mãi không còn khả năng biện bạch? Nhưng quả tình, tôi không viết những dòng này nhắm vào tướng Giáp, tôi viết cho những người còn sống, cho những người  còn bị ám thị bởi cái ảo ảnh hào quang mà những người cộng sản đã tạo ra. Đa số thanh niên Việt Nam hiện nay sống trong sự lừa gạt đó mà không biết, và cũng không có ý chí vượt thoát ra.

Ông Giáp, vị “đại tướng quân” trong mắt nhiều thanh niên Việt Nam, là người góp công to lớn để tạo dựng và bảo vệ chế độ độc tài tàn bạo này. Ông đã sống quá xa cái tuổi “cổ lai hy” và ra đi trong tình thương yêu của gia tộc, trong sự ngưỡng vọng của nhiều người. Nhưng ông có biết đâu, một người có công gây dựng nên một tập đoàn tội ác như ông lại ra đi thanh thản và vinh quang, trong khi chính những nạn nhân vô tội của chế độ thì lại hứng chịu thảm trạng bi đát của gia đình để rồi phải ra đi trong uất ức, tủi nhục.

Đó chính là một Đặng Ngọc Viết hiền lành, siêng năng bị chính quyền cướp đất, phẫn uất cùng cực đến mức phải ra tay giết chết một quan chức tỉnh Thái Bình rồi tự sát bằng một viên đạn vào tim. Đó là một Thomas Nguyễn Tự Thành – một thuyền nhân bị cưỡng bách hồi hương về Việt Nam từ Thái Lan, bị sách nhiễu và phong toả kinh tế liên tục bởi chính quyền cộng sản đến nỗi uất ức quá phải tự vẫn bằng cách thắt cổ vào ngày 3 tháng 10, trước ngày ông Giáp chết một ngày. Tại sao ông lại được vinh danh khi chính ông là một phần nguyên nhân của những cái chết đau đớn ấy?

Tất nhiên, ông Giáp không còn là lãnh đạo đất nước từ lâu, các chính sách, hành động của chính quyền này ông không tham gia. Nhưng chính  cái quá khứ “oai hùng” và  cái hiện tại vô trách nhiệm của ông tạo nên tính chính đáng cho chế độ tàn ác này. Chế độ này vẫn lấy ông ra làm cái bệ đỡ để biện minh cho những hành động bán nước hại dân của họ. Ông là cái phao cứu sinh khi những người lãnh đạo cộng sản đối diện với sự căm phẫn của người dân vì sự tham quyền cố vị của họ. Không hiểu vì tuổi già làm tiêu hao ý chí, vì sự sợ hãi làm xói mòn lương tâm, hay vì danh lợi của con cháu làm tiêu tan tinh thần trách nhiệm, mà cho đến những năm cuối đời ông Giáp vẫn lặng thinh trước hiện tình đất nước vật vã dưới chế độ độc tài, vẫn để cho nhà cầm quyền tiếp tục lợi dụng ông cho chế độ bất nhẫn của họ. (Chỉ có một lần ông lên tiếng yếu ớt cho vấn đề Bauxite Tây Nguyên.)

Giá như ông lên tiếng cổ vũ cho Nhân quyền Tự do thì tiếng nói của ông đã tác động mạnh mẽ đến lương tâm tuổi trẻ và có thể xoay chuyển ý thức của biết bao người dân đang bị ám thị. Một ông Giáp đại tướng quân chắc chắc có khả năng thức tỉnh quần chúng, làm rúng động đảng cộng sản hơn hẳn một Lê Công Định, Phạm Hồng Sơn, Huỳnh Ngọc Tuấn, Phạm Thanh Nghiên hay Phương Uyên chứ? Thế nhưng, ông đã chọn cách sống trong sự co rút và chết trong cờ xí, kèn trống của chế độ cộng sản, hơn là cách sống trong sự phản tỉnh và chết như một chiến sĩ tự do. Đáng lẽ tuổi già phải là giới hạn cuối cùng của sự sợ hãi, nhưng ông đã để nó đi cùng ông sang tận thế giới bên kia.

Có người nói: chúng ta không ở vị trí của ông nên không thể hiểu hết những gì ông phải đối mặt. Đúng! Chúng ta không hiểu hoàn cảnh và vị trí của ông. Nhưng chúng ta có thể hiểu được hoàn cảnh của những bạn sinh viên vì biểu tình yêu nước mà bị nhà trường đuổi học và mất cả tương lai không? Chúng ta có từng đặt mình vào vị trí Phương Uyên, cô bé sinh viên phải chịu biết bao nhiêu sợ hãi, tổn thương tinh thần khi bị bắt và giam giữ, chỉ vì cô bé biểu thị lòng yêu nước? Rồi nhiều người đối kháng khác nữa, chỉ vì lên tiếng cho Dân chủ tự do mà phải chịu những bản án nặng nề, mất cả hạnh phúc trăm năm, con cái bơ vơ-thất học. Hoàn cảnh của ông Giáp có ngặt nghèo hơn hoàn cảnh của những người kể trên hay không? Hay để dễ hình dung hơn, tình huống của ông có khó khăn hơn tình huống của tướng  Trần Độ, của cụ Hoàng Minh Chính hay không? Tôi cho rằng, vấn đề là ở lương tâm và bản lĩnh!

Ông đã ra đi để lại tất cả, một chế độ độc tài dai dẳng, những mảnh đời oan khuất, những cuộc đàn áp tiếp diễn, những cái chết oan khiên… Nhưng những dòng này không phải để kể tội ông. Quả thật, thế giới này tồn tại trong trạng thái tương đối của mọi giá trị. Nhưng vẫn có cách để phân biệt những trí tuệ và nhân cách lớn CHÂN THẬT với  sự tô vẽ KHÔNG THẬT. Cầu cho ông ra đi được bình an và xin gởi tới ông sự cảm thương cho một kiếp người đa đoan trong thế giới vô minh này; nhưng sự tôn kính thì tôi xin giữ lại cho những con người sống với tương tâm, trách nhiệm và ý chí và chết với nỗ lực lên tiếng cho sự thật.

Việt Nam còn rất nhiều người để chúng ta thành tâm ca ngợi và kính ngưỡng, nhưng đó không phải là ông.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Thứ Hai, 27 Tháng Mười Một 201711:15 CH
Xin bạn chớ có thương hại bà Thatcher. Đưa tin về cảnh về hưu cô đơn túng thiếu của bà, báo Times đâu có bôi nhọ nước Anh, ngược lại,
Thứ Hai, 27 Tháng Mười Một 20177:00 CH
“Nếu câu chuyện ngài định kể cho tôi nghe chưa chắc đã là sự thật, cũng không xuất phát từ thiện ý và chẳng có ích gì cho tôi, thì ngài định kể để làm gì? Và liệu tôi sẽ nghe và tin chăng?”.
Thứ Hai, 27 Tháng Mười Một 20174:00 CH
Vượt qua những khúc mắc trước đó, nhà lãnh đạo Mỹ đã có thêm những người bạn gần gũi, tôn trọng, chân thành và chung cá tính.
Thứ Hai, 27 Tháng Mười Một 20175:00 SA
Theo trang báo Nhật, nhà lập Quốc Mao Trạch Đông chưa bao giờ đặt chân vào bên trong bức tường Tử Cấm Thành rộng 72 hecta.
Chủ Nhật, 26 Tháng Mười Một 201710:00 CH
Bà Yekaterina Furtseva không chỉ xinh đẹp, mà còn là người phụ nữ duy nhất được giữ những chức vụ cao nhất ở Liên Xô trước đây. Có lẽ vì vậy, những câu
Thứ Bảy, 25 Tháng Mười Một 20178:00 CH
Chuyện là vầy. Ở chung cư LakeSide ở Vũng Tàu – thủ đô Bắc Kỳ ở Miền Nam – có thằng già 77 tuổi kia. Ổng già, kiêm đảng viên, nên rất nứng. Nứng quá nên không biết làm gì khi CC hết lên được.
Thứ Bảy, 25 Tháng Mười Một 20172:00 CH
Hôm thứ Năm (16/11), tạp chí Forbes đã công bố danh sách tỷ phú Trung Quốc năm 2017, theo đó Hứa Gia Ấn, Chủ tịch Tập đoàn Phát triển nhà đất Hằng Đại đã thay thế Vương Kiện
Thứ Bảy, 25 Tháng Mười Một 20178:00 SA
Zimbabwe và Triều Tiên từng chia sẻ một quan hệ đối tác bí mật kéo dài hàng thập kỷ, Express cho biết.
Thứ Sáu, 24 Tháng Mười Một 20179:00 CH
Ngày 9 tháng 11 năm 2016, Ban bí thư trung ương ĐCSVN ra quyết định thành lập đoàn thanh tra để kiểm tra các hoạt động của chính phủ theo nội dung nghị quyế
Thứ Sáu, 24 Tháng Mười Một 20172:00 SA
Đoan Trang vô tình trở thành một biểu tượng cho sự kiên cường của phụ nữ Việt. Cô ta sống vì lý tưởng và sẽ theo đuổi nó đến cùng – khác với đa số cô gái Việt khác.