Cù Mai Công - Không chỉ người Sài Gòn, người Việt cũng không nói tiếng Việt kiểu kỳ dị như vầy

Thứ Năm, 29 Tháng Hai 202411:57 SA(Xem: 752)
Cù Mai Công - Không chỉ người Sài Gòn, người Việt cũng không nói tiếng Việt kiểu kỳ dị như vầy

bachdang_09 

Thiên hạ khắp nơi chứ không chỉ là người Sài Gòn, có cả những bậc trí giả, túc nho… đang nổi giận về cái cụm từ “Ga tàu thủy Bạch Đằng”.

Cơn giận có cơ sở vì đây là một cụm từ kỳ dị, kết hợp một mớ từ “hổ lốn”, “hằm bà lằng” gồm cả từ gốc tiếng Pháp (gare), tiếng Tàu (thủy ) lẫn tiếng Ta (tàu). Ai học, chú ý ngôn ngữ tiếng Việt đều biết có một nguyên tắc cơ bản trong tiếng Việt: từ gốc Việt đi với từ gốc Việt, từ gốc Hán Việt đi với từ gốc Hán Việt…

Trước 1975, ở miền Nam, người ta dùng từ Hán Việt, chưa phải đã hay nhưng ít ra từ Hán Việt đi với từ Hán Việt, không Tây - Tàu - Ta lẫn lộn và thống nhất cách gọi: hải cảng (cảng biển), giang cảng (cảng sông), xa cảng (cảng xe), phi cảng (cảng bay - dịch từ air port - ảnh). Không lung tung như hiện nay: bến xe, ga hành khách, ga hàng không, ga tàu hỏa, ga tàu thủy, cảng biển, cảng sông, sân bay...

Hẳn có người cũng cố biện bạch ga (gare) trong từ nguyên (tiếng Pháp) bao gồm cả những công trình, nhà cửa cho xe cộ, xe lửa… lẫn tàu thuyền.

Đây là cách hiểu “học đã sôi cơm nhưng chửa chín” khi không nắm được một nguyên tắc nữa trong mọi ngôn ngữ: mỗi vùng đất, mỗi xứ sở, mỗi dân tộc… đều có cách hiểu khái niệm một từ nào đó của riêng mình. Có những từ Hán Việt được người Việt hiểu khác với từ Hán gốc. Với người Việt xưa nay, không chỉ người Sài Gòn/người miền Nam, ga vốn chỉ dành cho (bến) xe lửa.

Đọc bài thơ, nghe nhạc phẩm “Chiều sân ga”, “Tàu đêm năm cũ” người ta đều hiểu ga này là ga xe lửa, không phải “ga hành khách” như tấm bảng trước bến xe buýt quận 8. Càng không phải “ga tàu thủy Bạch Đằng” đang dậy sóng sông Sài Gòn hiện nay.

bachdang_10

Với người Việt xưa nay, không chỉ người Sài Gòn/người miền Nam, nơi đưa đón hành khách đi đường sông, đường biển, đường bộ… đều gọi là bến. Ngoài Bắc có bến Bính (Hải Phòng), bến Xanh (Ninh Bình), bến xe Mỹ Đình, bến xe Gia Lâm, bến xe Nước Ngầm…Trong Nam có bến xe miền Tây, bến xe miền Đông, bến xe Tây Ninh, bến xe Cần Thơ và bến Bạch Đằng, bến Chương Dương, bến Hàm Tử, bến Nhà Rồng, bến Ninh Kiều… Không sao kế xiết vì đâu đâu cũng nói vậy.

“Dừng chân trên bến khi chiều nắng chưa phai…” (nhạc phẩm “Sài Gòn đẹp lắm”), “Về bến Ninh Kiều thấy nàng đợi người yêu” (nhạc phẩm “Chiếc áo bà ba”)… Vô số người biết, từng hát những lời hát, bài hát này.

Trong đó từ “bến” là cách gọi rất Việt cho từ “quai” của tiếng Pháp vốn dành cho cả bến xe lẫn bến tàu.

bachdang_11

Câu thơ đầu tiên trong bài thơ nổi tiếng “Tì bà hành” của Bạch Cư Dị: “Tầm Dương giang đầu dạ tống khách 潯陽江頭夜送客”(Đầu sông Tầm Dương, đêm tiễn khách) không có bến.

Nhưng tác giả Phan Huy Thực (1778 - 1846; con trai thứ hai Phan Huy Ích, anh Phan Huy Chú) khi dịch sang chữ Nôm cũng nổi tiếng đã thêm “bến” vào: “Bến Tầm Dương, canh khuya đưa khách”.

Với người Việt, với tiếng Việt, dưới có ghe, có thuyền, có tàu bè, ca nô… thì trên phải là bến. “Trên bến dưới thuyền”.

“Thuyền về có nhớ bến chăng?

Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền” (Ca dao)

Bộ phim “Thượng Hải than” 上海灘 trong đó “than” hàm nghĩa một vùng đất ven nước (ví dụ “sa than” 沙灘 cồn cát, “hải than” 海灘 bãi biển…), sang tiếng Việt phải là “Bến Thượng Hải”.

Giờ bỗng dưng người ta đẻ ra cái gọi là “Ga tàu thủy”. Có lẽ từ suy nghĩ đơn giản và ngô nghê: có “ga tàu hỏa” thì có “ga tàu thủy” cũng bình thường (may mà người ta chưa sáng tạo ra “ga tàu bay”).

Thiên hạ đã, đang nổi giận và hoàn toàn có cơ sở thực tế lẫn lý luận của cơn giận chính đáng trước cụm từ phá hoại sự trong sáng của tiếng Việt này. Nó kỳ quặc kiểu lai căng vì khác cách nói của dân Việt chứ không chỉ người Sài Gòn.

Đó là chưa nói “Bến Bạch Đằng” ai cũng biết xưa giờ đã là một cụm từ quen thuộc, mang tính văn hóa của người Sài Gòn.

Ngành chức năng và tác giả cụm từ này tới giờ vẫn im lặng kiểu “chắc nó trừ mình ra”. Truyền thông báo chí tới giờ cũng chưa lên tiếng. Lẽ nào chỉ dân biết, dân bàn, dân nghe; còn cái bảng chữ Tây - Tàu - Ta kỳ dị ấy vẫn sờ sờ ra đó, làm gì nhau!

CÙ MAI CÔNG 28.02.2024

Ý kiến bạn đọc
Thứ Hai, 04 Tháng Ba 202411:08 SA
Khách
Khoảng năm 1977 một cán bộ chính trị ti toe trong giảng đường Đại học Sư phạm trước hàng trăm sinh viên miền Nam như sau:

Tiếng Việt ta rất trong sáng. Yêu cầu các đồng chí không sử dụng những từ của ngụy. Những từ đó là lai căng, phản động.
- Ta có "máy bay lên thẳng", tại sao phải sử dụng "máy bay trực thăng"
Ta có "vùng biển", tại sao phải sử dụng "Hải phận"
Ta có "đèn biển", tại sao phải sử dụng "Hải đăng"
Các đồng chí phải nói "vùng trời", thay vì Không phận
"Lính thủy đánh bộ" thay vì Thủy quận lục chiến
"Tàu sân bay" thay vì Hàng Không mẫu hạm
xưởng đẻ thay vì nhà thương Từ Dũ
...
dứt khoát phải nói "nhà ỉa, nhà đái" thay vì cầu tiêu
....
Thứ Bảy, 02 Tháng Ba 20242:45 SA
Khách
này này TÁC ĐỘNG VẬT LÝ...????? ỐI ZỜI ƠI này này PHÁP Y ĐẠI THỂ ????? ỐI ZỜI ƠI này này 4 BÁNH XE CAO SU BÁM MẶT ĐƯỜNG nhựa chúng gọi ....TRÔI XE không NỔI mà TRÔI ????? ( có NỔI ..mới có TRÔI ) như vậy, tiếng xỉ bùi hòn đã học và làm theo gương hòchiminh, ..cộng hưởng với 29 thứ tiếng lại của họ giả hòchiminh, và làm đúng quy trình mà hồchiminh muốn, 1 cách rỏ ràng và tuyệt đối....... chân lí ...í, nghìn năm không thể thay đổi được, chỉ trừ chôn hồchiminh xuống đất.... mới hết bị yểm cuống họng và hi vọng...chúng nó hết bị tẩu hỏa nhập ma vì mới 50 năm trồng người mới 1/ 2 lờI MÀ hòchíminh mong muốn 100 NĂM trồng.NGƯỜI,..CHO GIỐNG CON KHỈ GIÀ ĐANG NẰM TRONG BA ĐÌNH....NHƯNG .chúng đã trốn trại.RA SỚM, NÊN .bây giờ mới trở thành 1 PHẦN NGƯỜI >>> NỬA NGỢM >>> NỬA KHỈ >>> NỬA ĐƯỜI ƯƠI
Thứ Sáu, 01 Tháng Ba 202410:53 SA
Khách
Một bộ đội tỏ tình với một cô gái miền Nam sau 1975:

"Nếu em nhất trí tiếp thu tình yêu của anh, đề nghị em khẩn trương về phản ảnh bố mẹ em. Khi họ nhất trí, đồng ý thì tin cho anh rõ để anh sẽ ra phường đăng ký kết hôn và quản lý đời em.

Nói chung đại bộ phận gia đình anh thì rất phấn khởi và hồ hởi. Còn yêu cầu của thày mẹ anh rất giản đơn, đó là tiết trinh em phải đảm bảo chất lượng và số lượng tốt."
Thứ Năm, 29 Tháng Hai 20249:41 CH
Khách
1.- Xưởng đẻ !
2.- Trung tâm nghe nhìn
3.- Hà Lội ... TV chạy đầy đường
4.- Cho tớ cái NỒI NGỒI TRÊN CÁI CỐC
5.- Sau năm 75 dân Hà Nam Ninh đem soong nồi xuống Cà mau đổi chó, thấy bà góa có cái mông
láng láng nên anh ta muốn xem cái đó nên nói bà ta tuột quần xuống cho anh ta coi. Bà ta chổng mông
tuột quần xuống đưa cái lổ đít ra địt cái bũm ngay mặt ... Anh ta liền hỏi: Thưa Pát lối này về đâu mà người
ho nghe vanh vảnh thế !!!
6.- Cũng hai chàng Hà Nam Ninh đem soong nồi xuống Cà mau đổi chó. Thấy 2 con chó đang mắt lẹo liền trầm trồ:
Ối giời ôi ... Kon chó nầy đến hai đầu chắc ngon lắm đấy nhỉ !!!
7.- Nghe nói: Hồ Chí Minh một hôm đi thị sát nhà máy cơ khi Gia lâm mà nhân viên nhà máy nầy viết không có dấu
nên Hồ Chí Minh đọc là: NHÀ MẦY CÓ KHỈ GIÀ LẮM !!! (Đúng HCM là con khỉ già lắm)
8.- Ao cá dồ để dân miền Nam ngồi ỉa cho mát đít thì dân miền Bắc gọi là: Ao Cá Bác Hồ. Khi cục cứt rớt xuống ao cái
Tũm thì dân miền Bắc mới vào Nam hoản hốt la lên õm tỏi: Chết! Chết ... Vào hầm, vào hầm. Máy bay Mỹ Ngụy ném bom!
Đ9.- Con trai miền Bắc vào Nam nhìn cái mông mấy cô gái miền Nam thèm chảy nước giãi rồi trầm trồ với nhau: Mông Gái
miền Nam có hai đường gân ngon lành. Mấy cô gái miền Nam nghe liền hỏi: Mông đít em có giống như đường mòn Hồ Chí Minh
ĐMHCM không ?

Bạn ơi? Dân miền Bắc là dân ĂN CÁ RÔ CÂY nên chúng nó không biết gì đúng sai.
Củ sắn hay củ mì gọi là Sâm Bác Hồ
1 kí rau muống bổ hơn 10 ký thịt bò ...
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn