Phúc Lai - Vài gạch đầu dòng về cuộc xâm lược Ukraine của Nga Putox ngày 23/01/2024

Thứ Ba, 23 Tháng Giêng 20241:23 CH(Xem: 463)
Phúc Lai - Vài gạch đầu dòng về cuộc xâm lược Ukraine của Nga Putox ngày 23/01/2024

pl_350

1. Trên chiến trường có gì?

Hai ngày qua nhiều blogger quân sự Nga tung tin chúng đã chiếm được Bohdanivka nhưng đến hôm qua ISW đã xác minh việc này là tin giả, quân Nga có chiếm được một số vị trí ở ngoại vi phía đông bắc của làng.

Trong bài trước tôi có tổng kết đôi chút về tình hình Marinka, và báo cáo rằng theo ISW thì quân Nga chiếm được hết phố Kashtanova còn từ đầu phố Tsentralna của Heorhiivka thì vẫn chưa chiếm được.

Đến báo cáo ngày hôm qua, 22/01 ISW cũng viết:

Các miblogger Nga tuyên bố rằng lực lượng Nga đã tiến sâu tới 300 mét dọc theo Phố Zhovetna và sâu 240 mét gần Nhà thờ All-Saints ở Heorhiivka (phía tây Thành phố Donetsk). ISW chưa thấy xác nhận về những bước tiến được tuyên bố này của Nga ở Heorhiivka. Các nguồn tin của Nga và Ukraine cho biết giao tranh theo vị trí vẫn tiếp tục diễn ra gần Heorhiivka và Novomykhailivka (tây nam thành phố Donetsk).

Trong khi đó Lực lượng đã tiến vào mỏ Trudovska ở phía nam Krasnohorivka (phía tây Thành phố Donetsk). Mời quý vị xem bản đồ đính kèm theo nguồn của ISW.

pl_348

Bình loạn : Tôi xin lưu ý một điều rằng trên đây là những diễn biến rất nhỏ trên một mặt trận lớn, ấy thế mà báo chí xứ phía Đông nước Lào lại đăng bài: Quân đội Nga tuyên bô giành một ngôi làng ở Kharkiv.” Đoạn trích đầu bài viết: “Bộ Quốc phòng Nga ngày 21/01 cho biết quân đội nước này đã giành quyền kiểm soát làng Krokhmalne ở vùng Kharkiv của Ukraine. Một phát ngôn viên quân đội Ukraine xác nhận lực lượng nước này đã rút lui.”

Bố mà đã nhảm thì con cũng nhảm – quân đội thứ hai thế giới mà cấp Bộ Quốc phòng phải tuyên bố chiếm một… cái làng. Nếu các tướng lĩnh của Xô-viết đội mồ sống dậy cùng Stalin, thì họ sẽ phải tẩn cho bọn Shoigu và Putox một trận vì tội làm nhục quân đội Nga.

Theo tôi, giai đoạn này mặc dù vẫn có những tin tức như thế này – ISW viết:

• Các lực lượng Nga gần đây đã xác nhận được những thắng lợi ở phía nam Avdiivka và được cho là tiếp tục tiến vào phía nam Avdiivka vào ngày 22 tháng 1. Đoạn phim định vị địa lý được công bố vào ngày 22 tháng 1 cho thấy các lực lượng Nga gần đây đã tiến ra ngoài một đoạn tuyến đường sắt phía nam Avdiivka.

Thì xin quý vị cũng đừng lấy làm quá lo lắng. Tại sao lại như vậy – tôi sẽ xin phép được trả lời vào cuối bài.

pl_349

2. Tiếp tục những trò hề của truyền thông quân sự Nga

Đầu tiên, chúng ta hãy tiếp tục trò chuyện về vụ cái máy bay A-50 của Nga bị làm sao đó. Việc mất máy bay A-50 của không quân Nga thực sự có ý nghĩa như thế nào đối với chúng? Tôi cũng như quý vị, chẳng mảy may quan tâm đến cái thứ, hừm, có lẽ là không có khả năng đánh nhau này, nhưng cuối năm ngoái nó được quảng cáo kinh quá. Chẳng hạn đây là một bài báo của báo chí nước nhà, tất nhiên là được mớm bởi truyền thông Nga: Máy bay cảnh báo sớm Beriev A-50 giúp hệ thống S-400 của Nga như 'hổ mọc thêm cánh' ở Ukraine”.

Thậm chí một người quen của tôi, ông này dân làm ăn mà bất ngờ Pro-Nga một cách đáng ngờ, còn nói từ khi Nga triển khai A-50, chúng đã bắn rơi của Ukraine đến 27 cái máy bay chiến đấu. Nôm na là, Bộ Quốc phòng Nga thì tuyên bố bắn hạ 27 máy bay Ukraine, và thêm thông tin A-50 được triển khai, và nhanh chóng giới hâm mộ Putox nối hai thông tin đó vào nhau với một logic thô sơ hết chỗ nói.

Như trong bài trước tôi đã viết sơ sơ, A-50 là máy bay kiểm soát và cảnh báo sớm của Nga hay còn gọi là AWACS. Nó chính là một “trạm radar biết bay” cho phép không quân của một nước đặt một radar mạnh mẽ trên độ cao lớn. Nó có khả năng tái triển khai nhanh chóng và là một con mắt trên bầu trời để theo dõi các chuyển động, phối hợp tấn công và phòng thủ, phát hiện sớm và xa máy bay địch với khả năng bao quát toàn bộ chiến trường. Máy bay AWACS cực kỳ quan trọng đối với chiến tranh trên không hiện đại. Nga chỉ có khoảng 8–10 chiếc trong số này khi bắt đầu chiến tranh, bây giờ chúng còn có đâu như… một chiếc.

Không còn nhiều AWACS đã là chán đời, nhưng câu chuyện còn là nơi nó bị bắn hạ. Lúc cái A-50 biến mất, nó ở trên biển Azov. Gần như ngay lập tức, truyền thông chính thống của bộ máy quân sự Nga ra thông báo rằng nó bị bắn nhầm bởi lực lượng phòng không của chính mình.

Về nguyên tắc, AWACS cần phải được giữ an toàn không được đến gần chiến tuyến vào bất kỳ thời điểm nào. Khi bị “sự cố”, chiếc A-50 ở trên biển Azov, cách tiền tuyến khoảng 150 – 200 ki-lô-mét. Phải chăng xa đến như vậy thì lực lượng phòng không Ukraine không thể bắn được nó, còn lực lượng Nga thì càng dễ để bắn nhầm và hạ gục nó?

Ngộ nghĩnh nhất là khi tuyên bố A-50 bị mất do “bắn nhầm” – mà chính cái A-50 lên trời làm nhiệm vụ hướng dẫn cho chính cái hệ thống này, thì không hiểu tại sao lại có chuyện ông thày bị thằng học trò nó phang như thế? Điều đáng nói thêm nữa, là trên cái A-50 còn có một chuyên gia hàng đầu của Lực lượng hàng không vũ trụ Nga về trinh sát điện tử, bao quát chiến trường và cảnh báo sớm.

Tôi nhận thấy những trò hề này còn ném phân vào mặt bọn Putox – Shoigu. Hồi 2015, đọc những giật tít của báo chí xứ phía Đông nước Lào, tôi đã thấy buồn nôn hết sức, kiểu như thế này: Sức mạnh khủng khiếp của Lực lượng Không gian vũ trụ Nga”. Cho ra đời cái lực lượng nghe đã thấy ghê gớm (và sau đó thì phóng Luna-2 bay lên mặt trăng nổ đánh bùm biến thành sắt vụn!) – khiếp chưa này: “Bộ trưởng Shoigu nhấn mạnh rằng việc sáp nhập này xuất phát từ việc gia tăng tầm quan trọng của các yếu tố hàng không và không gian vũ trụ trong chiến tranh hiện đại.”

Cuộc chiến tranh ở Ukraine đã “giải ảo” tất cả những cái lầm tưởng của giới xe ôm, nước chè vỉa hè và cả trí thức nửa mùa xứ phía Đông nước Lào, cứ cho rằng “đã là Nga thì kinh khủng”. Đúng, chúng kinh khủng về độ tàn bạo và dai như đỉa, như thằng Chí Phèo, còn kinh khủng hơn nữa về độ bốc phét.

- Máy bay trực thăng không có hệ thống tự bảo vệ trước tên lửa kẻ địch, vì phải mua của Pháp.

- Máy bay chiến đấu không có càng đáp, vì phải mua của Pháp.

- Mặc dù được trang bị hệ thống ghế phóng cho trực thăng, nhưng phi công Nga cứ sử dụng là hoặc chết hoặc gãy xương sống, mà lại “mặc dù” nữa – nhiều mô-đun trong cái ghế phóng đó được mua từ… Pháp. Trong khi đó chính Pháp cùng các đối tác châu Âu khi thiết kế chiếc Eurocopter “Tiger” của mình – nó đã đóng một vai trong phim 007 “GoldenEye” 1997, nhưng cuối cùng thấy sử dụng nguy hiểm quá nên họ tìm giải pháp khác.

Và bây giờ do phục vụ quá tải, máy bay Nga đang phải “dồn đồ” xẻ thịt phụ tùng để lắp sang cái khác. Và bây giờ 3 chiếc Su-34 của Nga bị bắn rơi chỉ trong một ngày. Và trò hề vẫn tiếp tục: Sau khi bị bắn rơi máy bay, Shoigu vội vàng chỉ đạo Konashenkov và đệ tử thông báo “bắn hạ 4 máy bay Ukraine trong một ngày”. Theo dạng “chiến công bằng mồm cũng được, bố cứ phải bắn được nhiều hơn chúng mày”. Không những thế, chúng còn tuyên bố: bắn rơi F-16 của Ukraine. Về tin này, đại tá Iurii Ihnat người phát ngôn của Lực lượng Phòng không – Không quân Ukraine nói: Chúng tôi còn chưa có F-16.

Nhân đây, tôi sưu tầm giả thiết của blogger quân sự Tomaž Vargazon: “UKRAINE ĐÃ DÙNG VŨ KHÍ GÌ ĐỂ BẮN A-50?”

Lựa chọn đầu tiên là tên lửa đất đối không, nhưng điều đó có nghĩa là người Ukraine đã đặt một bệ phóng Patriot ngay trên tiền tuyến và tấn công một máy bay ở rìa của tên lửa Patriot. Đây có thể là một cách tiếp cận cực kỳ rủi ro khi thiếu những lợi ích tiềm năng. Bắn hạ được A-50 thì tuyệt vời quá, nhưng không có nghĩa là phải trả giá bằng bệ phóng hoặc khẩu đội Patriot. Thực tế là A-50 bay ở khá xa, ở rìa của đường bao giới hạn tầm bắn của tên lửa khiến cho thao tác né tránh tương đối dễ dàng. Nếu vũ khí đó là SAM, điều đó có nghĩa là người Ukraine đã có được thứ gì đó có tầm bắn xa hơn Patriot, hệ thống phổ biến duy nhất là S-400, nhưng họ đào đâu ra hệ thống đó?

Lựa chọn khác và có nhiều khả năng xảy ra hơn là tên lửa không đối không, chẳng hạn như AIM-120D AMRAAM. Máy bay chiến đấu Ukraine có thể phóng AIM-120D từ đâu đó gần tiền tuyến và nó có thể bắn trúng A-50, nhưng cũng có rất nhiều rủi ro. Để đạt được tầm bắn này, máy bay sẽ phải bay cao và có thể phải đạt tốc độ siêu thanh, và Nga luôn có máy bay chiến đấu có thể đánh chặn chúng. Như vậy AIM-120D chắc chắn là có thể, nhưng có rủi ro cực kỳ cao trong tương quan thu lợi không quá nhiều. Nga sẽ không hết A-50 trong vài tuần tới, nhưng Ukraine có thể hết bệ phóng.

Và do đó, chúng ta đến với lựa chọn cuối cùng. Có một loại tên lửa phù hợp với tiêu chí, một loại tên lửa không đối không: “Meteor.” “Meteor” có kích thước tương đương AIM-120, nhưng sử dụng động cơ phản lực. Được phát triển để làm đối trọng với tên lửa R-77 chạy bằng động cơ phản lực tầm xa trang bị trên Sukhoi Su-27 “Flanker” của Liên Xô – Nga, nó có đủ nhiên liệu cho chuyến bay tầm 200 ki-lô-mét với động cơ, cộng thêm 80 – 100 ki-lô-mét bằng quán tính. Ngược lại, AIM-120 chỉ có đủ nhiên liệu cho 30 ki-lô-mét với động cơ và nó lướt đi suốt quãng đường còn lại theo quán tính. “Meteor” có đủ tầm để thực hiện nhiệm vụ này mà không khiến máy bay Ukraine gặp nguy hiểm quá mức và nó sẽ là vũ khí được lựa chọn để tiêu diệt AWACS trong mọi trường hợp.

Để phân tích có tính thuyết phục cao hơn, tôi dẫn một điểm dữ liệu khác mà chúng ta có thể sử dụng để đánh giá nguyên nhân có thể xảy ra. Trong vụ việc tương tự, một máy bay trinh sát trên không IL-22 bị hư hại nhưng đã hạ cánh được. Hình ảnh thiệt hại từ chiếc máy bay đó cho thấy rõ ràng là nó đã bị mảnh đạn bắn trúng, và với độ cao như vậy thì rõ ràng nó đã là mục tiêu của tên lửa. Dấu vết của các thiệt hại phù hợp với cả tên lửa Patriot hoặc Meteor, nhưng mức độ thiệt hại phù hợp hơn với đầu đạn không đối không (nhỏ hơn) so với đầu đạn đất đối không (lớn hơn). Sự khác biệt này là khoảng 3 lần – tên lửa đất đối không có đầu đạn lớn hơn đáng kể. Chúng ta không thể loại trừ hoàn toàn khả năng một quả Patriot sẽ phát nổ ở khoảng cách xa hơn, nhưng thiệt hại ở phần đuôi và việc máy bay hạ cánh an toàn đều phù hợp hơn với đầu đạn nhỏ hơn của tên lửa không đối không.

Nếu suy luận của tôi đúng thì điều đó có nghĩa là người Ukraine đã nhận được tên lửa Meteor và tích hợp chúng vào một nền tảng, rất có thể là MiG-29. Nếu điều này đúng thì cũng có nghĩa là AWACS của Nga sẽ bị đẩy lùi thêm 100 ki-lô-mét trở ra và không có máy bay Nga nào bay qua Crimea được an toàn.

3. Trung Quốc hỗ trợ Nga trong nỗ lực chiến tranh

Trong bài review chiến sự hôm 19/01 tôi có nợ một nội dung chưa viết được, và bài sau đó vẫn chưa thực hiện được lời hứa của mình.

Hôm đó là sau khi bác NTT comment vào bài của tôi như thế này: “Nga đang tự tin là sẽ lấn lướt được Ukraine trong ngắn hạn, nhưng chắc chắn sẽ đuối dần. Họ ném 250 FAB xuống Avdiivka chứng tỏ muốn chiếm lắm rồi. Ukraine sẽ phải cố gắng, chỉ cần giữ hai tuần nữa, Nga phải kiệt sức. Mặt khác, năng lực đánh tầm xa của Ukraine ngày càng tăng, Nga chắc chắc sẽ lao đao về kinh tế. Tôi vẫn đợi một gói hỗ trợ từ Mỹ, kết liễu hy vọng của Putox. Tôi nghĩ hiện nay năng lực tập kích của Ukraine vào Nga là cao rồi, cứ đùng đoàng, phá dần, mà khả năng đầu tư mới của Nga là không có. Hơn nữa, các biện pháp cấm vận ngày càng chặt, càng mở rộng. Mỹ, EU, G7 đã giải được bài giá dầu, khí đốt, nên sẽ ngày càng ép chặt hơn. Cứ thế Nga dần cạn lực.” (Comment đã được edit)

Và tôi hứa là sẽ viết thêm một điều gì đó – và đây là điều đó. Theo dữ liệu từ Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI), Trung Quốc là nước xuất khẩu vũ khí lớn thứ năm trên thế giới từ năm 2010 đến năm 2020 – sau Hoa Kỳ, Nga, Pháp và Đức. Đây là một câu chuyện về Trung Quốc hưởng lợi từ cuộc chiến tranh của Nga xâm lược Ukraine.

Hồi tháng Ba (2023) Shanghai H Win, một nhà sản xuất đồ bảo hộ quân sự, tự hào đưa tin trên trang web của mình: “Mùa xuân năm nay, một trong những khách hàng của chúng tôi đã đến công ty chúng tôi để xác nhận kiểu dáng và số lượng áo chống đạn, đồng thời kiểm tra cẩn thận chất lượng áo khoác của chúng tôi”. Khách hàng “Ngay lập tức trực tiếp xác nhận số lượng đặt hàng áo chống đạn và ý định mua hàng sau đó”.

Danh tính của người khách hàng “đang mỉm cười” không rõ ràng, nhưng rất có thể anh ta là người Nga: Theo hồ sơ hải quan mà Politico thu được, khách hàng người Nga đã khai báo các đơn đặt hàng hàng trăm nghìn áo chống đạn và mũ bảo hiểm do Shanghai H Win sản xuất – những mặt hàng này đã được liệt kê trong các tài liệu khớp với những tài liệu trong danh mục trực tuyến của công ty.

“Vì chiến tranh, rất nhiều công ty thương mại tìm đến chúng tôi và hỏi: 'Các bạn có sản xuất loại áo vest này không?' Chúng tôi đã nhận được rất nhiều yêu cầu,” một đại diện bán hàng nói với Politico qua điện thoại. Đầu tiên, đại diện cho biết Shanghai H Win không được phép xuất khẩu trực tiếp sang Nga trừ khi quân đội Trung Quốc cấp giấy chứng nhận và có thể cung cấp bằng chứng tài liệu về khách hàng cuối cùng. Tuy nhiên, khi được hỏi người đàn ông trong ảnh là ai và đến từ đâu, người đại diện đã phủ nhận rằng anh ta thậm chí còn là khách hàng - mặc dù trang web đã nói như vậy.

“Anh ấy là khách hàng của khách hàng chúng tôi. Chúng ta không thể hỏi anh ấy một cách trực tiếp, 'Anh từ đâu đến?' Nhưng tôi đoán có lẽ anh ấy đến từ Châu Âu – có thể là Ukraine, có thể là Ba Lan, thậm chí có thể là từ Nga. Tôi không chắc.”

Ngay sau cuộc gọi, Shanghai H Win đã gỡ bài đăng có người mua sắm bí ẩn khỏi trang web của mình.

Trung Quốc được cho là cung cấp hàng hóa lưỡng dụng có thể dùng cho mục đích quân sự cho cả hai bên, nhưng càng ngày nhu cầu của Ukraine càng giảm đi. Điều này được cho rằng, vì lý do Ukraine gần đây có nhiều tiến bộ trong tự chủ sản xuất hàng quốc phòng, nhất là vũ khí, đạn dược và máy bay không người lái. Trong khi đó, Nga càng ngày càng phụ thuộc, nhưng tính phụ thuộc đó có những đặc thù.

Mặc dù đã đạt được các thỏa thuận với Trung Quốc, mà Nga Putox có thể ca ngợi là tuyệt vời, không giới hạn… gì gì đó. Nhưng thực tế người Trung Quốc sẽ tuân thủ các lệnh trừng phạt của phương Tây trong lĩnh vực rất nhạy cảm, đó là tài chính. Theo báo cáo hôm thứ Ba (16/01) của Bloomberg, các ngân hàng quốc doanh Trung Quốc đang thắt chặt hạn chế cấp vốn cho khách hàng Nga vì họ lo ngại phải chịu các lệnh trừng phạt thứ cấp từ Mỹ.

Ít nhất hai ngân hàng đã yêu cầu xem xét lại hoạt động kinh doanh ở Nga của họ trong những tuần gần đây, và lên kế hoạch cắt đứt quan hệ với các khách hàng nằm trong danh sách trừng phạt của Mỹ. Các ngân hàng cũng sẽ ngừng cung cấp dịch vụ tài chính cho khu vực quân sự Nga, và xem xét các công ty bao gồm các khách hàng không phải người Nga đang kinh doanh ở Nga hoặc gửi hàng hóa quan trọng đến Nga thông qua một nước thứ ba.

Động thái này được đưa ra sau khi Bộ Tài chính Mỹ hồi tháng trước tuyên bố sẽ áp dụng các biện pháp trừng phạt thứ cấp đối với các công ty tài chính và ngân hàng nước ngoài hỗ trợ nỗ lực chiến tranh của Mátxcơva ở Ukraine và xử lý các giao dịch của Nga để mua thiết bị cho quân đội nước này.

Bình loạn : Người phát ngôn của Điện Kremlin, con khỉ đỏ đít Peskov nhanh chóng hú hét: hắn mô tả vấn đề này là một vấn đề rất nhạy cảm đối với các công ty có liên quan, nhưng không phải đối với chính phủ Nga. Theo Reuters, “khỉ” Peskov nói: “Đây là một lĩnh vực rất, rất nhạy cảm và khó có ai chịu nói về nó. Bạn không nên mong đợi điều đó. Chúng tôi sẽ tiếp tục phát triển quan hệ với Trung Quốc. Đây là đối tác chiến lược rất quan trọng của chúng tôi.” Peskov nói thêm rằng mối quan hệ thương mại giữa hai nước vẫn rất bền chặt, trong đó Nga báo cáo khối lượng thương mại song phương với Trung Quốc cao hơn mong đợi.

Các nhà tài trợ vốn Trung Quốc lao vào lĩnh vực ngân hàng Nga cùng thời điểm các ngân hàng phương Tây rút lui khi Nga xâm lược Ukraine, “điền vào chỗ trống”. Khiến nền kinh tế Nga không chỉ yếu hơn nhiều mà còn phụ thuộc nghiêm trọng vào Trung Quốc, một tình trạng không thể thiếu lành mạnh hơn. Trung Quốc hiện là nước nhập khẩu nhiên liệu hóa thạch lớn nhất từ Nga, với lượng than nhập khẩu tăng hơn gấp đôi kể từ năm 2020.

Nếu như có một cuộc tháo chạy của chính các công ty Trung Quốc, điều này có thể là một đòn nặng hơn nữa về kinh tế Nga. Khi Bắc Kinh mà đã có vẻ “lo sợ các lệnh trừng phạt của phương Tây”. Nó cho thấy ngay cả các đồng minh thân cận của Putox cũng cảnh giác với cái giá phải trả về tài chính nếu cứ cố đứng mãi cạnh thằng hủi này.

Vậy chúng giải bài toán bằng cách nào?

Trên đây tôi có dẫn thông tin về việc, Trung Quốc trở thành nhà cung cấp vũ khí có hạng của thế giới trong khoảng hơn một thập kỷ qua – nhưng chưa hết. Trong thời gian đó, Trung Quốc đã là một nhà xuất khẩu công nghệ cũng có hạng, với những hợp đồng cung cấp nguyên cả một nhà máy hoặc tổ hợp sản xuất theo kiểu “trọn gói, chìa khóa trao tay” và kinh khủng nhất là có cả những nhà máy quốc phòng có thể sản xuất đạn dược trong số các hợp đồng đó.

Vì vậy, Trung Quốc được cho là đã cố gắng cung cấp cho Nga, ít nhất là một số phân xưởng sản xuất đạn dược và cả vũ khí, thậm chí cả những phân xưởng sản xuất pháo, xe tăng… Theo trung tướng Budanov, người đứng đầu cơ quan tình báo quân sự Ukraine, thì Bắc Triều Tiên hiện là nhà cung cấp vũ khí lớn nhất cho Nga.

Ông nói: “Nga đã tiêu tốn nhiều vũ khí và đạn dược hơn mức có thể sản xuất trong khi phải vật lộn với vấn đề kiểm soát chất lượng. Đây chính xác là lý do giải thích việc Nga tìm kiếm vũ khí ở các nước khác. Triều Tiên đã chuyển một lượng đáng kể đạn pháo. Điều này cho phép Nga thở được một chút.” Ông nói thêm: “Nếu không có sự giúp đỡ của họ, tình hình sẽ rất thảm khốc. Nhưng Nga không muốn dựa vào sự giúp đỡ từ bên ngoài. Điều này luôn bị coi là không xứng đáng với họ, đó là một sự sỉ nhục.” Toàn bài quý vị có thể đọc ở đây.

Như vậy là đã rõ – và những nhận xét của tôi từ hè năm 2022 rằng, Nga có thể nâng được công suất sản xuất đạn pháo, nhưng chắc chắn sẽ… hỏng máy móc. Cũng theo kinh nghiệm cá nhân, tôi biết rằng nếu mua công nghệ của Trung Quốc thì phải mua cả nhà máy về theo nguyên tắc “mua từ cái cút nước mua đi” còn nếu mua theo kiểu máy này mua, máy kia có rồi không mua… thì dây chuyền không bao giờ chạy được.

Budanov nói: Nga đang phải vật lộn với việc kiểm soát chất lượng. Việc Nga có hạ mình quỵ lụy Trung Quốc để mua cả nhà máy từ cái cút nước trở đi hay không, tôi không biết, nhưng chắc chắn nếu mua chắp vá thì còn lâu mới chạy tốt được. Và kể cả mua nguyên nhà máy về với chất lượng Trung Quốc thì cũng chẳng được mấy nả.

4. Làm thế nào xe chiến đấu Bradley hạ gục xe tăng T90 dù chỉ có pháo 25 mm?

Mấy cái hộp ở bên phải tháp pháo của Bradley chứa hai tên lửa chống tăng TOW. Mỗi TOW có thể bắn vào các mục tiêu cách xa gần 4 ki-lô-mét và tên lửa TOW hiện đại nhất có đầu đạn song song để đánh bại các hệ thống phòng thủ như ERA.

Mặc dù súng chính của M2 chỉ có cỡ 25 mm với đạn băng, nhưng nó cũng không phải tay vừa. Trong chiến tranh vùng Vịnh đã có ghi nhận các trường hợp tổ lái M2 tiêu diệt xe tăng T-55 của Iraq bằng pháo 25 mm này. Ngay với một chiếc xe tăng hiện đại hơn khi bị bắn bằng pháo 25 mm “như muỗi đốt” này, thì nó vẫn có thể làm hỏng các phụ kiện bên ngoài như hệ thống quang học, ăng-ten vô tuyến hoặc thậm chí các vũ khí gắn bên ngoài hoặc hệ thống phòng thủ tích cực như ARENA cũng có thể bị hư hại. Khi bị bắn như vậy, xe tăng sẽ không thể tiếp tục chiến đấu một cách hiệu quả, thậm chí có thể bị đứt xích và hư hỏng hệ thống treo, không còn khả năng di chuyển và sau đó bị tiêu diệt.

Được trang bị bệ phóng TOW, mục đích của thứ vũ khí này trên M2 không phải để tấn công nó chính là vũ khí để giao chiến khi một chiếc xe tăng địch bất ngờ xuất hiện. Điều này đã xảy ra nhiều lần trong “trận chiến 73 Easting” trong Chiến tranh vùng Vịnh. TOW được sử dụng hợp lý nhất trong phòng thủ của lực lượng hợp thành, khi M2 có thể hỗ trợ thêm hỏa lực cho quân phòng thủ là bộ binh đã đổ bộ từ các xe vào các vị trí, công sự đã được chuẩn bị, nếu có thêm xe tăng và pháo binh phối hợp thì đúng là việc vượt qua hệ thống đó gần như là không thể.

Vụ T-90 bị M2 “Bradley” bắn hỏng có vẻ trong một tình huống chiến đấu tương tự như vậy: Xe tăng Nga thực hiện nhiệm vụ tấn công ở Avdiivka, cụ thể là làng Stepove và bắn vào một M2 nhưng trượt, sau đó bị 2 chiếc M2 đồng loạt tấn công. Xem video trên mạng, tôi thấy cái T-90 “Provyv” bị bắn đầu tiên là tóe ra nhiều hoa lửa, giống như thép chạm vào thép, và sau đó là một cú nổ to, có vẻ như giáp nổ ERA bị bắn trúng và kích nổ. Nhìn cách T-90 di chuyển tôi ngờ rằng tổ lái của nó sau khi bị bắn trúng vỏ thép một số viên đạn, đã bị choáng thậm chí bị thương.

Tại sao tôi lại nghĩ là có thể bị thương? Nếu xe tăng không được sản xuất trong điều kiện thong thả, thì khả năng cao là chất lượng thép của nó sẽ không đảm bảo. Nó giống như xe tăng Liên Xô trong chiến tranh thế giới lần thứ hai, khi thép thỏi chở từ Mỹ sang theo chương trình thuê mượn (lend-lease) đã được pha thêm để… đúc được nhiều xe tăng hơn.

Những xe tăng Mỹ được chuyển cho Liên Xô, ví dụ như loại M4A2 “Sherman” có thép rất dẻo – cùng loại thép chuyển cho Liên Xô – nên khi đạn bắn vào nhiều khi nó không bị vỡ, nứt mà chỉ lõm vào. Còn thép của xe tăng Liên Xô sau khi được “pha” trở nên giòn, khi bị bắn trúng thép bị vỡ ngay từ bên trong, văng thành mảnh làm thành viên tổ lái bị thương, thậm chí chết. Do chất lượng vật liệu kém kết hợp với trình độ cơ khí chế tạo thấp, mặc dù xe tăng T-34 là chiếc xe tăng được mệnh danh là “xe tăng tốt nhất chiến tranh thế giới lần thứ hai” thậm chí “xe tăng tốt nhất mọi thời đại” nhưng nó cũng cực kỳ dễ hỏng nhiều khi chỉ vì những cú bắn rất đơn giản.

Có những bình luận trên mạng về chiếc T-90 Nga, có người cho rằng nó bị kẹt tháp pháo – một vấn đề nghiêm trọng vì đây là chức năng quan trọng bậc nhất của xe tăng trong yêu cầu sống còn: Ngay cả khi không chạy được, nó vẫn cần phải quay được tháp pháo để tự bảo vệ.

Cá nhân tôi thì cho rằng, vấn đề của Nga còn nghiêm trọng hơn thế nhiều. Ngoài vấn đề về cơ khí chế tạo hay chất lượng vật liệu, ở đây còn có kinh nghiệm của tổ lái. Thời gian qua là giai đoạn Nga thiệt hại rất nặng về cả nhân lực lẫn khí tài, nhất là số lượng xe tăng và đương nhiên kéo theo số tổ lái mất đi. Người đã đã nói từ trước về việc Nga mất nhiều xe tăng và tổ lái sẽ ngày càng dẫn tới những thiệt hại gia tăng theo cấp số cộng, cấp số nhân… Trận Vuhledar năm ngoái đã cho thấy trình độ của lính xe tăng Nga rất kém, và lần này kết luận cũng không khác.

5. Phần cuối cùng

Viết tiếp ý kiến comment của bác NTT – bác ấy cho rằng năng lực đánh sâu vào nội địa Nga của Ukraine đã tăng lên. Và đây là tin “đã” nhất trong mấy ngày qua.

Bình loạn theo dòng sự kiện:

“Không có thương vong do hỏa hoạn tại tổ hợp của Novatek ở cảng Ust-Luga. Nhân viên đã được sơ tán”, Aleksandr Drozdenko, thống đốc tỉnh Leningrad đăng trên Telegram cùng với một đoạn video ngắn cho thấy đám cháy và khói lớn tại một cơ sở tổ hợp hóa chất.  Drozdenko viết thêm: “Một chế độ cảnh báo cao đã được áp dụng ở quận Kingiseppsky (bao gồm cả cảng).”

Quan chức địa phương Yuri Zapalatski cho biết đám cháy bắt đầu ngay trước 2 giờ 45 sáng giờ địa phương. Hãng thông tấn TASS và các phương tiện truyền thông nhà nước khác cho biết nguyên nhân vụ cháy chưa được công bố chính thức. Về phần mình, Novatek cho biết vụ cháy tại một trạm khí đốt tự nhiên ở cảng Ust-Luga trên Biển Baltic hôm Chủ nhật là do “yếu tố bên ngoài.”

Về hậu quả, Hãng thông tấn Ria-Novosti cho biết một bồn chứa nhiên liệu thể tích 100 mét khối đã bốc cháy. Aleksandr Drozdenko cho biết thêm lực lượng cứu hỏa của Lực lượng tình trạng khẩn cấp địa phương cùng lực lượng của Bộ tình trạng khẩn cấp Nga (MTrS) đã tích cực tham gia chữa cháy.

Về phần mình, bất chấp các nguồn tin lung tung như vậy, Bộ Quốc phòng Nga trong ngày Chủ nhật thông báo rằng “các cuộc tấn công trong đêm của Ukraine đã bị ngăn chặn” và chẳng đề cập đến bất kỳ sự cố nào ở khu vực Leningrad.

Hãng thông tấn nhà nước Nga RIA Novosti dẫn lời các quan chức địa phương cho biết, vụ cháy là do hai vụ nổ gây ra. Truyền thông Nga trước đó cho biết vụ hỏa hoạn diễn ra sau các báo cáo về vụ nổ và nhìn thấy máy bay không người lái trong khu vực. Từ phía người Ukraine, tuần trước họ đã nhận trách nhiệm về hai vụ tấn công vào kho dầu ở Nga, trong đó có một vụ ở cùng vùng Leningrad cũng… gần gần Ust-Luga. Vụ tấn công thứ hai ở vùng Bryansk giáp Ukraine đã dẫn tới một vụ hỏa hoạn lớn.

Vậy Novatek là ai? Novatek một phần thuộc sở hữu của Gennady Timchenko, một orligach thân cận của Putox. Timchenko sở hữu 23,49 % Novatek, theo dữ liệu được Interfax trích dẫn tại thời điểm diễn ra cuộc họp thường niên của công ty vào tháng 4 năm 2023. Cổ đông lớn nhất là Leonid Mikhelson với 24,76 %, theo nguồn từ Interfax. Nhân tiện, đường ống dẫn khí Nord Stream 2 dẫn đến Đức, chưa bao giờ được đưa vào sử dụng sau cuộc đột kích phá hoại vào tháng 9 năm 2022, bắt đầu từ thị trấn Ust-Luga.

Novatek cùng các nhà chức trách Ust-Luga đã trấn an dư luận Nga, bảo là cháy bé tí ấy mà, như cháy cái nhà tranh ở “Lotus Village” năm nào thôi. Nhưng căn cứ vào cột khói lửa bốc lên mà người ta quay được đưa lên mạng xã hội, cũng như thời gian chữa cháy lâu của một lực lượng lớn lính cứu hỏa của Bộ các tình trạng khẩn cấp trung ương, địa phương… thì vụ cháy chẳng thể được gọi là “nhỏ.”

Đây là một tổ hợp sản xuất nhiên liệu lớn, đặc biệt là sản xuất khí hóa lỏng lớn nhất của Nga. Ngoài ra với tư cách là Trạm xuất khẩu nhiên liệu thì nó được sử dụng để vận chuyển các sản phẩm dầu khí tới thị trường quốc tế, bao gồm cả châu Âu. Sự cố này sẽ dẫn tới sự gián đoạn cho việc xuất khẩu và không rõ nó sẽ kéo dài bao lâu, bao nhiêu tàu chở dầu, khí hóa lỏng… sẽ phải đợi bên ngoài cảng và tác động dây chuyền sẽ ra sao đối với thị trường năng lượng quốc tế.

Điều tôi chú ý nhất là, ngày cái tổ hợp này bị cháy đếm đến bầu cử của Putox, chỉ còn chưa đầy 2 tháng. Cho đến nay Điện Kremlin tiếp tục tìm cách làm cho dân chúng trong nước hiểu rằng xung đột với Ukraine không phải là chiến tranh và nó không ảnh hưởng gì đến cuộc sống hàng ngày ở Nga. Và đúng như tôi đã báo cáo về dự đoán của mình, cuộc bầu cử tổng thống Nga càng đến gần thì không chỉ người Ukraine mà cả những lực lượng bí mật nào đó càng tăng cường các hoạt động quấy phá, hoặc tấn công bằng máy bay không người lái, hoặc bằng những hành động khác trên mặt đất để người Nga hiểu rằng, cuộc sống không thể gọi là “bình thường” được.

• Các tin cháy nổ khác:

- Truyền thông địa phương và chính quyền chiếm đóng Nga đưa tin về một số vụ nổ ở thành phố cảng Sevastopol ở Crimea bị chiếm đóng vào ngày 21/01.

- Nhà máy sản xuất hệ thống phòng không ở Nga bị UAV tấn công. Kênh Telegram Astra của Nga đưa tin Công ty công nghiệp quốc phòng Shcheglovsky Val ở Tula của Nga đã bị hư hại do một cuộc tấn công bằng máy bay không người lái. Trước đó, Bộ Quốc phòng Nga thông báo đã bắn hạ máy bay không người lái trên bầu trời Tula. Nhà máy này sản xuất hệ thống phòng không Pantsir-S cùng nhiều hệ thống khác.

- Buồn cười nhất, người Ukraine cho biết họ đã cho máy bay không người lái bay qua cung điện trong rừng của Putox, vượt qua cả hệ thống phòng không dày đặc bảo vệ tên độc tài nhát chết này. Cụ thể, vào hôm thứ Năm 18/01 một máy bay không người lái của Ukraine đã bay qua dinh thự của Putox tại Hồ Valdai để thực hiện cuộc tấn công vào kho dầu ở St. Petersburg, một nguồn tin quân sự cho biết hôm thứ Sáu. Nó đã vượt qua cả nghìn ki-lô-mét để đến được mục tiêu – Oleksandr Kamyshin, Bộ trưởng các ngành chiến lược của Ukraine, cho biết.

- Thiết bị của Bộ Quốc phòng Nga bị du kích phục kích ở vùng Bryansk. Các binh sĩ của Quân đoàn tình nguyện Nga (RDK) đã thực hiện một chiến dịch mới trên lãnh thổ Liên bang Nga. Họ phục kích ô tô vận tải của Nga ở vùng Bryansk, tiêu diệt một số lính Nga. Tổng cục Tình báo chính của Bộ Quốc phòng Ukraine đã xác nhận những chiến dịch hoạt động này. Tin này cũng được xác nhận bởi các thành viên mạng xã hội Nga.

Bình loạn : Sau các vụ nổ và hỏa hoạn trong đêm. Lực lượng Không quân Nga tuyên bố lực lượng phòng không của họ có mặt đầy đủ ở tiền tuyến và ở Crimea nhưng không có trên đất Nga... Ha ha, vui nhở. Quân đội thứ hai trên thế giới chẳng bảo vệ được thủ đô hành chính lẫn thủ đô lịch sử, quê hương của của Piotr Đại đế lẫn Putox Đại đế.

Mặc dù thời hạn bầu cử sắp đến, bọn chúng vẫn hy vọng vào một sự… đầu hàng của người Ukraine. Chưa có bọn nào bệnh lý tâm thần nặng như bọn này. Trong bài phát biểu trên truyền hình hôm thứ Ba (16/01), Putox nói: “Cuộc phản công của họ (Ukraine) không chỉ thất bại mà sáng kiến này hoàn toàn nằm trong tay Lực lượng Vũ trang Nga. Nếu điều này tiếp tục, tư cách nhà nước của Ukraine có thể bị giáng một đòn rất nghiêm trọng và không thể khôi phục được.”

Ý tưởng của quân kẻ cướp tâm thần này được làm rõ hơn qua lời thằng “Mặt ngựa” La-vơ-rốp. Hắn phát biểu tại cuộc họp của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc do Nga triệu tập vào ngày 22 tháng 1 và đổ lỗi cho phương Tây về việc thiếu thiện chí đàm phán, đồng thời tuyên bố rằng Nga luôn “sẵn sàng đàm phán”. “Mặt ngựa” nói rõ rằng Nga chỉ quan tâm đến các cuộc đàm phán dẫn đến việc loại bỏ chính phủ Ukraine hiện tại khỏi quyền lực, xác nhận rằng Nga vẫn chính thức tìm cách thay đổi chế độ ở Ukraine. Hắn tiếp tục phủ nhận nền độc lập và chủ quyền của Ukraine, tuyên bố (sai sự thật) rằng người dân Ukraine không có lợi ích gì trong cuộc chiến chống Nga, và phương Tây đã thúc đẩy Ukraine tiếp tục chiến tranh.

Hắn còn giở giọng Sài Thung khuyên phương Tây nên hiểu rằng “công thức hòa bình” của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky là một “con đường chẳng dẫn đến đâu cả”, đồng thời cho rằng “[phương Tây] nhận ra điều này càng sớm thì càng tốt cho cả Ukraine và phương Tây”. Lavrov cũng tuyên bố rằng “nếu Ukraine ngừng chiến đấu, hàng trăm nghìn sinh mạng người Ukraine sẽ được cứu.” “Mặt ngựa” trước đó cũng đưa ra những bình luận tương tự, cho thấy Điện Kremlin tin rằng Nga sẽ có thể chiếm được nhiều lãnh thổ hơn khi chiến tranh tiếp diễn và diễn biến cuộc chiến này sẽ ngày càng làm suy yếu vị thế đàm phán của Ukraine.

Tôi thì cho rằng, nếu Nga rút quân bây giờ, tính mạng hàng trăm nghìn lính Nga sẽ được cứu. Hiện nay tỉ lệ thương vong hai bên đã đạt 11 mạng lính Nga mới cướp được 1 mạng lính Ukraine. Nếu tính thô thiển từ bây giờ đến lúc ngừng bắn, Ukraine sẽ mất thêm 10.000 người con ưu tú nữa, thì Nga sẽ mất thêm sinh mạng của 110.000 thằng khố rách áo ôm.

Tôi cũng không rõ một đất nước được cầm quyền bởi những thằng tâm thần như thế này thì nó sẽ đi đến đâu nhỉ? Xuống hố cả nút à?

Khi Zelensky được hỏi về sự mệt mỏi vì chiến tranh, ông trả lời: “Buổi tối bạn có thể mệt mỏi, nhưng buổi sáng bạn sẽ phải bảo vệ nhà nước. Chúng ta không thể mệt mỏi vì chiến tranh. Nếu chúng ta mệt mỏi, chúng ta sẽ mất đi những gì mình đang có.”

KHÔNG CÓ CHỖ CHO TRUNG LẬP – hay nói theo ngôn ngữ dân giã Việt Nam: “Làm gì có ai tên là TRUNG LẬP ở đây!” – “Bất kỳ ai trong thế giới tự do giả vờ trung lập và đối xử với Ukraine và Nga như nhau đều xứng đáng nhận được nơi tối tăm nhất trong địa ngục chính trị” – Đó là lời của Thủ tướng Ba Lan Donald Tusk nói trong chuyến thăm Kyiv vào ngày 22 tháng 1.

Tusk cho biết ông sẽ làm mọi cách để đảm bảo rằng không chỉ Ba Lan mà toàn bộ Liên minh châu Âu sẽ rất nghiêm túc với nguyện vọng hòa nhập cộng đồng châu Âu của Ukraine. “Ba Lan sẽ cố gắng giúp đỡ về mọi mặt của quá trình,” Tusk hứa.

Có lẽ rằng, bè lũ Putox, Mặt ngựa, cả thằng loạn thần nghiện vodka nữa, không thể hiểu được Chính phủ Zelenskyy chỉ đại diện cho một nguyện vọng thiết tha của người Ukraine, là độc lập thoát khỏi cái máng lợn có tên là “thế giới Nga” ; thủ tiêu nội các Zelenskyy, chính là thủ tiêu nguyện vọng đó của nhân dân Ukraine. Này Putox, trải qua gần 2 năm cuộc chiến mà người ta vẫn không chịu, hừm, đầu hàng, thì lý gì bây giờ người ta chịu? Trong khi đó đất nước của ngươi cháy nổ khắp nơi, UAV của Ukraine đâu ra nhiều thế, còn cả người bên trong nước các ngươi đốt nữa chứ?

Vậy câu trả lời cho câu hỏi “tại sao” ở mục 1, “Mặt ngựa” La-vơ-rốp vừa phát biểu tại Liên hợp quốc mà tôi đã dẫn trên đây.

Tình thế hiện nay là cả hai bên đang tiếp tục giằng co nhau, với chiến lược đã bộc lộ rất rõ ràng. Với bè lũ Putox – Shoigu bọn chúng có mục đích làm cho người Ukraine hiểu được rằng, chúng sẽ không bỏ cuộc và kiên quyết giữ cho bằng được những vùng đất đã chiếm của Ukraine. Nếu muốn chúng bỏ cuộc, như lời Mặt ngựa trên đây đã nói, chỉ có ngồi vào bàn đàm phán với một… nội các khác của Ukraine không phải của Zelenskyy hiện nay. Khôn như chúng mày quê bố đầy. Thật đúng một thằng Chí Phèo to xác ngu đần, đi đánh người ta trước bị người ta đánh lại trọng thương nhưng chưa chết, nay nằm lăn dưới đất ôm chân người ta vừa cào cấu vừa la làng. Tởm không để đâu cho hết.

Về phần mình, Lực lượng vũ trang Ukraine bắt đầu sử dụng chiến lược mới trong cuộc chiến với Nga. Chuyện này tôi đã có nhận xét và dự báo từ trước rồi, và mới đây Chuyên gia quân sự của báo Đức Bild, Julian Röpke cũng tán thành. Ông này cho rằng, Ukraine, “trước tình hình ngày càng tồi tệ sau gần 2 năm chiến tranh và sự giảm bớt sự hỗ trợ của phương Tây,” đang thay đổi chiến thuật. Trong vài tháng qua, quân đội Ukraine đã biến đổi thành công đạn pháo nước ngoài thành máy bay không người lái cảm tử kamikaze của riêng mình. Ngoài mặt trận, người Ukraine đã tìm ra giải pháp thay thế tạm thời cho việc giải phóng các vùng lãnh thổ bị chiếm đóng bằng các cuộc tấn công có tính du kích của lực lượng biệt kích.

Chẳng có gì mới phải không quý vị? Nhưng mà ổng là chuyên gia, không phải là xe ôm chợ Bưởi ở Hà Nội. Không nhằm vào dân chúng Nga, mà người Ukraine nhằm vào các mục tiêu lưỡng dụng. Chẳng hạn nhiên liệu là thứ thiết yếu hàng đầu cho hoạt động quân sự, vô hình trung nó ảnh hưởng đến cả dân thường Nga ngoài các tổ hợp công nghiệp quân sự. Theo quan điểm của tôi, điều này là cần thiết vì người Nga cần cảm thấy chiến tranh và cái giá của nó, chứ không phải ngày ngày chăn ấm nệm êm để hô hào ủng hộ Putox.

Tôi đồng ý với bác NTT: Nga sẽ tiếp tục thiếu xăng dầu… thời điểm sát bầu cử tuyết sẽ tan và trên chiến trường, với lính Nga sẽ là “rét dã man,” còn Oligarch Nga sẽ vẫn tiếp tục bị đốt tài sản, cho đến khi nào nhận ra không nổi loạn không sống được, thì thôi. Sẽ còn có nhiều sự kiện để chúng ta chứng kiến.

PHÚC LAI 23.01.2024

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn