Phúc Lai - Vài gạch đầu dòng về cuộc xâm lược Ukraine của Nga Putox ngày 25/12/2023

Thứ Hai, 25 Tháng Mười Hai 20232:35 CH(Xem: 605)
Phúc Lai - Vài gạch đầu dòng về cuộc xâm lược Ukraine của Nga Putox ngày 25/12/2023

pl_570 

1. Thêm một bộ mặt thật của xứ thiên đường Nga. Sau đây là một bài viết của một người Nga, sống trên đất nước Nga.

Đối với mọi người hâm mộ xứ Phía Đông Nước Lào đang mê tơi về “vị thế đang lên của Putox” cũng như những bước tiến dũng mãnh như vũ bão của quân đội Nga, nên đến thăm Trung tâm Nghiên cứu Y tế Quốc gia về Phẫu thuật mang tên A.V. Vishnevsky ở Mátxcơva (ảnh).

Hiện nay nó đã được chuyển đổi thành một bệnh viện quân đội và hàng trăm ca phẫu thuật được thực hiện ở đó mỗi ngày. Người viết bài này đã được trực tiếp xác nhận báo cáo từ một bác sĩ của bệnh viện rằng có hàng tá samovar (bị cắt cụt cả tay và chân) mỗi ngày.

“Samovar” chủ yếu là những chàng trai trẻ - cuối tuổi teen hoặc chớm hai mươi.

Tính từ đầu cái gọi là “Chiến dịch quân sự đặc biệt” đến ngày 1 tháng 6 năm 2022, quân đội Nga đã “nhận về” từ 53.000 đến 63.000 người bị thương, hầu hết là nam thanh niên. Chỉ trong hai tháng tháng 2 và tháng 3 năm 2022, tỉ lệ tử vong lên tới gần 50 %. Thời gian đầu, trong khu vực chiến sự hoàn toàn không có bệnh viện dã chiến, không có máu dự phòng nên thương binh mất hết máu mà chết. Trong tháng 4 – tháng 5 tỉ lệ tử vong này đã giảm được xuống còn 25 %.

Những vết thương phức tạp, bao gồm vết thương ở đầu và tổn thương hệ thần kinh, không được điều trị trong điều kiện chiến đấu. Chấn thương chân tay nghiêm trọng hầu như luôn kết thúc bằng việc cắt cụt chi. Các đơn vị ở mặt trận không có xe cứu thương và người hướng dẫn y tế.

Toàn bộ hệ thống quân y ở Nga đã bị xóa sổ trong 20 năm qua. Đã từng có khoảng 14.000 bệnh viện quân sự ở Liên Xô, và ngày nay trên cả nước Nga còn lại khoảng 60 bệnh viện. Con số đó còn đang gây tranh cãi vì một số chúng chỉ tồn tại trên giấy tờ.

Các bệnh viện quân y chỉ  được chuẩn bị khoảng hai tháng trước khi chiến tranh bắt đầu. Vào thời điểm đó, rất ít bác sĩ hiểu tại sao điều này là cần thiết, nhưng họ vẫn làm mà không coi trọng, không quan tâm. Bây giờ thì tất cả đã nhận ra sự thật kinh khủng như thế nào. Số phòng mổ tăng mạnh gấp ba đến bốn lần, trong khi đội ngũ y tế không tăng.

Tại tất cả các bệnh viện quân sự ở Nga, các khoa không cốt lõi đều đóng cửa: tim mạch, phụ khoa, mọi thứ chỉ tập trung vào việc điều trị những người bị thương.

Tuy vậy trên chiến trường các chuyên gia y tế làm việc ở các đơn vị ở tuyến sau chứ không phải ở tuyến đầu, trong khi những người bị thương vẫn cần được đưa đến chỗ họ, và đây cũng là vấn đề. Do thiếu phương tiện vận chuyển đặc biệt nên rất nhiều người bị thương đã chết tại mặt trận.

Nhân viên cứu thương là những người lính trẻ vừa hoàn thành khóa sơ cứu đơn giản. Nhiều người trong số họ thậm chí còn không biết cách băng bó đúng cách theo tiêu chuẩn. Họ không thể cứu những người bị thương nặng. Các bác sĩ làm việc nhiều giờ đến mức đã có trường hợp bác sĩ phẫu thuật chết vì căng thẳng và làm việc quá sức. Họ sống trong các bệnh viện hoạt động suốt ngày đêm không ngày nghỉ.

Bộ chỉ huy quân đội Nga đang cố gắng một cách nhanh chóng xây dựng nên một cái gì đó. Chúng lắp đặt các bệnh viện dã chiến, đưa bác sĩ, kể cả dân sự, nhưng vẫn không thể nào đủ được. Hơn thế nữa, các bệnh viện dã chiến thường xuyên bị hỏa lực bắn phá; do các đơn vị Nga không liên lạc với nhau, chúng cũng chẳng biết bệnh viện dã chiến nằm ở đâu nên thường xuyên nã pháo nhầm vào chúng.

Những người bị thương nặng và vừa sẽ được đưa đến Mátxcơva, Sankt Peterburg, Vùng Leningrad và các bệnh viện lớn khác. Điều kinh khủng vẫn xảy ra: lại có trò tham nhũng, và nếu khéo léo thì những người với những vết thương nhẹ có thể được chuyển tới những bệnh viện ở xa mặt trận.

Tự làm mình bị thương là một vấn đề nghiêm trọng trong quân đội Nga ở Ukraine. Do vậy một “sổ tay y tế về vết thương tự gây ra” được trao cho các bác sĩ và các nhân viên y tế khác, việc đầu tiên là xác định xem người lính bị thương này là do chính anh ta hay do địch gây ra.

Chuyên gia giải phẫu và bệnh lý quân sự thu thập các bộ phận cơ thể của người chết và đưa đến phòng thí nghiệm để nhận dạng ở Rostov trên sông Đông, cái này đã tồn tại từ cuộc chiến Chechnya, nhưng có rất ít người làm việc ở đó. Bây giờ thì chỉ một phần nhỏ người chết được đưa đến phòng thí nghiệm, phần lớn xác chết bị bỏ lại ngoài đồng, rừng và bị đốt cháy trong các hố lớn.

Không ai thực sự biết Quân đội Nga có bao nhiêu người chết và bị thương. Những con số thiệt hại là điều cấm kỵ và không được biết đến nên không có con số nào được công bố. Nếu đất nước chúng ta có một cuộc chiến tranh chính thức thì tất cả những người mất tích cuối cùng sẽ được xác nhận là đã chết. Với “Chiến dịch quân sự đặc biệt”, một người mất tích không thể được coi là đã chết, vì điều này họ cần được kiểm tra và nhiều việc hơn thế nữa.

Vì vậy, các thủy thủ trên tuần dương hạm Moskva vẫn chưa rõ tình trạng. Các bà mẹ vẫn chưa được thông báo rằng con họ đã chết, và một số người trong số họ tin rằng họ vẫn còn sống vì họ không biết rằng hơn một nửa thủy thủ đoàn đã chết nhưng báo cáo chính thức thì lại viết là “không có ai chết”.

Tôi muốn bạn, những người Nga yêu nước, hãy tưởng tượng mình ở vị trí của một trong những chàng trai trẻ thức dậy mỗi sáng và không thể tự mình làm một việc gì và tự hỏi lý do chính xác khiến mình mất hết tứ chi như vậy…

Bình loạn : Đã đến lúc đất nước Nga phải nhìn thẳng vào sự thật. Không có ai là phát-xít trên đất nước Ukraine cả - chỉ có tên đồ tể, độc tài trong Kremlin mới là phát-xít và hắn cần phải có một kết cục như tiền bối Hitler của hắn. Bài viết này được viết cách đây 1 năm, khi mà quân đội Nga đã có những nỗ lực cải thiện hệ thống quân y.  Nhưng đến nay thì với những “nỗ lực” của quân Nga trên chiến trường, tình trạng quá tải của các bệnh viện lại quay trở lại.

Hồi năm ngoái tôi có viết, khi Putox chết rồi thì những vấn đề của nước Nga mới bộc lộ, như những người thương binh Afghanistan bây giờ vẫn ngồi xin tiền ở các ga Metro ở Mátxcơva vậy. Khi đó thì đập bao nhiêu hàm răng của bọn Dư Luận Viên xứ “phía đông nước Lào” cũng không đủ. Bây giờ chúng nó hò hét chỉ để thỏa mãn tâm lý hiếu chiến, ghét phương Tây, chứ chẳng bao giờ nghĩ là chúng nó thì đang bắn súng bằng mồm còn ở bên Ukraine thì các thanh niên cả hai bên đang đổ ra những giọt máu thật.

Cái đất nước “phía đông nước Lào” này mới thực sự là lụn bại vì những tâm hồn ngu xuẩn như vậy. Đất nước muốn đi lên được là phải có đại đa số dân chúng suy nghĩ văn minh, tinh thần hòa bình, đoàn kết và cộng tác. Tôi cứ nhớ có lần chúng nó dọa tràn 64 cái T-90 mới mua sang chiếm làng chài Singapore mà kinh. Ngẫm kỹ ra, thời điểm này mà tràn xe tăng sang khéo người ta đánh chìm bố nó hết xuống đáy biển trước khi tới được làng chài. Ngu lâu khó đào tạo.

pl_571

2. Các diễn biến được cập nhật đến hết ngày 24 tháng 12 năm 2023

Trên chiến trường có gì?

Cách đây hơn 1 tuần khi uống cà phê với mấy anh chị bên Ukraine về, các anh chị đều dự đoán đêm Giáng sinh 24/12 bọn Nga sẽ bắn phá mạnh vào Ukraine vì lý do “Ukraine chuyển sang mừng Giáng sinh theo công giáo…” (Theo Chính thống, như tôi đã viết Lễ năm mới rất quan trọng và Giáng sinh thì vào ngày 07/01).

Nhưng đêm qua, theo báo cáo sáng ngày 25/12 của Bộ tổng tham mưu Ukraine thì số lượng UAV bị hạ là 32 chiếc, tên lửa hành trình là 2 quả.

Bình loạn : Tôi không biết là do nó cạn tên lửa, hay là nó sợ bị người Ukraine trả đũa – tức là từ bây giờ cứ bắn phá Kyiv thì Mátxcơva cũng sẽ hứng chịu những điều tương tự.

Về chiến trường, hai ngày liền mức độ tấn công của Nga nhìn chung là giảm, với số kiện hàng 200 xấp xỉ 800, số lượng xe tăng bị diệt cũng dưới 20. Chỉ có một con số cần chú ý một chút là lượng xe tải và xe bồn luôn ở mức cao. Hôm qua là 53 chiếc, hôm kia 27, hôm kìa 51 và 2 hôm trước nữa 21 và 48. Lượng pháo binh bị diệt không cao – chỉ đều đặn ở mức… 25 – 30 và tôi thấy đây là điều đáng mừng. Bác nào lái xe đi đường dài nhiều sẽ thấy, người đi được nhanh tổng thể không phải là người phóng nhanh thục mạng ở một quãng đường, mà là người giữ được tốc độ khá nhanh nhưng đều trên toàn thể hành trình.

3. Về chuyện cũ nhưng chưa hết nóng: Ukraine bắn hạ ba chiếc Su-34 và ngay lập tức Nga đáp trả. Bằng cái mồm của Konashenkov, lực lượng Phòng không nước này hạ 4 cái máy bay chiến đấu của Ukraine.

Bình loạn : Câu chuyện vẫn là như thế, cứ bị đòn đau là Konashenkov lại nói văng cả nước bọt để trấn an báo chí xứ “phía đông nước Lào”.

Quay lại với việc lực lượng Phòng không – không quân Ukraine công bố họ đã bắn hạ 3 máy bay ném bom chiến đấu Su-34 của Nga ở phía nam đất nước, tôi xin báo cáo thêm như thế này:

13 giờ ngày 21/12/2023, tôi nhận được lời nhắn từ… đâu đó rằng: cứ dịch bài phỏng vấn anh Yurii Ignat và đưa lên đi. Từ đó tôi đã ngờ là có chuyện hay sắp xảy ra. Thì sau đó có tin, đầu tiên là Hà Lan giao cho Ukraine 18 chiếc F-16 trong đó có 3 chiếc huấn luyện. Xin ngược lại với bài phỏng vấn, anh Ignat nói là “không rõ phiên bản sửa đổi nào, nhưng nếu thua kém máy bay Nga thì chúng ta không có lợi thế”. Tôi hiểu là thời gian qua người ta đã mất một số thời gian vừa nâng cấp máy bay, vừa đào tạo kỹ sư và thợ máy cho Ukraine.

Đến sau đó thì tình hình còn bất ngờ hơn: Tin Ukraine bắn rơi 3 cường kích Su-34, được cho là dùng tên lửa Patriot. Hôm qua có anh em hỏi tôi, vậy thì họ bắn bằng cái gì? Tôi nói rằng, khả năng cao nhất vẫn là Patriot nhưng từ bây giờ trở đi, thì khó cho không quân Nga rất nhiều.

Hệ thống phòng không dù tốt đến mấy, thì vẫn có những vùng trống về độ phủ của nó, do tính cơ động của chúng thấp và điều này người Nga hoàn toàn có thể tính toán được, để vạch ra cho máy bay mình những hành lang an toàn. Nhưng bây giờ với sự có mặt của những chiếc tiêm kích F-16, coi như những hành lang đó không còn nữa. Phương án tác chiến của phòng không Ukraine vẫn có thể là sự kết hợp giữa Patriot thật với Patriot cao su bơm hơi – như tên lửa SAM-2 bằng gỗ xoan của ta hồi chiến tranh với Hoa Kỳ ấy mà… nhưng cứ hễ máy bay Nga vào tầm kiểm soát của F-16 thì không thể thoát.

Tôi đánh giá đây là một đòn giáng mạnh vào Putox. Vì trước đến nay Không quân nước này xét về lực lượng Cường kích, dựa trên xương sống là Su-25 và một ít Su-24, và với những nhiệm vụ quan trọng sẽ sử dụng máy bay Su-34 là loại được trang bị bom dẫn đường và tên lửa Kh-59, có thể thực hiện các cuộc tấn công tầm xa hơn.

Tin bắn rơi 3 Su-34 được loan ra với thông tin, đó là chiến công của Patriot, nhưng lại trùng với thời điểm thông tin “giao F-16” và vẫn có những ý kiến cho rằng, có ít nhất một chiếc Sukhoi bị bắn hạ bởi F-16, đã làm xuất hiện một kịch bản thú vị: Không rõ Sukhoi bị bắn bởi cái gì, vì so với cả hai thứ Patriot và F-16, thì Su-34 là vũ khí hiện đại nhất (được đưa vào phục vụ chính thức năm 2014). Và dù nó bị rụng bởi cái gì thì cũng… hóa ra lâu nay Nga bốc phét về tính bất khả chiến bại của loại máy bay này. Nếu không tính Su-57 đang tồn tại dưới dạng huyền thoại như xe tăng T-14 “Armata”, Su-34 là thứ máy bay mạnh nhất, vũ khí tối thượng của Nga.

Câu chuyện chưa dừng lại ở đó, hôm sau Lực lượng phòng không – không quân Ukraine tuyên bố vào ngày hôm sau hạ thêm một Su-34 và một Su-30 nữa. Đúng là hai ngày không đẹp tí nào với Sukhoi. Thế giới bắt đầu nhận ra rằng tất cả những tính năng tự bảo vệ của máy bay Nga, chỉ là ảo tưởng. Điều này trong bộ phim của Dmytro Komarov trước đây đã phỏng vấn rất kỹ người dân vùng Chernihiv, họ mô tả chi tiết việc chiếc Su-25 của Nga thả bẫy nhiệt đến hết rồi vẫn dính tên lửa không đối không của tiêm kích Ukraine, mà đó là tên lửa Liên Xô cũ!

Về tình hình máy bay F-16 cho Ukraine, chẳng ai trong số chúng ta biết nó có từ khi nào, khi nào được giao và bao nhiêu chiếc, từ những đối tác nào… Nhưng có một điều chắc chắn là một khối lượng công việc khổng lồ phải làm xong trước khi F-16 về đến Ukraine.

Việc F-16 tham chiến trong cuộc chiến tranh Vệ quốc của Ukraine chống xâm lược Nga, máy bay cất cánh ở một sân bay và hạ cánh ở một sân bay khác sẽ là chắc chắn. Vì vậy việc chuẩn bị cho nó một số lượng lớn các sân bay dã chiến nhưng lại đảm bảo ngụy trang bí mật, là một yêu cầu bắt buộc. Không những thế hệ thống chỉ huy tác chiến của Không quân Ukraine cũng phải được nâng cấp đồng bộ… Vì vậy những việc này khi được tiến hành phải từ cách đây từ 6 tháng đến 1 năm. Ngay cả việc giao máy bay cũng vậy, không phải mang sang ấn vào tay phi công Ukraine, mà họ đã nhận chúng ở nước ngoài từ cách đây một thời gian rồi, chẳng qua là chưa được phép bay về mà thôi.

Sau Hà Lan, chắc chắn sẽ dẫn đến việc các nước đua nhau “giao” máy bay F-16 cho Ukraine, mà tôi đoán chỉ trong 1 tuần đầu tháng 1/2024 là đã có số lượng mấy chục đến cả trăm chiếc.

Để “đáp trả” việc này, nguyên soái ván ép Shoigu tuyên bố công nghiệp quốc phòng Nga tăng sản lượng máy bay lên gấp vài lần (hai hay năm lần nhỉ???). Để trả lời cho hắn, xin quý vị xem video dưới đây, trong đó Medvedev đi thăm một nhà máy sản xuất nòng pháo và cái máy do Cộng hòa Áo sản xuất thập niên 1970 nay vẫn là chủ lực:

Nhìn chung, khi mà không sản xuất được máy cái thì chẳng thể tăng năng suất lên được. Như tôi thường bảo các vận động viên bơi nhí của mình là: khi kỹ thuật bơi mà không tốt thì càng cố bơi nhanh, chỉ có là chậm lại chứ không nhanh lên được. Nên anh bảo Shoigu này, chú đừng có bốc phét. Tăng năng suất sản xuất ván ép còn khó đấy, đừng có nói máy bay. Rồi thì đến quan tài các chú còn chẳng tăng năng suất được đâu.

Ngày 23/12 vừa qua, Tổng thống Zelenskyy đã trích dẫn một báo cáo của HUR tức cơ quan tình báo quân sự Ukraine, cho thấy sự chậm lại đáng chú ý trong khu phức hợp công nghiệp – quân sự của Nga. Bây giờ là ở thời điểm gần 22 tháng sau cuộc xâm lược toàn diện của Putox vào Ukraine diễn ra và cái tình hình này, tôi đã báo cáo các bác từ hồi… tháng Năm năm 2022, để từ từ tôi tìm ra bài nào sẽ dẫn lại link. Khi đó tôi viết là, do không sản xuất được máy cái và công nghệ chắp vá, nếu tăng sản lượng sẽ dẫn đến một giai đoạn máy móc hỏng hàng loạt mà không bù đắp được, và khi đó thì công nghiệp quốc phòng Nga sẽ hết hơi. Hồi đó tôi đoán thời điểm sẽ là khoảng từ 1 năm trở ra, và bây giờ thì hóa ra sai số nhiều cũng chỉ vài tháng.

Buồn cười nhất là, truyền thông Nga nó lố bịch đến mức, chính báo chí xứ “phía đông nước Lào” cũng phải thừa nhận Sau mỗil ần chịu thiệt hại lớn trên chiến trường, Bộ Quốc phòng Nga lại công bố đối phương hứng chịu tổn thất lớn hơn.”

Ha ha ha, đọc mà cười đến chết.

pl_572

4. Liên quan đến máy bay F-16, có một bác comment trên tường nhà tôi về máy bay MiG-29 của Liên Xô cũ, như một loại máy bay kỳ diệu bị hắt hủi:

“Tôi đã từng xem F16 và MIG 29, Eurofighter, Rafale… bay biểu diễn các động tác khó trong thực chiến thì tất cả các máy bay chiến đấu hạng nhẹ đều thua MIG 29. Tôi xem biểu diễn ở Đức, phải công nhận là nhiều động tác khó thì MIG 29 thể hiện vượt trội so với nhiều máy bay phương Tây thật.

Sau khi biểu diễn các động tác siêu khó thì MIG 29 được cả các chuyên gia phương Tây đánh giá cao nhất (ví dụ như bay Cobra (rắn hổ mang) hoặc tạo ra một bức tường âm thanh (máy bay vẫn nhào lộn ngay trên đầu mình mà mình không nghe thấy tiếng gầm rú của động cơ), các máy bay khác không thể thực hiện được, Eurofighter của châu Âu luôn tự hào về khí động học đỉnh cao với 2 cánh tam giác phụ ở mũi, gần buồng lái cũng phải chào thua. Đã có thời gian nhiều đội bay biểu diễn của một số nước chọn MIG29 làm máy bay biểu diễn đó bạn. Sau khi khi nhiều máy bay tiêm kích hạng nhẹ biểu diễn thì MIG 29 được vỗ tay nhiều nhất. Thất vọng nhất lại là Eurofighter mới lạ chứ.”

• Vậy, câu hỏi đầu tiên, bao nhiêu đội bay biểu diễn trên thế giới sử dụng MiG-29 từ trước đến nay? Theo Wikipedia, trong link này là các đội biểu diễn trên thế giới. Trong đó Nga có 2 đội, đội “Những con chim ưng Nga” dùng MiG-29, đội “Những tráng sĩ Nga” dùng Su-30SM và trước đây có một đội nữa là “Những con chim ưng Ukraine” dùng MiG-29. Ngoài ra không có đội nào trên thế giới sử dụng máy bay Liên Xô cũ hoặc Nga để biểu diễn, trừ một số trường hợp phi công “mượn” máy bay Nga để biểu diễn cá nhân. Tất nhiên nếu tính tỉ lệ thì MiG-29 vẫn thắng thế nếu quy ra số đội, là gấp đôi so với sử dụng Sukhoi.

Câu hỏi thứ hai, vậy MiG-29 có thực sự “ngon cỡ khủng” như người ta vẫn thường nói hay không?

Chưa cần nói đến cạnh tranh máy bay Nga với phương Tây, ngay trong máy bay Nga với nhau cũng có những cạnh tranh nhất định. Và thắng thế hiện nay thuộc về Cục thiết kế - tập đoàn Sukhoi chứ không phải Mikoyan, điều này diễn ra từ trước năm 1991 là thời điểm Liên Xô sụp đổ, chứ không phải đến nay mới diễn ra. Vì vậy, chiếc MiG-29 ra đời năm 1977 dường như là một nạn nhân của cuộc chiến này.

Có thể nói, nó là thứ máy bay của Liên Xô được thiết kế với một hình dạng hoàn toàn khác, mang tính cách mạng. Người ta nói rằng, trên các nguồn tin đại chúng hiện nay thời điểm ra mắt của nó còn bị điều chỉnh lại cho sau thời điểm ra mắt của đối thủ trực tiếp – chiếc Su-27 của Sukhoi vì cả hai chiếc đều có hình dáng cách mạng tương tự nhau. Điều đáng nói là cả hai chiếc này của Liên Xô đều chạy sau các hình dáng cách mạng của những đối thủ trực tiếp từ Hoa Kỳ, là chiếc F-4 (1960) rồi sau đó là F-16 (1974) là các tiêm kích hạng nhẹ và F-14 (1970) là cường kích. Vì vậy cả hai chiếc MiG-29 và Su-27 đều thu hút được sự tò mò, chú ý của giới quân sự phương Tây khi nó lộ diện dần ở thời điểm Liên Xô sụp đổ.

Do tính chất của các cuộc không chiến thay đổi cùng với sự phát triển của công nghệ vũ khí trên không và công nghệ xâm nhập sâu vào chỉ huy tác chiến, nhu cầu về tiêm kích đánh chặn của Liên Xô và Nga dần giảm đi. Nhường chỗ cho những máy bay cỡ lớn hơn, mang được nhiều vũ khí hơn và tầm bay xa hơn – cũng do đất nước này quá rộng lớn và là đất nước lục địa, không cần phát triển tàu sân bay. Điều này dẫn đến sự lép vế của MiG-29 so với Su-27 và các mẫu về sau của chúng cũng như vậy.

Và tình trạng này cũng dẫn đến một hiện tượng trên môi trường thông tin, ngay cả trong nước Nga: xuất hiện rất nhiều bài vửa ca ngợi, vừa than thở cho số phận của MiG-29, đặc biệt sau khi Valery Menitsky – phi công thử nghiệm nổi tiếng của Liên Xô chuyên bay cho Cục thiết kế Mikoyan, chết năm 2008.

Phải nói rằng, Liên Xô và Nga có một truyền thống rất đặc biệt, độc đáo là luôn tập trung đào tạo được những phi công thượng thặng, có thể làm được những việc mà các phi công khác không thể làm được. Nhưng cũng có một truyền thống khác nữa là các phi công này không được phép khuyến khích các phi công trẻ thực hiện những động tác tương tự, nếu chưa được kiểm tra thật kỹ lưỡng và chỉ khi người đó có những tố chất của một phi công Ace, mới nhận được chương trình huấn luyện đặc biệt.

Có thể nói, với Liên Xô cũ và Nga thì các phi công biểu diễn này là những nghệ sĩ xiếc đi bán máy bay, chứ không phải là những phi công bình thường. Trong khi đó để tiến hành một cuộc chiến tranh, người ta cần những máy bay tiêu chuẩn với phi công tiêu chuẩn nhưng với số lượng đủ đến dồi dào.

Để đáp ứng những thần thoại của Nga thì phương Tây cũng không ngần ngại tung ra những bài báo mang tính câu khách rẻ tiền, ca ngợi MiG-29 như một vũ khí thần bí của Nga. Tuy nhiên, chẳng hạn như phi công Canada Bob Wade là người đầu tiên từ phương Tây được bay trên một chiếc MiG-29, thì ông này kể lại rằng, Valery Menitsky ngồi đằng sau làm được những động tác không tưởng trên chiếc 29, nhưng ông ấy vẫn không thấy rằng đó là một ý tưởng hay, thực tế đó là những việc làm không cần thiết trong không chiến hiện đại.

Một phi công chiến đấu trên một diễn đàn quân sự viết, những gì MiG-29 làm được thì các máy bay khác cũng làm được, nhưng hoặc là dễ hơn nhiều, hoặc là nguy hiểm hơn nhiều vì hầu hết các máy bay phương Tây đều rất hiện đại và có hệ thống điều khiển rất nhạy. Vì thế họ không được khuyến khích “biểu diễn” những “trò xiếc” trên máy bay chiến đấu. Nếu ai đó đã xem thật kỹ cả hai bản “Top Gun” sẽ thấy có sự thay đổi rất lớn từ các nhà “bịa phim”: trong bản cũ ca ngợi kỹ thuật không chiến theo kiểu xiếc, tức đánh quần hay dog-fighting rất mạnh, thì đến bản mới dù vẫn cố lồng vào dạng tiếp cận này (với chiếc F-14 Tomcat) nhưng đã quay mạnh sang tiếp cận tính khoa học trong tính toán phương án tác chiến khi thả bom tiêu diệt căn cứ hạt nhân của nước nào đó.

Cũng theo Bob Wade, thì MiG-29 không kỳ diệu như những đồn đoán về nó mà nó đầy nhược điểm, nhưng chắc chắn nó là thứ tốt nhất của Liên Xô và cả Nga bây giờ mà họ - người Nga có thể làm được. Ông nhận xét, cái máy bay quá thô thiển dù nhìn xa nó có hình dáng rất đẹp, và những nhược điểm về khí động học được bù bằng động cơ rất mạnh. Những nhược điểm này sẽ bộc lộ ra ở những phiên bản xuất khẩu và sản xuất đại trà. Về sau thì chính Valery Menitsky cũng thừa nhận những điều đó là đúng.

Quay lại với F-16 trên bầu trời Ukraine, ngoài những quảng cáo về nó, thì còn có những vấn đề khác mà trước đây như tôi đã viết trong một bài nào rồi: nó không phải là gì ghê gớm nhưng lại rất phù hợp với người Ukraine hiện nay. Do quá coi trọng cường kích tấn công, Nga không có bất cứ một đối trọng nào với F-16 về độ nhanh nhẹn, trừ… MiG-29 nếu họ còn trong kho. MiG-29 với tỉ số công suất / khối lượng 1.09, cao hơn bất cứ Sukhoi nào còn F-16 là 1.095 – đúng là MiG-29 dù to nặng gần gấp đôi so với F-16 nhưng rất mạnh về tỉ lệ này. Với những vũ khí không đối không tầm xa F-16 mang được nó hoàn toàn đảm nhận được nhiệm vụ đánh chặn làm chủ bầu trời Ukraine.

Không quân Nga hiện nay được cho là còn 270 chiếc MiG-29 ở trong các kho khắp đất nước, nhưng nó thuộc vài phiên bản và chắc chắn không có phiên bản nào sánh được MiG-29 đã nâng cấp của Ba Lan – đã giao hết 42 chiếc cho Ukraine. Tuy vậy, như tôi đã viết do tính chất không chiến đã thay đổi, tính dog-fighting đã giảm rất nhiều nên việc MiG-29 hay Sukhoi của Nga bị F-16 hạ từ xa, cũng chẳng có gì đáng phải bàn cãi nhiều. 

pl_573

5. Lại tiếp tục những hình dung về tương lai cuộc chiến

Hôm 18/12, một cơ quan truyền thông Hà Lan đưa tin rằng một cựu sĩ quan Wagner đã tiếp cận Tòa án Hình sự Quốc tế tại La Haye để yêu cầu đưa ra bằng chứng về tội ác chiến tranh của Nga ở Ukraine. Theo chương trình tin tức Hà Lan EenVandaag, cựu sĩ quan Wagner đang ở Hà Lan để yêu cầu tòa án ra phán quyết trước tòa. Người này được xác định là Igor Salikov và được cho là đã yêu cầu tị nạn ở Hà Lan để đổi lấy việc làm chứng trước tòa. Salikov khai rằng hắn ta đã ở miền đông Ukraine vào năm 2014 khi Nga chiếm Crimea và cũng tham gia vào cuộc xâm lược Ukraine năm 2022. Salikov nói: “Tôi biết lệnh thực hiện hành vi tàn bạo đến từ đâu.”

Bình loạn : Việc này sẽ bồi thêm những lệnh truy nã trước đây dành cho nhiều chóp bu Nga, thậm chí cả Putox. Tất nhiên hắn sẽ lợi dụng để kích động tâm lý thù hằn phương Tây của dân chúng Nga.

Trong những ngày qua, liên tục những bài trên truyền thông tất nhiên từ nguồn Nga sau đó được báo chí xứ “phía Đông nước Lào” sung sướng vồ lấy, bắt đầu nói nhiều đến “phương Tây phải tính đến phương án Nga giành chiến thắng” (Truyền hình Nghệ An) và “Vị thế của Putox lên cao so với Zelenskyy” (cũng hãng này). “Rân chí cao” còn có bài Với người Nga, nước Nga:Tổng thống Putox là lựa chọn tất yếu của lịch sử của thằng rồ Lee Yutong. Nhưng lại có bài “Putox “âm thầm” ra dấu về lệnh ngừng bắn ở Ukraine?” của tờ này.

Chúng ta có thể đưa ra nhiều nhận xét khác nhau, thậm chí trái ngược nhau về một nhân cách biến thái Putox, một người được đánh giá là trí tuệ thầm thường nhưng lại chai sạn quen với những hành động bẩn thỉu… Nhưng cũng cần phải nhận ra một mạch logic tất yếu rằng:

- Thứ nhất, thực trạng quân đội Nga trên chiến trường, đã cực kỳ kiệt quệ trên phần lớn các khu vực. Ngay cả những nơi đang diễn ra các cuộc tấn công, chúng cũng thua rất xa thời chúng còn mạnh năm ngoái là thời chiếm Sievierodonetsk và Lysychansk.

- Thứ hai, công nghiệp quốc phòng Nga hoàn toàn không thể đáp ứng được những nhu cầu tấn công tối thiểu ở mức chiến dịch, do vậy chỉ tiến hành được những trận đánh mang tính cục bộ, như tôi ví von là “cấp xã” (Bakhmut, Avdiivka… đều là cấp xã cả).

- Thứ ba, kinh tế Nga được tuyên bố lảm nhảm là càng cấm vận thì càng mạnh, thì nó cũng không thể chỉ sống bằng nước bọt của Putox và Medvedev, của Lavrov và Zakharova… Đã đến lúc dân Nga ngấm đòn vì giá thực phẩm, là những thứ thiết yếu nhất đã tăng. Biện pháp vặt lông vịt của Putox để đắp vào chiến tranh, là đánh vào dạ dày của dân, đã phải giảm bớt bằng cách… miễn thuế thịt gà nhập khẩu. Quý vị thử hình dung, khi tôi ở Nga thì thịt gà là thứ protein rẻ nhất (toàn mua về tần thuốc bắc), dành cho người nghèo còn người giàu thì ăn gan ngỗng Hung-gia-lợi kia. Thế mà bây giờ thịt gà còn phải tăng thuế, thì đúng là “càng cấm vận thuế Nga càng tăng mạnh” mới là đúng.

- Thứ tư, cuộc chiến bế tắc toàn tập cho Nga vì chỉ có duy nhất một cách tăng quân số và quẳng vào trận chiến một cách vô nghĩa, chắc chắn sẽ dẫn đến những tác động xã hội.

- Thứ năm, cuộc bầu cử đã tuyên bố của Putox, không thể diễn ra trong tình trạng chiến tranh dù là tuyên bố chỉ là “Chiến dịch quân sự đặc biệt.” Trên mạng xã hội Nga đã xuất hiện những thông tin dạng như thế này:

(1) Số lượng lính Nga chết và bị thương là khủng khiếp.

(2) Lượng vũ khí Nga bị mất nhiều không tưởng tượng được.

(3) Hạ tầng giao thông và dân sinh nói chung của các vùng, trước chiến tranh đã xuống cấp nghiêm trọng và từ bây giờ sẽ không có khả năng cải thiện trong ít nhất 10 – 15 năm tới vì chiến tranh đã dẫn đến một đất nước HẾT TIỀN.

(4) Các làng mạc hoang vắng không có đàn ông, không có người lao động.

(5) Y tế và giáo dục do đó cũng sẽ xuống cấp theo, không có bệnh viện, thiếu giường, thiếu thuốc, thiếu bác sĩ, thiếu giáo viên, thiếu bệnh nhân (vì chết nhanh quá) và thiếu luôn cả học sinh (đẻ làm sao được!)… Hiện nay “kinh tế Nga đang rất mạnh” (nhờ cấm vận!) nhưng chỉ sang năm hoặc cùng lắm, 18 tháng nữa thì sẽ cạn tiền cùng với những lệnh cấm vận đó, cùng với một đất nước thiếu hụt lao động và hạ tầng bị tàn phá, thì không ai có thể nuôi được 140 triệu dân đó và dẫn đến nạn đói, với đúng nghĩa đen.

Đến đây, chúng ta hình dung ra luôn được rằng, chính Putox mới là con chuột bị dồn vào góc tường, mà phần lớn là do chính hắn gây ra. Thực tế, người Ukraine chẳng cần làm gì nhiều, chỉ cần những tác động trên chiến trường đi đúng cái hướng góc tường đó là đủ.

Thực tế, không cần chờ 1 năm hay 18 tháng, mà chỉ cần trong tháng 1 và tháng 2/2024 có những diễn biến trên chiến trường đủ để ảnh hưởng đến chính trường Nga, thì con chuột kia cũng có thể bị hóa kiếp rồi. Đó cũng là lý do tại sao tôi một mặt cho rằng gói viện trợ 61 tỉ có thì quá tốt, nhưng nếu không có thì… mọi sự có khi còn diễn ra nhanh hơn. Hơn thế nữa, không có tiền chỗ này thì có tiền ở chỗ khác. Nga vẫn có những tài sản đang gửi ở nước ngoài có thể trao cho Ukraine.

Điện Kremlin hôm thứ Sáu đe dọa “những hậu quả nghiêm trọng” đối với châu Âu và Mỹ nếu tài sản của Nga ở nước ngoài được cung cấp để hỗ trợ ngân sách và nỗ lực chiến tranh của Ukraine. Những điều này có thể bao gồm việc “ăn miếng trả miếng tài chính hoặc thậm chí là cắt đứt quan hệ ngoại giao.”

Bình loạn : Ơ hay quá, ăn miếng trả miếng đi! Chuyện này giống như anh AQ tuyên bố: một mình tao đuổi việc cả công ty chúng mày và bỏ đi về.

Tôi vẫn chưa yên với việc F-16: 18 chiếc vừa rồi từ Hà Lan xảy ra khi dư luận thế giới ủng hộ Ukraine ngày càng lo lắng về viện trợ từ các đồng minh phương Tây có thể bị hoặc chậm lại, hoặc tệ hơn là dừng hẳn. Nhưng như tôi đã nhận xét, để đem lại những biến đổi lớn và nhanh trên chiến trường, Ukraine không hẳn cần 61 tỉ đô-la, mà cần những vũ khí “thay đổi cuộc chơi” như ông Valerii Zaluzhnyi nói. Có lẽ là quá trình “khổ nhục kế” đã bắt đầu kết thúc và bước sang một giai đoạn mới.

Thường là, đã có cái này thì có cái kia, đã không có cái này thì không có cái kia. Bradley kéo theo Leopard và Leopard lại kéo theo Abram… Bây giờ F-16 không phải  là cái gì ghê gớm nhưng chắc chắn nó kéo theo GLSDB và ATACMS… khi đó thì chuột Putox không chết mới là lạ. Và thời điểm khéo không đến được ngày bầu cử 17/03 đâu.

PHÚC LAI 25.12.2023

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn