Phúc Lai - Cuộc chiến tranh sẽ kéo dài 10 năm nữa !

Thứ Sáu, 08 Tháng Mười Hai 20236:00 SA(Xem: 608)
Phúc Lai - Cuộc chiến tranh sẽ kéo dài 10 năm nữa !

av_16 

1. Chúng ta hãy bắt đầu với những gì khó chịu nhất: “Nga coi Ukraine trung lập, yếu ớt (phi quân sự hóa) là nền tảng cho hòa bình”

Nga tin rằng hòa bình lâu dài với Ukraine chỉ có thể xảy ra nếu phương Tây ngừng gửi vũ khí và nếu Kyiv chấp nhận “thực tế lãnh thổ mới,” Bộ Ngoại giao Nga nói với AFP.

Cái loa của Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova cho biết trong một cuộc phỏng vấn rằng Mátxcơva sẵn sàng đàm phán nhưng nói thêm: “Hiện tại, chúng tôi không thấy ý chí chính trị cho hòa bình ở Kyiv hay ở phương Tây.”

Con mẹ này cũng nói rằng, để bất kỳ thỏa thuận nào xảy ra, Ukraine phải có tư cách trung lập và quyền lợi của cư dân nói tiếng Nga cần được bảo vệ. Y thị nói: “Chúng tôi sẽ không cho phép sự tồn tại của một quốc gia Quốc xã hung hãn bên lãnh thổ của chúng tôi gây nguy hiểm cho Nga và các nước láng giềng”.

Zakharova cũng bác bỏ “công thức hòa bình” do Zelensky đề xuất, trong đó có quy định rằng quân đội Nga phải rời khỏi toàn bộ Ukraine, đề xuất của Kyiv đưa ra năm ngoái “không liên quan gì đến hòa bình và là một loạt tối hậu thư cho Nga để biện minh cho việc tiếp tục hành động quân sự”, tức là – “Ukraine muốn Nga 'đầu hàng'!” – Zakharova cáo buộc Kyiv không muốn “tính đến thực tế hiện tại và... theo đuổi một mục tiêu hoàn toàn khác – đánh bại đất nước chúng ta với sự giúp đỡ của phương Tây.”

Bình loạn : Tôi không ủng hộ ăn thịt chó dưới mọi hình thức, nhưng cũng có những con chó không nên để cho nó sủa lâu hơn nữa. Tạm thời cần lắp cho nó cái rọ mõm!

Lâu nay, Nga đã cố gắng coi chính phủ Ukraine thân phương Tây do Tổng thống Volodymyr Zelensky – một người Do Thái đứng đầu là một người theo chủ nghĩa phát-xít mới, và sử dụng điều này như một cái cớ để tấn công Ukraine. Đến giờ phút này mà nó còn lải nhải những điều như thế, chẳng khác gì báo của xứ Xô-viết Nghệ Tĩnh. Cả thế giới người ta lên án Nga và ủng hộ Ukraine, nói những điều thối tha như vậy đến dân Nga họ còn chẳng nghe được nữa chứ nói gì đến nhân loại tiến bộ.

2. Đến đây chúng ta cũng đã rõ, hắn – con chó đầu đàn Putox chỉ hy vọng kéo dài chiến tranh đến tháng 11/2024 là thời điểm nước Mỹ bầu cử, đặt cược cho sự thắng cử của Donald Trump. Và hắn tự tin đi Trung Đông thăm UAE và Saudi, coi như về đến nhà Avdiivka sẽ có thắng lợi giòn giã theo lời hứa của cặp Shoigu– Gerasimov. Từ đó hắn đăng đàn trước toàn dân chúng, tuyên bố chiến thắng của chiến dịch The Battle of Donbas đã kết thúc với thắng lợi của The Battle of Avdiivka; ngoại giao nước ta có nhiều khởi sắc với sự ủng hộ của Gấu Trúc, của Kim Văn Uỷn và bây giờ là cả Trung Đông nghiêng theo chúng ta. Do đó tôi tuyên bố chiến dịch bầu cử bắt đầu, tôi đại diện cho Đảng nước Nga thống nhất ra tranh cử. Đẹp như trong tranh.

Vậy thực sự vị thế của hắn mạnh mẽ đến đâu?

2.1. Trung Quốc ở đâu trong ván bài Ukraine của Putox? Nói ngược lại, ván bài Ukraine của Putox có ý nghĩa như thế nào với sự tồn tại và phát triển của Trung Quốc?

Năm 2019, một nhà máy sản xuất nước đóng chai của Trung Quốc ở Nga đã phải đóng cửa do những phản đối của dân chúng địa phương. Dự án của công ty AquaSib có công suất 190 triệu lít nước đóng chai mỗi năm từ nguồn nước hồ Baikal bị đóng cửa. Nguồn nước là một trong những điều mà Trung Quốc thèm khát mỗi khi ngó sang vùng Viễn Đông của Nga, trong hoàn cảnh các nguồn nước của họ ở vùng Mãn Châu càng ngày càng ô nhiễm nặng nề.

Thái độ của Trung Quốc với vùng Viễn Đông của Nga nhìn chung là dù rất hòa hoãn ở thời của Tập, nhưng có vẻ như không thay đổi bao nhiêu so với thời năm 1969, mặc dù quan hệ hai nước đã cải thiện nhiều sau lần phân định biên giới gần đây nhất, năm 2005. Nhưng với cuộc chiến tranh của Putox ở Ukraine, thì chính sách của Trung Quốc với vấn đề biên giới và lãnh thổ lại nổi lên.

Tháng Ba năm 2023, Bộ Tài nguyên tự nhiên Trung Quốc ra quyết định: 8 thành phố ven biên giới Nga – Trung của Nga phải được in trên các bản đồ của Trung Quốc theo tên Trung Quốc – điển hình là Vladivostok phải được in là Hải Sâm Uy, chứ không phải là “Phù Lôi Địch Ốc Tư Thác Khắc” [符拉迪沃斯托克] tức là phiên âm tiếng Nga ra tiếng Trung. Điều này đã làm phát sinh thái độ phản đối của phía Nga, nhưng nhanh chóng nó bị dập đi “vì đại cục” – đó là thời điểm Putox sắp đi Thượng Hải.

Cá nhân tôi đánh giá động thái này của phía Trung Quốc như một đòn dứ thử thái độ của Putox về vấn đề lãnh thổ Viễn Đông. Tạm thời tất cả dừng ở đó đã. Chiến lược của Trung Quốc về vấn đề này là: trước sau những lãnh thổ đã mất, sẽ bị thu hồi, mặc dù hiệp ước Nga – Thanh từ thế kỷ 19 vẫn được tôn trọng. Cách thu hồi sẽ là “mềm,” chứ không ngu ngốc dùng chiến tranh như Putox bây giờ.

pl_322

Đầu tiên cần phải nó đến chiến dịch di dân mà trước hết mục tiêu là Ngoại Mãn Châu, tức là vùng bây giờ Nga gọi là Priamurye, và cũng chính trên khu vực này vào đầu thế kỷ 20 sau Cách mạng tháng Mười Nga đã từng tồn tại một quốc gia là Cộng hòa Viễn Đông hay Cộng hòa Chita (bản đồ). Người ta tính ra rằng không chỉ Chita, mà cả vùng Viễn Đông của Nga tức là tất cả các VÙNG như Sakha (Yakutia), Amur, Khabarovsk, Primorye, Kamchatka, Magadan và Chukotka đều sẽ tràn ngập người Trung Quốc chỉ sau 20 đến cùng lắm 30 năm tính từ năm 2020. Tức là năm 2040 đến 2050 thì đây sẽ là cả một khu vực lớn của dân Trung Quốc định cư.

Một chính sách nữa của Trung Quốc được thi hành từ 20 năm qua, tức là khoảng từ năm 2000 đến 2005 là khuyến khích người Trung Quốc sau khi vào Nga thì kết hôn với người có quốc tịch Nga hoặc tìm cách nhập cư vào Nga đưa theo cả gia đình và nhập quốc tịch.

Chúng ta đang hình dung ra được một kế hoạch rất tinh vi: Khi mà có những vùng dân cư của Nga quá thưa thớt, điều kiện kinh tế của dân chúng nghèo khổ thì sẽ không thể chống đỡ được làn sóng nhập cư của người Trung Quốc vào đây. Sự chênh lệch dân số dọc biên giới là có thật – 6,3 triệu người ở vùng Viễn Đông của Nga phải đối mặt với 38,3 triệu người chỉ riêng ở Hắc Long Giang (黑龍江).

Hầu hết các phương tiện truyền thông phương Tây đều đưa ra những con số đáng báo động, một số kết luận có hai triệu người Trung Quốc, dự kiến đạt 10 triệu vào năm 2050. Tuy nhiên, cuộc điều tra dân số quốc gia mới nhất của Nga năm 2010 đã dự đoán số lượng cư dân Trung Quốc ở mức 30.000. Dữ liệu đến năm 2010 ước tính số lượng người di cư Trung Quốc vào khoảng 400.000 đến 550.000. Hơn một nửa số đó là ở khu vực châu Âu của Nga, nơi thị trường lao động lớn hơn và năng động hơn ở phía đông dãy Urals. Thành phố có đông người Trung Quốc nhất ở Nga là Mátxcơva, không phải Vladivostok hay Khabarovsk.

Thời gian qua với sau khi giá dầu sụt giảm và đồng rúp mất giá, ngày càng nhiều công nhân Trung Quốc chọn rời khỏi Nga. Hầu hết người di cư Trung Quốc là lao động tạm thời, không phải người định cư lâu dài. Họ làm việc trong lĩnh vực thương mại, xây dựng và nông nghiệp và gửi phần lớn thu nhập về cho gia đình. Trong hai năm qua, thu nhập trung bình của họ đã giảm 50 %. Năm 2016, mức lương trung bình hàng tháng ở Hắc Long Giang là 667 USD, trong khi ở Primorye, khu vực đông dân nhất ở Viễn Đông ngay bên kia biên giới, là 563 USD.

Đó là điều kiện mà chúng ta có thể cho rằng Putox yên tâm, không lo vùng Viễn Đông bị xâm lược “mềm”. Tuy nhiên, câu chuyện chưa dừng lại ở đó. Trong những năm qua, quá trình đầu tư của Trung Quốc vào Nga tăng nhanh và càng ngày càng có dấu hiệu tiếp tục tăng lên mạnh mẽ nữa, chứ không có dừng lại. Nhìn chung, Trung Quốc đang đầu tư vào Nga lớn hơn chính đầu tư trong nước của nước này. Ví dụ, họ đã cam kết đầu tư 28 tỉ USD để phát triển hạ tầng 13 cảng biển vùng Viễn Đông của Nga và đã chi 14,7 tỉ cho các dự án nông nghiệp cũng trong khu vực này.

Nhưng, cho đến trước cuộc chiến tranh của Putox ở Ukraine, chiến lược này vẫn chưa được định hình rõ ràng. Vì thế Trung Quốc quan tâm nhiều hơn đến các nước trước đây là những thực thể Cộng hòa Liên Xô cũ, nhìn chung là các nước Trung Á. Trong khi lợi dụng mua dầu khí giá rẻ của Nga, nhưng Trung Quốc vẫn nhìn ngó vào những nước có tiềm năng còn cao hơn Nga như Kazakhstan (dầu mỏ) và cả khí đốt của Azerbaijan nữa, đều là những ví dụ rất rõ ràng và cụ thể. Riêng trong năm 2018, Trung Quốc đã ký các hợp đồng làm ăn với các nước Trung Á của Liên Xô cũ tổng giá trị 304,9 tỉ đô-la.

Putox thua hết trận này đến trận khác ở Ukraine đặt ra cho họ Tập một bài toán, nhưng cũng là cơ hội chưa từng có. Thế trận đột ngột trở nên khác hẳn: Trước đây Mátxcơva luôn ở chiếu trên so với Bắc Kinh về quân sự, nay đột ngột biến thành cường quốc hạng trung, không chắc đã so được với các nước như Ấn Độ và đương nhiên không so được với Trung Quốc. Thế mạnh duy nhất của nước này bây giờ chỉ còn là DIỆN TÍCH QUÁ LỚN vì thế hầu như không thể bị xâm lược và đánh bại.

Nhưng nó có thể sụp đổ từ bên trong vì chính sức nặng của nó – chính quyền của Sa hoàng đổ năm 1917, và của Gorbachev năm 1991 là minh chứng rất điển hình. Vì thế bất cứ lúc nào nó sụp đổ, Trung Quốc phải là người có phần. Nếu năm 1991 Liên Xô sụp đổ ra thành những thực thể có đặc trưng rõ ràng về mặt dân tộc tạo ra các quốc gia riêng, thì nếu bây giờ nước Nga sụp đổ thêm một lần nữa sẽ tạo ra những thực thể vẫn có tính dân tộc, nhưng nhỏ yếu hơn nhiều. Và hầu hết số họ gần gũi với các sắc tộc Mông Cổ Mãn Châu hiện nay hơn là các dân Trung Á của lần sụp đổ trước. Gì chứ dân Mông Cổ – Mãn Châu thì Trung Quốc có đầy.

Kịch bản giả định có thể là, một nước cộng hòa đầu tiên tách ra, như Chita chẳng hạn chỗ Khabarovsk và nó tuyên bố độc lập khỏi Nga với cái tên là… Cộng hòa Ngoại Mãn Châu. Một thời gian sau Trung Quốc ngầm cho thành lập Khu tự trị Mãn Châu, rồi cộng hòa Mãn Châu trong Trung Quốc, rồi cái cộng hòa này nó vui lên sáp nhập với Ngoại Mãn Châu thì vui biết mấy.

Chuyện thêm, Italia vừa tuyên bố rút khỏi “Vành đai con đường” của Tập. Theo tôi thì đây mới là ông đầu tiên thôi, sẽ còn nhiều ông nữa rời khỏi vành đai. Chính trị Trung Quốc rối ren, ngay cả trò gây rối ra bên ngoài để giải quyết vấn đề bên trong của Tập, cũng bị phản đối ngay trong nội bộ với những ý kiến cho rằng, chẳng hạn như Trường Sa chiếm được thì hẵng quậy, chứ cứ như hiện nay chỉ làm mất lòng tin vào Trung Quốc trên trường quốc tế. Có thể Tập cũng cần chiến thắng thì sao? Lúc đó húp Ngoại Mãn Châu dễ và ngon hơn Biển Đông nhiều. Chỉ cần xúc tiến được Chita ly khai là Tập hạ cánh an toàn.

2.2. Putox đi Trung Đông, theo ý kiến của các bạn Facebook của tôi

Bác NTT viết:

Putox đi UAE, Saudi để lấy tiếng ủng hộ trước bầu cử, nhưng (sẽ) không có vị gì được. Cái duy nhất Putox muốn (và có thể làm) là thuyết phục họ tiếp tục cắt sản lượng. Nhưng họ cũng quá mỏi rồi và cắt cũng không có tác dụng. Từ hôm cắt đến giờ, 27/11, giá Brent giao ngay từ 83 xuống 75 đô la một thùng. Các nhà sản xuất khác cũng sẵn sàng bơm ra rồi.

Về tài trợ cho Ukraine, Mỹ cứ dền dứ, nhưng tôi cho dù thế nào Putox cũng không có kết cục tốt chỗ này đâu. Nếu Mỹ không viện trợ nữa, mà Ukraine vẫn đánh, thì Putox sẽ chết theo kiểu không có cách nào đỡ một cuộc chiến sống mái kéo dài. Ukraine lúc đó họ ở chân tường và sẽ chiến với gì mình có. Với những đồng minh thì cũng sẽ không bỏ cuộc. Khi đó Ukraine không bị sức ép phải đánh nhanh vì nếu nói chỉ cần phòng thủ, thì họ còn rất mạnh. Khả năng đánh sâu trong nước Nga là tốt và không có nhiều điều đáng sợ. Thích chơi nhau 10 năm sẽ có 10 năm

Nếu Mỹ xoay sở thông qua (được gói viện trợ), thì Putox lại ê mặt ra, coi như quân đội lại bị tơi tả thêm ít nhất 1 năm và ngay cả sau bầu cử 2024 của Mỹ thì việc này vẫn lặp lại mà Putox không có cách nào đỡ được.

Bác Ngọc Nguyễn viết:

Câu chuyện Nga thuyết phục Opec+ cắt giảm sản lượng cũng là bài ăn gian, xảo trá của Putox thôi. Một mặt hô hào cắt giảm nhưng Putox lại tuồn bán lậu cho Trung Quốc, Ấn Độ là hai thị thường rất lớn, câu chuyện “tầu ma” của Nga rất rõ ràng, đã vẫn chuyển bằng tàu ma rồi thì Opec kiểu soát kiểu gì? Trung, Ấn mua lậu của Nga với giá rẻ mạt, giảm lượng mua từ Opec thì giá phải giảm chứ tăng sao được? Nga thì còn nguồn thu nào đáng kể để nhập hàng của Tàu ngoài dầu mỏ, nên đắt rẻ thì Nga vẫn tăng chứ không giảm sản lượng được.

Trung Đông quan hệ với Nga để tối đa lợi ích từ đồng minh là ý tưởng tốt, nhưng trong mỗi quan hệ giá và sản lượng dầu mỏ hiện tại thì em thấy họ đang mất kiểm soát và mất nhiều hơn là được. Cuộc tấn công khủng bố của Hamas vào Israel em nghĩ cũng trong câu chuyện Putox cần giá dầu mỏ cao hơn để đến mặc cả với Trung, Ấn mà thôi.

2.3. Khả năng hỗ trợ của Kim Văn Uỷn cho Putox đến đâu?

Cho tới thời điểm này, tức là trận The Battle of Avdiivka đã được gần 2 tháng (3 ngày nữa là tròn), quân Nga nhờ có đạn pháo của Kim Uỷn mới tổ chức được trận đánh, vậy thì chúng có thể xài bao nhiêu đạn trong thời gian qua?

Theo ước tính của một chuyên gia quân sự với chiến tuyến hình chữ U dài 40 ki-lô-mét cho phía Nga và phòng tuyến của quân Ukraine khoảng 30 ki-lô-mét (vòng trong), thì đúng là số liệu cho biết chúng tập trung ở đây khoảng 40.000 quân là đáng tin cậy, và như vậy thì quân số của Ukraine tập trung ở đây không thể quá 20.000 quân. Với những ngày tấn công mạnh, Nga có thể bắn ở Avdiivka đến 25.000 quả đạn pháo, bình thường thì khoảng 15.000 đến 20.000 quả và toàn chiến trường đạt mức trung bình khoảng 20.000 quả cho một ngày. Như vậy trong thời gian qua chúng có thể tiêu tốn khoảng 120.000 quả đến dưới 200.000. Con số này chỉ để tham khảo, có thể không chính xác.

Để so sánh, theo CNN hôm 17/09 vừa qua công bố Ukraine đang bắn khoảng 6.000 quả đạn pháo một ngày. Còn “The New Voice of Ukraine” hôm 07/10 đưa con số Nga tiêu tốn ở giai đoạn chùng xuống cũng 15.000 quả đạn pháo một ngày. Như vậy con số 20.000 quả một ngày ở giai đoạn tấn công của Nga là ước tính khiêm tốn, thực tế có thể cao hơn như vậy và do đó, 2 tháng tiêu đến xấp xỉ 200.000 quả cũng là chấp nhận được.’

Về Bắc Triều Tiên, theo các thông tin công khai thì quân đội nước này có khoảng 10.000 khí tài pháo binh các loại, như vậy thường trực sử dụng được sẽ khoảng 2.500 đến dưới 4.000 là ở tình trạng sẵn sàng chiến đấu. Theo chuyên gia này thì nếu họ có 4.000 khẩu pháo, số lượng đạn pháo dự trữ không thể quá 4 triệu quả và do đó, nhiều nhất chỉ có thể chuyển cho Nga được 2 triệu quả với điều kiện phải sản xuất bù.

Về năng lực sản xuất, ông cho rằng Triều Tiên cũng sẽ như các nước dạng như… phía đông nước Lào, dù hai nước là khác nhau. Một nước cắm cúi phát triển kinh tế (như thế nào thì miễn bình luận, chủ yếu là buôn đất và tiêu diệt lẫn nhau bằng chứng khoán) và một nước thì phát triển quân đội nhưng có vẻ như là đói khát, cả hai đều không cho thấy có một nền sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa, nhưng chắc chắn là Triều Tiên có con người mới xã hội chủ nghĩa, còn xứ kia thì học sinh còn quây đánh cô giáo.

Vì vậy để sản xuất bù 1 triệu đạn vừa rồi, Triều Tiên có thể mất hàng năm, hàng vài năm trong khi vẫn máu… chiến tranh với Hàn Quốc. Trong câu chuyện này, không thể so sánh được với Hàn Quốc khi chỉ trong 41 ngày họ đã gửi cho Ukraine 330.000 quả đạn pháo 155mm, vì trong danh sách 10 nước công nghiệp của thế giới, Trung Quốc đứng đầu, Mỹ thứ hai, Nhật Bản thứ ba, Đức thứ tư, Ấn Độ thứ năm và Hàn Quốc thứ sáu, trên Italia, Pháp, Anh và Indonesia. Xứ phía Đông nước Lào không biết ở đâu và do đó, càng không biết Kim Văn Uỷn xếp hàng ở vị trí nào trong hoàn vũ nữa.

3. Và nhân tiện nói tiếp luôn chuyện trận đánh The Battle of Avdiivka

Tuần trước, sau khi bác bạn Facebook NTT nhắn tôi về thời tiết tuần này và bảo, tuần này ở chiến trường Ukraine bắt đầu lạnh, tuyết rơi nhiều… thì báo cáo của Bộ tổng tham mưu Ukraine ngày 04/12 (về ngày 03/12) số kiện hàng 200 của Nga chỉ là 770, xe tăng bị đốt 5 cái thì các ngày sau như sau:

05/12: 1030 / 7

06/12: 1270 / 13

07/12: 1120 / 18

Riêng hôm qua, trận Avdiivka diễn biến ác liệt hơn hẳn trên hướng Stepove. Sau khi quân Ukraine đẩy lùi được bọn Nga về phía sau đường tàu, Nga tổ chức tiếp những đợt tấn công mới và “có vẻ khác.” Đầu tiên, chúng để cho quân đi bộ để tấn công vì xe tăng và xe bọc thép bị pháo của Ukraine bắn chặn, không rẽ đi đâu được vì sợ trúng mìn. Sau khi bị thiệt hại nặng chúng tổ chức ít nhất hai đợt tấn công đáng được kể ở đây nhất, mỗi đợt sử dụng 10 xe tăng và một số xe bọc thép, theo sau có đến 100 lính. Điều này là khác vì trước đó chúng chỉ tổ chức những đợt tấn công bằng quân lính từ 10 đến 20 người.

Như thế, trước đây điều chúng ta nói rằng, chúng chờ trời rét để lại tấn công nhiều bằng xe tăng, là đúng. Kết quả là hôm qua không rõ chúng cho ra bao nhiêu xe tăng nhưng bị đốt mất 18 chiếc, và tôi cho rằng phần lớn là ở Avdiivka.

pl_323

Xin quý vị xem bản đồ số 1. Còn trên bản đồ số 2 của ISW thì khoảng cách chỗ hẹp nhất, cứ cho là những chỗ tô màu vàng do Nga tuyên bố đang làm chủ là đúng đi, thì vẫn cứ cách nhau đến… 6 ki-lô-mét. Và nếu tôi nhớ không nhầm, tôi đã báo cáo quý vị từ lâu về khả năng tấn công có kết quả của Nga theo hướng phía Nam Avdiivka – chỗ Opytne chẳng hạn, không phải là dễ. Còn phía bắc, do vướng khu công nghiệp quá khó khăn nên chúng mới mở rộng về hướng tây bắc ra tìm cách chiếm Stepove mà loay hoay mấy tuần chưa chiếm được.

pl_324

Tôi thấy thương hại cho bọn nhà báo pro-Putox xứ phía Đông nước Lào, chúng lải nhải “Nga khép gọng kìm vây quân Ukraine” cách đây cả tháng rồi, mà hai gọng kìm vẫn cách nhau xa thế! Thằng dịch giả Lolita và thằng Lee Yutong vốn hy vọng vào “nồi hầm” – tôi đang rất lo cho tính mạng của chúng sau vụ này.

Nếu nhìn lại những trận công thành lần trước của Nga, chẳng hạn rõ nhất là lần chiếm Sievierodonetsk, những ngày cuối trước khi quân Ukraine rút, là những ngày căng thẳng kinh khủng và các con số báo cáo nó rất khác. Chẳng hạn ngày 19/06/2022, 5 ngày trước khi quân Ukraine chính thức rút, số kiện hàng 200 của Nga chỉ là 250 và số xe tăng bị diệt chỉ có 3 chiếc. Những con số tương tự như thế nó là tiêu biểu của cả giai đoạn này.

Còn bây giờ thì ngày nào cũng xấp xỉ 1.000 kiện hàng 200, xe tăng toàn mười mấy hai mươi chiếc, nghĩa là cho xuất trận nhiều thì bị đốt nhiều, như cua nướng. Do vậy chúng ta có thể kết luận tạm như thế này: không chỉ là mốc 14/12 (một tuần nữa) chiếm xong Avdiivka để Putox tuyên bố chiến thắng, mà còn là KHÔNG BIẾT ĐẾN BAO GIỜ, tức là chỉ có thể chiếm được nếu người Ukraine chán bỏ đi để cho chiếm, vậy thôi.

Mà nếu đã như thế, thì theo quý vị tuần sau thằng già Putox ấy, hắn sẽ họp báo với tuyên bố cách gì?

4. Về cái gọi là “bất đồng, mất đoàn kết nội bộ” của giới lãnh đạo Ukraine trong thời gian vừa qua

Đầu tiên là từ phát biểu của Tổng tư lệnh Ukraine, ông Valerii Zaluzhnyi về chiến dịch phản công trong thời gian qua và sau đó là những phát biểu của ông Zelensky về Zaluzhnyi. Chuyện này đã có từ cách đây cả tháng, nhưng mới nhất cách đây 2 ngày, tờ báo mạng mất dạy Dân Chí có bài của một con điên Minh Phương nào đó: “Rạn nứt giữa Tổng thống và quân đội Ukraine” – nghe tít bài đã láo lếu rồi, vì sau đó nó nói đến quan hệ giữa hai người này chứ có quân đội nào ở đây. Không những thế nó còn dẫn những nguồn rất vu vơ, cuối bài thì… theo Express, mà không rõ có phải L’Express hay không.

Cũng cách đây 2 ngày, có bài nói của ông tướng Ben Hodges mà tôi rất tâm đắc vì những gì ông ấy nói, hoàn toàn trùng với những gì mình đã viết từ trước đến nay. Có thể sẽ có bác không hiểu lắm, tôi sẽ xin tóm tắt vào phần sau.

Đầu tiên, xin quay lại với phát biểu của ông Valerii Zaluzhnyi mà tôi cũng đã có bài viết về nó ngày 08/11/2023 tại đây. Trong đó tôi khẳng định không có chỉ trích nào từ Zelensky dành cho Valerii Zaluzhnyi. Còn về phát biểu của Valerii Zaluzhnyi thì báo chí xứ phía Đông nước Lào đã sung sướng hò hét: “Valerii Zaluzhnyi thừa nhận bế tắc.”

Tuy nhiên, Ben Hodges đã tát vào mặt bọn nhà báo “shit Putox thơm” này: ông ấy nói trong phát biểu của mình Zaluzhnyi không hề nói chút nào về bế tắc, vì bế tắc thì là KHÔNG CÓ GIẢI PHÁP, còn Zaluzhnyi thì nói có vướng mắc nhưng là có phương án giải quyết. Ben Hodges nhận xét Zaluzhnyi rất chuyên nghiệp và thẳng thắn, tất nhiên trên truyền thông thì ông không thể nói hết được ý mình, nhưng chắc chắn là ông khẳng định là tình thế khó khăn có giải pháp tài tình.

Vậy ý ông Zaluzhnyi là gì và sau đó, ý của Zelenskyy là gì? Những điều này cách đây 1 tháng chưa rõ, nhưng vừa rồi có rất nhiều bài báo, nhất là thẳng thắn phân tích, phê bình… đã làm chúng ta thấy rõ được:

Ý của Zaluzhnyi là phản công thế nào, thì cũng phải tuân theo các quy luật và quy tắc quân sự. Cuộc phản công của Ukraine mặc dù đã bị trì hoãn bởi chính họ vì tính không hợp lý của nó, mà phù hợp với ý tưởng của các nhà tài trợ và do đó nó không thành công. Cũng chính Zaluzhnyi là người ra lệnh dừng ngay lập tức cuộc phản công sau vài ngày bất lợi – điều này tôi còn được các nguồn Nga khẳng định. Chúng còn tỏ ra buồn vì ông này sáng suốt quá, nếu không thì quân đội Ukraine thực sự sẽ thiệt hại rất nặng.

Còn sau đó, ý của Zelenskyy là sự thừa nhận sai lầm của chính mình và, có trách móc giới quân sự trong đó có cả Zaluzhnyi rằng: đã là các nhà quân sự phải bảo vệ được ý kiến của mình chứ đừng để các ý kiến chính trị xen vào.

Vậy thôi. Vì vậy tôi mong quý vị đừng đọc báo chí xứ phía Đông nước Lào vì về tổng thể, chúng là bọn pro-Putox nên “shit Putox thơm”, tìm đủ trò bẩn thỉu để bôi nhọ người Ukraine; nhưng thỉnh thoảng chúng phi lên 1 bài không tệ, chẳng qua là chúng cần view của người đọc. Nhìn chung là truyền thông bẩn.

5. Vậy tại sao tôi lại hy vọng nhiều vào The Battle of Avdiivka và không quá quan tâm đến chuyện viện trợ của Hoa Kỳ cho Ukraine, dù nó rất quan trọng?

Theo các bản tin chiến sự chính thức của Ukraine công bố, từ 10/10/2023 mỗi ngày trung bình bọn Nga tấn công 70 đợt, trong khi đó từ 24/02/2022 đến trước thời điểm đó trung bình chúng tấn công 90 đợt trong một tuần. Con số này đủ cho chúng ta thấy được tính chất quan trọng của The Battle of Avdiivka trong ván bài của Putox.

Mặt khác, tôi có cảm giác rằng hắn chỉ biết một phần theo kiểu nửa biết, nửa không biết về hiện trạng quân đội và khả năng tổ chức tấn công thành công ở Avdiivka và cứ thế ra lệnh cho cặp Shoigu– Gerasimov phải tấn công và thắng lợi. Như chúng ta đã biết deadline lần trước là 04/11 phải chiếm được thành phố này. Bây giờ thì deadline ngày nào tôi… không biết, chỉ biết là thứ Năm tuần sau, 14/12 là tuyên bố.

Sau hôm đó, cứ cho là hắn vẫn đăng đàn bố cáo với bàn dân thiên hạ nhưng chưa có chiến thắng Avdiivka, thì chuyện có thể như vậy – không sao cả, nhưng uy tín thì đã sứt mẻ. Nếu từ lúc đó trở đi mà Nga thua to ở Avdiivka, thì câu chuyện sẽ trở nên nghiêm trọng.

Còn nếu Ukraine họ bồi thêm cho những cú tả tơi vào các mục tiêu hỗn hợp quân sự - dân sự trên toàn quốc, cả Crimea và nhất là cầu Kerch, thì Putox chẳng còn mặt mũi nào, chắc chắn hắn sẽ phải ra đi.

Ơ thế, liệu cuộc chiến tranh có kéo dài được đến 10 năm không? Như bác NTT viết, nếu cần thì người Ukraine cũng chơi, tất nhiên là có thể được nhưng với những diễn biến trên đây của The Battle of Avdiivka, thì chẳng cần đến 10 năm.

Trước đây tôi đã lải nhải với quý vị rất nhiều lần những tính toán của mình về khả năng phục hồi sản xuất lớn của Nga trong công nghiệp quốc phòng, và đến bây giờ thì tôi cho rằng chúng không thể phục hồi được đến mức đủ duy trì một cuộc chiến tổng lực như hiện nay đủ để tấn công tiêu diệt Ukraine đến mức như con mẹ Zakharova trên đây tuyên bố, mà may ra thì đủ để đánh được… Avdiivka với chiến tuyến… 40 ki-lô-mét.

Còn nếu kéo dài, chỉ cần 1 năm nữa là tinh thần lính Nga trên chiến trường sẽ phá đáy và lúc đó dù không bỏ chạy thì chỉ có chịu chết như cừu – mà thật ra tình trạng đó đang diễn ra ở Avdiivka rồi. Trong khi đó tinh thần của người Ukraine đang bảo vệ Tổ Quốc, thì chẳng có lý do gì đi xuống cả.

Đồng thời, Nga sẽ không thể chịu nổi một cuộc chiến tranh phá hoại trên toàn đất nước. Kinh tế sẽ suy sụp. Vì vậy kể cả trường hợp Putox có kéo được đến tháng 11 năm sau, thì hắn vẫn sẽ mất mạng.

PHÚC LAI 07.12.2023

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn