Nguyễn Văn Mỹ - Chuyện sách giáo khoa xưa và nay

Chủ Nhật, 24 Tháng Bảy 20228:00 SA(Xem: 2131)
Nguyễn Văn Mỹ - Chuyện sách giáo khoa xưa và nay

02

Không biết lần thứ mấy, sách giáo khoa lại thay đổi, tăng giá; gây bức xúc dư luận xã hội. Toàn giáo sư – tiến sĩ biên soạn, thẩm định đúng quy trình mà cuốn nào cũng có sai sót.

Chẳng lẽ, phải đề nghị kiểm tra thực chất các văn bằng của từng tác giả? Rồi năm nào cũng thay mới sách giáo khoa. Thay đổi, đương nhiên, cũng phần nào thôi. Sao không in kiểu phụ lục các thay đổi để tiết kiệm và vẫn dùng sách cũ?

Cách giải thích của tư lệnh ngành PGS – TS Nguyễn Kim Sơn “Giá tăng vì giấy tốt hơn và khổ sách lớn hơn” khó mà chấp nhận. Nói kiểu đó thì sách giao khoa còn “tăng, tăng mãi” vì giá xăng dầu tăng, kéo theo đủ thứ tăng. Lâu nay, sách giáo khoa độc quyền, cả biên soạn, in ấn, lẫn phát hành. Cơ chế đó, giá không tăng, sách không đổi mới lạ.

Tôi không rõ, trước 1975, sách giá khoa ở miền Bắc có tăng giá và đổi xoành xoạch từng năm như hiện nay không? Ở miền Nam, trước 1975, sách giáo khoa tương đối rẻ và dùng được cả gần chục năm. Các thầy cô còn cẩn trọng chỉnh sửa những chi tiết lạc hậu trong sách để học sinh cập nhật, không cần mua sách mới. Nhiều khi, mấy học sinh cùng dùng chung một bộ sách. Suốt 12 năm học phổ thông, từ Mẫu giáo đến Tú tài, lũ trẻ quê nghèo khắp miền Nam gần như không tốn tiền mua sách giáo khoa vì toàn dùng lại sách cũ của các anh chị trong làng.

Thời đó, nếu phải tốn tiền mua sách mới, học phí và đủ thứ phí như bây giờ, chắc 1/3 học sinh thất học, trong đó có tác giả bài viết. Có lúc bi quan, chỉ ước giáo dục Việt Nam ngày nay, không cần ưu việt hơn, chỉ cần bằng giáo dục thời Việt Nam Cộng Hòa. Những nhà giáo và học sinh thời đó, lúc nào gặp nhau cũng ôn chuyện cũ, từ tình nghĩa thầy – trò đến sách giáo khoa và mơ ước “bao giờ cho tới ngày xưa?”

Gọi điện cho một đồng nghiệp vong niên, dạy học ở miền Nam từ những năm 1970. Trước là hỏi thăm sức khỏe, sau là hỏi ý kiến việc sách giáo khoa tăng giá và giải thích của Bộ trưởng Giáo dục Đào tạo. Anh liền gởi cho tôi lá thư của Giám đốc Nha Tiểu học và Giáo dục Cộng Đồng Trương Văn Đức năm 1969.

Tôi đọc đi đọc lại mấy lần và rưng rưng cảm xúc, sống lại cả một thời kỷ niệm học trò. Năm nào, bài học đầu tiên của năm học mới, thầy cô cũng dặn dò như vậy. Thư thường được in ngay trang đầu của những cuốn sách mới xuất bản. 

01

 

Thầy Đức không ghi học hàm, học vị; chỉ ghi chức vụ vì gắn liền với nhiệm vụ và trách nhiệm. Lời văn giản dị, chân tình, dễ hiểu, hướng dẫn kỹ lưỡng từng li từng tí bằng giọng nhẹ nhàng, khiến học sinh hồi đó ray rứt lắm, khi lỡ tay làm dơ hay quăn góc sách.

Từ lớp 1, thầy cô nào cũng dặn dò và hướng dẫn cách bao bìa để giữ sách luôn mới cho các em lớp sau. Không chỉ cho các em trong nhà (thời đó gia đình nào cũng năm bảy đứa) mà còn cho trong xóm, trong làng, trong xã. Cầm cuốn sách cũ nhưng vẫn mới vì được giữ gìn cẩn thận, thấy hình bóng miệt mài, chăm chỉ của những chủ sách trước đây. Thi thoảng còn có những miếng giấy nhỏ, nhắn nhủ người đi sau cố gắng hơn người đi trước, chan chứa nghĩa tình.

Việc mượn sách và giữ gìn sách hình thành cho học sinh tinh thần tương thân tương ái, ý thức tiết kiệm, biết nâng niu quý trọng và giữ gìn bảo quản tài sản, cả riêng lẫn chung. Phải chăng vì thế nên thời đó hiếm có chuyện ra đường phá hoại của công, cướp hoa, trộm kiểng, trộm cả nắp cống và đủ thứ “tặc” như bây giờ.

Cũng không dễ lung lay đạo lý “Đói cho sạch, rách cho thơm”; “Giấy rách phải giữ lấy lề”. Càng không dễ nảy sinh lòng tham, phù phép tài sản chung thành của riêng; làm gì cũng phải có thủ tục “đầu tiên” (tiền đâu?) và chăm bẳm quyền lợi cá nhân, lợi ích nhóm. Có người đặt nghi vấn, nếu được thanh tra toàn diện, sách giáo khoa, không chừng là Việt Á thứ hai trong ngành giáo dục.

Những nét đẹp chân chất, dễ thương này đã bị quên lãng từ sau 1975, rất cần được xem xét và cân nhắc vận dụng. “Ôn cố tri tân”, không rập khuôn máy móc mà sàng lọc, gạn đục khơi trong. Muốn chấn hưng nước nhà, phải bắt đầu từ giáo dục, từ những việc tưởng nhỏ nhặt mà cực kỳ quan trọng, ai cũng có thể làm và làm hiệu quả.

Chấn hưng giáo dục, phải khởi đầu từ sách giáo khoa và thầy cô.

NGUYỄN VĂN MỸ
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Chủ Nhật, 03 Tháng Mười Hai 20176:00 SA
(HNPD) Mới đó mà quý vị đã bắt đầu xưa như huyền thoại cổ tích, những vị hết sức anh hùng, dũng cảm trong võ nghiệp kinh hoàng thủa nào, nay còn phảng phất trên khắp miền đất nước VNCH thân yêu .
Thứ Bảy, 02 Tháng Mười Hai 20176:00 SA
(HNPD) Đó là một câu trong bài thơ tôi đã quên tên bài, và quên luôn lời thơ, chỉ nhớ chuyện làm thơ 4 giờ, vì nó dính tới hồi Chuông công phu của ngôi chùa ngoài xa.
Thứ Sáu, 01 Tháng Mười Hai 20176:00 SA
(HNPD) Tôi bỗng buồn bã chi lạ, tức khắc nhớ lại vạt đồi xanh mướt các thứ rau: rau cải, bắp su, su lơ, hành tây, tỏi tây...tất cả những rau trồng ăn ngay và trồng cho ngày Tết.
Thứ Năm, 30 Tháng Mười Một 20176:00 CH
(HNPD) Phú ông thông báo đó đây là sẽ gả ái nữ cho một bậc thư sinh tài hoa, phong độ, không cần giàu tiền, giàu của...
Thứ Tư, 29 Tháng Mười Một 20176:00 SA
(HNPD) Đàn ông rửa bát, quét nhà Vợ gọi thì dạ, thưa bà em đây... Nghe nó thảm lắm. Trừ phi giúp vợ, vì vợ bận quá...
Thứ Ba, 28 Tháng Mười Một 20176:00 SA
(HNPD) Tôi cũng có một nỗi buồn không phá bỏ được, nhưng trong cái nỗi buồn to lớn ấy, tôi vẫn có những niềm vui, mới là...kỳ quái.
Thứ Hai, 27 Tháng Mười Một 20176:00 SA
(HNPD) Giai phẩm "Lá Cải" là thửa vườn mây, là sân nắng rỡ ràng sắc hoa cải, là nơi tập trung phẩm chất tốt đẹp của những món ăn tinh thần lành mạnh, tươi mát, đầy tính dân tộc, tha thiết yêu thương... tràn đầy sức sống...
Chủ Nhật, 26 Tháng Mười Một 20176:00 SA
(HNPD)... tôi phải thưa trước rằng, những người bình thường có nhân cách sống, đã đầy đủ làm một chính nhân quân tử rồi...
Thứ Bảy, 25 Tháng Mười Một 20176:00 SA
(HNPD) Thông cảm được nỗi buồn của huynh đệ chi binh từ hàng niên trưởng tới đàn em cấp nhỏ nhất, tân binh quân dịch đi nữa, vẫn mong gặp gỡ nhau trên giai phẩm " Lá Cải " này.
Thứ Sáu, 24 Tháng Mười Một 20176:00 SA
(HNPD) Nói theo thời đại là tư duy bị phá hủy hay phá sản cũng vậy, tôi khơi lại ngọn lửa thơ tình, để trang trải nỗi lòng bi thiết sau 30-4-1975.