Sám hối muộn màng ở Los Angeles

Thứ Sáu, 22 Tháng Giêng 20215:00 CH(Xem: 5270)
Sám hối muộn màng ở Los Angeles

MỹLời vĩnh biệt của người thân với bệnh nhân Covid-19 là lời xin lỗi qua điện thoại hoặc trước quan tài đặt ở nhà thờ, và những giọt nước mắt.

Những hình ảnh này, gần đây, in sâu trong lòng các nhân viên y tế, ở bệnh viện. Vào giờ phút lìa đời của một bệnh nhân Covid-19, bên họ chỉ có máy móc thiết bị trợ sống và vài y bác sĩ đang chăm sóc cho họ.

"Những người con, cháu gọi điện xin lỗi cha mẹ và ông bà vì đã đem nCoV về nhà khiến người thân lây nhiễm. Thật không may, đó lại là lời cuối cùng người bệnh nghe được và họ ra đi trong cô độc", Hilda Solis, giám sát viên quận Los Angeles, nói.

"Xin hãy ở nhà vì những người thân yêu", Solis khẩn cầu.

Một phần lý do của làn sóng dịch bệnh đang càn quét là hậu quả của kỳ nghỉ lễ Tạ ơn và Giáng sinh. Nhiều người Los Angeles tổ chức các buổi gặp mặt thân mật với gia đình và người thân, bất chấp cảnh báo từ nhà chức trách. Những sự kiện "siêu lây nhiễm" đã khiến ca Covid-19 tăng theo cấp số nhân. Đáng nói, những người trẻ tuổi thường xuyên ra ngoài hoặc tụ tập tiệc tùng đã mang virus về nhà lây cho người thân lớn tuổi.

Solis nói: "Mọi người nên biết chết vì Covid-19 trong bệnh viện nghĩa là phải ra đi một mình. Các gia đình nói lời vĩnh biệt qua máy tính bảng và điện thoại di động".

Nataly Arias khóc thương ông nội, Gilberto Arreguin, người đã chết vì biến chứng Covid-19, tại Nhà tang lễ Continental, Los Angeles. Ảnh: NY Times

Nataly Arias khóc thương ông nội, Gilberto Arreguin, người đã chết vì biến chứng Covid-19, tại Nhà tang lễ Continental, Los Angeles. Ảnh: NY Times

Mark Lepore, bác sĩ khoa chăm sóc đặc biệt tại Trung tâm Y tế Ventura, cho biết tuần trước có nhiều gia đình đưa người thân đến cơ sở y tế quá muộn, khiến họ khó có cơ hội sống sót.

Trong không khí nặng nề và ảm đạm, Lepore giải thích cho người bệnh nặng cách điều trị như nằm sấp và cung cấp oxy qua mặt nạ để giúp dễ thở.

Nếu những phương pháp trên không hiệu quả, Lepore sẽ hỏi liệu bệnh nhân có đồng ý đặt nội khí quản và dùng thuốc an thần. Trong trường hợp xấu nhất, bác sĩ sẽ giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu trước khi chết.

Cơ hội sống sót của bệnh nhân phải dùng máy trợ thở khoảng 20% đến 60%. "Nếu tim bạn ngừng đập sau khi dùng máy thở, chúng tôi sẽ ngừng hô hấp nhân tạo vì việc này không hiệu quả. Mọi chuyện sẽ kết thúc", Lepore nói.

Một bác sĩ phòng cấp cứu của một bệnh viện tại Los Angeles cho biết, họ không thể làm gì hơn cho những bệnh nhân hấp hối. Ông đã nghe thấy "các gia đình than khóc qua điện thoại, đau đớn vì người thân sắp chết. Các nhân viên dành cả ngày để thông báo cho người thân của bệnh nhân ngấp nghé cửa tử".

Tại Los Angeles, bình quân 8 người chết mỗi giờ vì Covid-19. Sở Y tế Los Angeles viết các tweet mỗi 10 phút một lần về những người đã mất vì dịch bệnh, như một lời nhắc nhở người dân ở nhà, ý thức đeo khẩu trang, tuân thủ giãn cách xã hội.

Nếu số ca nhiễm, nhập viện, tử vong tiếp tục tăng lên, nhân viên y tế sẽ sẽ quyết định ai được ưu tiên chăm sóc.

Bác sĩ Christina Ghaly, giám đốc dịch vụ Y tế Los Angeles, tuyên bố thảm họa nội bộ hôm 11/11, khi nhiều bệnh viện ngừng nhận người bệnh từ các xe cấp cứu chuyển đến, do đã quá tải.

Bác sĩ Barbara Ferrer, giám đốc y tế công cộng Los Angeles, kêu gọi công chúng ở nhà càng nhiều càng tốt. Nếu phải ra ngoài, bà kêu gọi người dân mang theo khăn khử trùng để lau điện thoại, chìa khóa, bàn làm việc, tay nắm cửa - bất cứ thứ gì họ đụng chạm.

Ferrer cũng khuyến cáo người dân đeo khẩu trang ngay tại nhà để bảo vệ người thân, nhất là người già hoặc có bệnh nền. Mọi bề mặt trong gia đình được khử trùng, lau chùi và không dùng chung buồng tắm hay phòng ngủ với người dễ bị tổn thương nhất.

"Đây là thời điểm cần cực kỳ thận trọng. Cứ 10 giây lại có một người tại Los Angeles dương tính với nCoV", Ferrer nói.

Ferrer nhắc lại những người mắc Covid-19 có thể truyền virus cho người khác trong hai ngày hoặc hơn trước khi họ biểu hiện bất kỳ triệu chứng nào.

"Ít nhất 10% đến 12% trường hợp nhiễm nCoV phải nhập viện và hơn 1% trong số này sẽ tử vong. Covid-19 là thảm họa tồi tệ nhất trong nhiều thập kỷ", bà nói.

Ý Nhi (Theo Los Angeles Times, New York Times)

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Thứ Năm, 04 Tháng Giêng 20186:00 SA
(HNPD) Văn chương cũng như tình nghĩa, vừa thích đổi mới mà cũng vừa thích thói quen . Mây trắng buổi chiều đã bắt đầu lên, da trời đã bắt đầu xanh lợt, hướng biển tây không còn sắc áo mầu khói hương...
Thứ Tư, 03 Tháng Giêng 20186:00 SA
(HNPD) Tất nhiên Năm Mới rồi, mình mới có cơ hội nhớ tiếc thủa chưa 20 xa xưa chứ, mặc dầu mình đã sắp ở cuối đường trường của một ngày cuộc đời, gồm : sáng, trưa, chiều, tối, đêm ...
Thứ Ba, 02 Tháng Giêng 20186:00 SA
(HNPD) Để trang trải nỗi sầu tư ám ảnh bởi dòng sông Amazon, mà giờ này tôi chưa đến được, có nghĩa...chẳng bao giờ tôi tới đó được nữa, trừ phi Chúa bảo:" nếu không tìm tới đó, thì phải chịu cảnh ...tận thế "
Thứ Hai, 01 Tháng Giêng 20186:00 SA
(HNPD) Cái tính dễ dãi cho tình cảm bộc phát, mình thấy lúc này mình gần gụi thơ Bùi Giáng dễ sợ.
Chủ Nhật, 31 Tháng Mười Hai 20176:00 SA
(HNPD) Đơn giản nhưng kỳ bí... Phim trường mà...
Thứ Bảy, 30 Tháng Mười Hai 20176:00 SA
(HNPD) Nhà thơ Huy Trâm là bút hiệu của nguyên biện lý Nguyễn Hồng Nhuận Tam, không phải Nhuận Tâm, vì trên ông là luật sư Nguyễn Hồng Nhuận, và dưới ông, còn quý cô Trang Năm, Trang Sáu ...hình như cả đại gia đình đều theo ngành luật
Thứ Sáu, 29 Tháng Mười Hai 20176:00 SA
(HNPD) Tôi thì thấy quá khứ, hiện tại hoà lẫn vào nhau, như là chuỗi ngày được nối dài thêm, để cho mình không tiếc nhớ tháng ngày đã qua, để không khiến phải ân hận nếu mình lỡ đi lạc một đoạn đường nào đó chẳng hạn.
Thứ Năm, 28 Tháng Mười Hai 20176:00 SA
(HNPD) Khung cảnh chùa vẫn xưa, nhưng nhân sự thì hình như thay đổi ...Tất nhiên người có như cây đâu mà cành thay lá mới,...
Thứ Tư, 27 Tháng Mười Hai 20176:00 SA
(HNPD) Ờ nhỉ, núi Bà Đen sương nắng hai mùa, tưởng quyến rũ hơn An Lão nắng lửa thiêu đốt cả hoàng hôn cuộc đời, bất kể xuân hạ thu đông, sợ lắm ...
Thứ Ba, 26 Tháng Mười Hai 201712:01 CH
(HNPD) Người ta tưởng: mình lo cho mình thì dễ quá, bởi vì mình lo cho mình, chớ lo cho ai đâu. Song trái lại, mình lo cho mình rất khó khăn, do thế mới có câu: "Làm sao mình vượt nổi mình" là vậy