Chuyện cậu bé đưa báo

Thứ Sáu, 25 Tháng Chín 20209:00 CH(Xem: 4817)
Chuyện cậu bé đưa báo

Vào năm 1951, tôi lên 9 tuổi. Vì gia đình quá nghèo, tôi đến xin bác Miceli nhận tôi vào việc phát báo - sau giờ học - cho một số gia đình ở vùng phụ cận thành phố Chicago (thuộc bang Illinois, Hoa Kỳ). Bác Miceli là chủ thầu phát tờ nhật báo American's Herald. Bác đồng ý với điều kiện tôi phải có chiếc xe đạp.bike

Thân phụ tôi làm đến 4 nghề. Ban ngày Ba làm việc ở công xưởng. Ban chiều, Ba đi bỏ hoa cho các tiệm bán hoa. Ban tối Ba lái taxi cho đến nửa đêm. Vào ngày thứ bảy, Ba đi từng nhà để quảng cáo các bảo hiểm. Ba mua cho tôi một chiếc xe đạp cũ. Vừa mua xong, người ngã bệnh nặng phải vào nhà thương, chưa kịp tập cho tôi đi xe đạp.
Thật ra bác Miceli không hỏi tôi có biết đi xe đạp không. Bác chỉ hỏi tôi có xe đạp không. Do đó tôi dắt xe đạp đến cho bác xem. Bác nhận tôi vào số những đứa trẻ phát báo cho bác.

Tôi mang chiếc bị sau lưng và đặt các tờ báo trên ghi-đông xe đạp rồi dắt xe đi trên lề đường. Nhưng dắt chiếc xe đạp chất đầy báo, quả là cực hình! Sau vài ngày phát báo như thế, tôi đổi chiến thuật. Tôi bỏ xe đạp ở nhà và mượn cái giỏ đi chợ có bánh xe lăn của Mẹ. Tôi bỏ báo vào giỏ rồi kéo giỏ đi phát báo cho từng nhà.

Nếu trời mưa hay có tuyết rơi, tôi cẩn thận lấy áo mưa của Ba phủ lên giỏ, để báo khỏi bị ướt. Tôi mất rất nhiều giờ để phát báo với chiếc giỏ đi chợ của Mẹ. Trong khi đó, nếu tôi biết đi xe đạp, chắc hẳn sẽ nhanh chóng hơn.

Nhờ việc đi đến từng nhà bỏ báo, tôi bắt đầu gặp gỡ và quen biết hầu hết các khách hàng. Phần đông họ là người di dân thuộc nhiều sắc tộc khác nhau như Ý, Đức và Ba Lan. Có điều đặc biệt là ai ai cũng dễ thương và cư xử rất tốt với tôi.

Khi rời nhà thương về nhà, Ba tôi đi làm trở lại. Nhưng vì còn yếu nên người chỉ làm một công việc ban ngày mà thôi. Trong khi gia đình chúng tôi càng ngày càng lâm cảnh túng thiếu. Sau cùng, Ba Má quyết định bán chiếc xe đạp cũ của tôi. Vì chưa biết đi xe đạp nên tôi không ngăn cản cũng chẳng than trách gì! Trong vòng 8 tháng phát báo, tôi nâng con số khách hàng từ 36 lên 59. Khách hàng mới thường do khách hàng cũ giới thiệu, hoặc đôi lúc gặp tôi trên đường đi, họ xin ghi tên vào danh sách khách hàng của tôi.

Từ thứ hai cho đến thứ bảy, cứ mỗi tờ báo phát đi, tôi lãnh được một cắc. Riêng Chúa Nhật, tôi lãnh được 5 xu. Tôi thu tiền báo vào mỗi chiều thứ năm và giao tiền cho bác Miceli vào ngày thứ sáu. Mỗi lần thu tiền như thế, tôi nhận được tiền huê-hồng từ 5 đến 10 xu. Do đó, đôi khi tiền huê-hồng của tôi cũng cao bằng tiền bán báo của bác Miceli. Thật là điều may mắn, vì Ba tôi còn yếu chưa làm nhiều việc nên chưa kiếm nhiều tiền. Tôi giao tất cả tiền lãnh được cho Mẹ.

Ngày thứ năm Vọng Lễ Giáng Sinh, 24-12-1951, như thường lệ, tôi đi phát báo và thu tiền nơi từng nhà. Nơi căn nhà đầu tiên, tôi bấm chuông cửa, nhưng không ai trả lời. Tôi sang căn nhà thứ hai, rồi thứ ba, thứ tư .. Cũng chẳng trông thấy một ai. Tôi đi gần hết các nhà khách hàng nhưng không ai trả lời cho tôi. Tôi bắt đầu lo lắng thực sự. Tôi tự nhủ:

- Lạ thật, ngày mai là Lễ Giáng Sinh, vậy mà không người nào trả lời cho mình cả? Chẳng lẽ mọi người đều đi phố mua sắm vào buổi chiều Vọng Lễ Giáng Sinh sao?
Do đó, khi đến căn nhà của bác Gordon, và nghe tiếng nói cùng tiếng nhạc từ trong nhà phát ra, tôi vui mừng vô kể. Tôi bấm chuông. Tức khắc cánh cửa rộng mở, bác Gordon tươi cười xuất hiện và kéo tôi vào phòng khách. Nơi đây, tất cả 59 vị khách hàng của tôi đều có mặt. Ở giữa phòng khách là chiếc xe đạp mới tinh, màu đỏ tươi như trái táo chín! Trước ghi-đông xe, lủng lẳng cái bị đầy ứ các phong bì.

Còn đang bỡ ngỡ thì bác gái Gordon vừa chỉ chiếc xe đạp vừa nói:
- Đây là món quà Giáng Sinh cho cháu. Tất cả các bác chung tiền mua cho cháu. Trong các phong bì có thiệp Giáng Sinh, tiền báo và tiền huê-hồng cho cháu.

Tôi ngạc nhiên đến độ không thốt được lời nào. Tôi đứng im không nhúc nhích. Sau cùng, một bác gái khác ra hiệu xin mọi người im lặng. Bác dẫn tôi vào đứng giữa phòng khách và nói:

- Cháu là đứa bé phát báo tuyệt vời nhất của các bác. Không một ngày nào báo thiếu hoặc báo đến trễ hay báo bị rách, bị ướt! Tất cả các bác đều trông thấy cảnh cháu đi trong mưa, đi dưới tuyết, còng lưng kéo cái giỏ đi chợ đầy báo! Do đó các bác nghĩ rằng cháu cần phải có chiếc xe đạp để đi phát báo.

Tôi vô cùng xúc động và chỉ biết ấp úng hai tiếng CÁM ƠN. Rồi tôi nói đi nói lại nhưng cũng chỉ nói được hai tiếng CÁM ƠN mà thôi.

Khi về nhà, tôi cẩn thận mở các phong bì. Tôi đếm được tất cả 100 mỹ kim tiền huê-hồng!

Ngày Lễ Giáng Sinh năm đó, gia đình tôi mừng Lễ Giáng Sinh với trọn ý nghĩa, trong vui tươi và no ấm!!!

Riêng tôi, tôi không bao giờ quên món quà Giáng Sinh và bài học mà các bác khách hàng trao tặng tôi vào ngày Vọng Lễ Giáng Sinh năm ấy:

- Bạn hãy ngẩng cao đầu, đem hết tâm lực làm việc, dù cho công việc của bạn hết sức khiêm tốn như nghề phát báo, bỏ báo chẳng hạn ..
(Câu chuyện của ông Marvin J.Wolf, người Mỹ)
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Thứ Sáu, 12 Tháng Giêng 20186:00 SA
(HNPD) Quả là hạnh phúc đối với mình, thời điểm hoàng hôn của cuộc đời, vẫn giữ được mùa xuân huynh đệ chi binh.
Thứ Năm, 11 Tháng Giêng 20186:00 SA
(HNPD) Cho tới thời gian nào, chúng ta buộc phải nhìn nhau qua ký ức...ấy là chuyện kể trăm năm đã hết...
Thứ Tư, 10 Tháng Giêng 20186:00 CH
(HNPD) Ôi tình cảm có hình dạng gì đâu, làm sao đo được tình cảm chứ ...Tình cảm cũng như thời gian không sắc mầu, có điều bảo rằng tình cảm không kích thước là sai, nó, tình cảm vẫn có độ ngắn dài của nó đấy.
Thứ Ba, 09 Tháng Giêng 20186:00 SA
(HNPD) "Quê hương tôi đẹp lắm" ...chớ như bây giờ thì ngượng quá...
Thứ Hai, 08 Tháng Giêng 20186:00 SA
(HNPD) Cơn mưa lớn quá, khiến mình phải đóng cửa sổ, để không chứng kiến cái cảnh vần vũ gió mưa cuộn lên như một cơn đau khiếp đảm, giống người anh rể mình trước khi ông nhắm mắt, từ giã cõi đời ...
Chủ Nhật, 07 Tháng Giêng 20186:00 SA
(HNPD) Thành ra lễ nghĩa là một lần nữa muốn tăng thêm nét đẹp của dân tộc nói chung hay một dòng tộc nói riêng .
Thứ Bảy, 06 Tháng Giêng 20186:00 SA
(HNPD) Đồng thời ở cả 2 thời điểm đó, đều có sự hiện diện của vị Tư lệnh danh tiếng Ngô Quang Trưởng, từ Chuẩn Tướng tư lệnh Sư đoàn 1 BB với trận tử thủ giữ Huế và địa đầu giới tuyến, 1968.
Thứ Sáu, 05 Tháng Giêng 20186:00 SA
(HNPD) Tuy nhiên lạc quan vẫn là yếu tố tâm lý tiên quyết giúp quý cụ có tới 50% ...thay chất bổ dưỡng ở đời . Chủ nhân bàn tiệc là nhị vị có tên tuổi ở cộng đồng VN lưu vong lâu đời nhất, dinh cơ cũng khá bộn bề.
Thứ Năm, 04 Tháng Giêng 20186:00 SA
(HNPD) Văn chương cũng như tình nghĩa, vừa thích đổi mới mà cũng vừa thích thói quen . Mây trắng buổi chiều đã bắt đầu lên, da trời đã bắt đầu xanh lợt, hướng biển tây không còn sắc áo mầu khói hương...
Thứ Tư, 03 Tháng Giêng 20186:00 SA
(HNPD) Tất nhiên Năm Mới rồi, mình mới có cơ hội nhớ tiếc thủa chưa 20 xa xưa chứ, mặc dầu mình đã sắp ở cuối đường trường của một ngày cuộc đời, gồm : sáng, trưa, chiều, tối, đêm ...