Tân sĩ quan gốc Việt tốt nghiệp Học Viện West Point: Khi đã vào trường thì không sợ chiến tranh và không sợ chết

Thứ Bảy, 20 Tháng Sáu 20204:00 SA(Xem: 5145)
Tân sĩ quan gốc Việt tốt nghiệp Học Viện West Point: Khi đã vào trường thì không sợ chiến tranh và không sợ chết

Một tân sĩ quan gốc Việt vừa tốt nghiệp trường quân sự West Point danh giá của Mỹ nói với VOA rằng ngôi trường này cho phép anh thực hiện ước mơ trở thành sĩ quan quân đội để phục vụ nước Mỹ.

Andy Vũ, cư dân thành phố Arlington, bang Texas, một trong 7 tân sĩ quan vừa tốt nghiệp trường quân sự West Point, cho biết lễ tốt nghiệp năm nay anh “cảm thấy hơi buồn vì bố mẹ không thể có mặt để chia vui” vì tình hình dịch bệnh.

Andy, vốn sinh ra trong gia đình không có ai theo đường binh nghiệp, chia sẻ lý do anh chọn theo con đường quân sự là vì: “Hồi nhỏ rất thích xem mấy phim về lính biệt kích Mỹ”.

“Đi lính thì có thể giúp đỡ được cho nhiều người hơn, còn nếu học bình thường thì không có nhiều cơ hội giúp đỡ những người bên ngoài”, anh chia sẻ.

Ngoài ra, một lý do nữa là học ở trường quân sự, anh không phải lo đóng học phí và khi ra trường không phải lo đi tìm việc làm như những người bạn cùng trang lứa khác.

Andy kể rằng, lúc anh đăng ký dự tuyển vào trường quân sự West Point, anh “không biết đây là ngôi trường như thế nào mà chỉ muốn thử coi mình có khả năng được nhận vào trường hay không”. Sau đó, anh mới biết ngôi trường này “tương đương Đại học Harvard trong hệ thống đại học thông thường” nên càng quyết tâm theo đuổi.

Anh cho biết để được nhận vào trường, ngoài thành tích xuất sắc ở trung học, anh còn phải có điểm thi SAT cao (kỳ thi phổ biến trong các kỳ thi tuyển sinh vào hệ đại học cao đẳng tại Mỹ), phải vượt qua các bài kiểm tra sức khoẻ, kiểm tra thể lực. Ngoài ra, anh phải được vị dân biểu liên bang đại diện cho địa hạt nơi anh ở phỏng vấn và viết thư giới thiệu cho nhà trường.

“Có một câu nói được các thầy cô nói lại mà tôi rất thích: ‘Những người tạo nên lịch sử đã đi ra từ mái trường West Point’”, anh tâm sự.

Về áp lực học tập ở ngôi trường quân sự này, Andy cho biết sinh viên trường West Point “học nhiều hơn các đại học khác” với từ 20-22 tín chỉ mỗi học kỳ (so với 16 tín chỉ ở các trường bình thường).

“Cuối tuần còn phải đi huấn luyện quân sự, cộng thêm mỗi năm phải kiểm tra sức khỏe 3, 4 lần vì công việc của lính đòi hỏi về thể lực rất cao”, anh cho biết.

“Sinh viên ở trường có rất ít thời gian dành cho mình, mùa hè chỉ nghỉ được mấy tuần so với các bạn trường khác được nghỉ mấy tháng”.

“Có những đêm không ngủ phải làm bài nhưng điều đó cũng là bình thường vì sinh viên nào cũng phải vậy hết”, anh cho biết.

“Điều mà Andy thấy khó nhất là mình không được ở nhà, không được gần bố mẹ nên nhớ nhà. Mình bị lỡ những ngày sinh nhật của em mình hay của ba mẹ mình nhưng mình phải hy sinh”, anh bày tỏ.

Andy chia sẻ, sắp tới anh sẽ đến Alabama học lái máy bay trực thăng trong một thời gian trước khi được điều động thực hiện nhiệm vụ vì binh chủng anh tham gia là không quân, và cũng như các sinh viên sĩ quan khác ở West Point, một khi đã vào trường thì “không sợ chiến tranh”.

Anh chia sẻ điều anh ghi nhớ sâu sắc từ bài diễn văn của Tổng thống Trump trong buổi lễ tốt nghiệp hôm 13/6 là: “Nhiệm vụ của những người sĩ quan trong quân đội Mỹ là phải chiến thắng trong các cuộc chiến tranh”.

“Bởi vì Andy đi học ở trường West Point là để làm sĩ quan. Bây giờ tốt nghiệp rồi thì phải nghĩ về những điều đất nước mình cần, mà điều đó là người sĩ quan phải chiến thắng trong các cuộc chiến của nước Mỹ”, anh giải thích.

“Ai vào West Point cũng đều biết rằng mình có thể sẽ phải đi chiến đấu, nếu đã học đến cùng thì tức là đã đồng ý rằng nếu đất nước gọi thì mình phải đi thôi”, anh nói.

Anh nói anh “không sợ chết” mà “chỉ lo cho bố mẹ và lo làm sao hoàn thành 100% nhiệm vụ”. Lúc anh thi vào trường bố mẹ anh có lo lắng nhưng “ủng hộ vì biết đó là điều Andy muốn làm”.

Khi được hỏi có lời nhắn nhủ gì với các bạn trẻ gốc Việt vốn cũng có ước muốn vào học ở trường quân sự West Point không, Andy cho biết: “Mình đừng có nghĩ là mình là người Việt mà mình sẽ không bằng người ta, đừng nghĩ là người ta sẽ không cho mình vô trường West Point bởi vì mình là người Việt”.

“Nếu mình muốn làm thì mình có thể làm được, chỉ cần cố gắng không bỏ cuộc. Nếu mình chứng tỏ được khả năng thì người ta sẽ nhận mình vào thôi”, anh chia sẻ.

Theo VOA Việt Ngữ
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Thứ Năm, 04 Tháng Giêng 20186:00 SA
(HNPD) Văn chương cũng như tình nghĩa, vừa thích đổi mới mà cũng vừa thích thói quen . Mây trắng buổi chiều đã bắt đầu lên, da trời đã bắt đầu xanh lợt, hướng biển tây không còn sắc áo mầu khói hương...
Thứ Tư, 03 Tháng Giêng 20186:00 SA
(HNPD) Tất nhiên Năm Mới rồi, mình mới có cơ hội nhớ tiếc thủa chưa 20 xa xưa chứ, mặc dầu mình đã sắp ở cuối đường trường của một ngày cuộc đời, gồm : sáng, trưa, chiều, tối, đêm ...
Thứ Ba, 02 Tháng Giêng 20186:00 SA
(HNPD) Để trang trải nỗi sầu tư ám ảnh bởi dòng sông Amazon, mà giờ này tôi chưa đến được, có nghĩa...chẳng bao giờ tôi tới đó được nữa, trừ phi Chúa bảo:" nếu không tìm tới đó, thì phải chịu cảnh ...tận thế "
Thứ Hai, 01 Tháng Giêng 20186:00 SA
(HNPD) Cái tính dễ dãi cho tình cảm bộc phát, mình thấy lúc này mình gần gụi thơ Bùi Giáng dễ sợ.
Chủ Nhật, 31 Tháng Mười Hai 20176:00 SA
(HNPD) Đơn giản nhưng kỳ bí... Phim trường mà...
Thứ Bảy, 30 Tháng Mười Hai 20176:00 SA
(HNPD) Nhà thơ Huy Trâm là bút hiệu của nguyên biện lý Nguyễn Hồng Nhuận Tam, không phải Nhuận Tâm, vì trên ông là luật sư Nguyễn Hồng Nhuận, và dưới ông, còn quý cô Trang Năm, Trang Sáu ...hình như cả đại gia đình đều theo ngành luật
Thứ Sáu, 29 Tháng Mười Hai 20176:00 SA
(HNPD) Tôi thì thấy quá khứ, hiện tại hoà lẫn vào nhau, như là chuỗi ngày được nối dài thêm, để cho mình không tiếc nhớ tháng ngày đã qua, để không khiến phải ân hận nếu mình lỡ đi lạc một đoạn đường nào đó chẳng hạn.
Thứ Năm, 28 Tháng Mười Hai 20176:00 SA
(HNPD) Khung cảnh chùa vẫn xưa, nhưng nhân sự thì hình như thay đổi ...Tất nhiên người có như cây đâu mà cành thay lá mới,...
Thứ Tư, 27 Tháng Mười Hai 20176:00 SA
(HNPD) Ờ nhỉ, núi Bà Đen sương nắng hai mùa, tưởng quyến rũ hơn An Lão nắng lửa thiêu đốt cả hoàng hôn cuộc đời, bất kể xuân hạ thu đông, sợ lắm ...
Thứ Ba, 26 Tháng Mười Hai 201712:01 CH
(HNPD) Người ta tưởng: mình lo cho mình thì dễ quá, bởi vì mình lo cho mình, chớ lo cho ai đâu. Song trái lại, mình lo cho mình rất khó khăn, do thế mới có câu: "Làm sao mình vượt nổi mình" là vậy