Trường Sa, lại đưa đầu cho chệt bắn như hồi 1988!? - Nguyễn Nhơn

Thứ Sáu, 24 Tháng Tư 20208:31 CH(Xem: 3991)
Trường Sa, lại đưa đầu cho chệt bắn như hồi 1988!? - Nguyễn Nhơn

HaiDuong-ro-dep
Trường Sa, lại đưa đầu cho chệt bắn như hồi 1988!? Hay vùng dậy giải cọng, dựa Mỹ chống tàu xâm lăng

Biển Đông đang “nóng” hơn

Tình hình biển Đông vẫn đang “sôi sục” bởi các hành động hung hăng liên tiếp của Trung Cộng.

Sau khi tuyên bố thành lập chính quyền “khu Tây Sa” và “khu Nam Sa”ngày 18/4/2020, Trung Quốc tiếp tục lấn thêm những bước đi mạnh bạo. Ngày 17/4/2020, Trung Cộng gửi tiếp Công hàm để đáp trả Công hàm ngày 30/3/2020 của Việt Nam với những lời lẽ mang hàm ý đe doạ.

Công hàm của Trung Cộng ngày 17/4 thể hiện điều gì?

Ngày 17/4/2020, Trung Cộng đã gửi công hàm tới Liên Hợp Quốc để đáp trả công hàm ngày 30/3/2020 của Việt Nam. Trong công hàm này của Trung Cộng, ngoài phần đầu lặp lại các yêu sách lộn xộn như trong các công hàm phản đối Malaysia, Philippines và Việt Nam trước đây, Trung Cộng còn nhắc lại rằng Việt Nam đã thừa nhận chủ quyền của Trung Cộng tại Hoàng Sa và Trường Sa với Công thư năm 1958 của Thủ tướng Việt Nam lúc đó là ông Phạm Văn Đồng. Ngoài ra, Trung Cộng còn cho rằng, cho tới thập kỷ 70 của thế kỷ XX, phía Việt Nam đã luôn chính thức công nhận Hoàng Sa, Trường Sa là một bộ phận lãnh thổ lâu đời của Trung Cộng.

Thêm nữa, Trung Cộng còn cho rằng, sau năm 1975, Việt Nam đã vi phạm nguyên tắc estoppel trong luật quốc tế vì đã có hành vi yêu sách trái phép đối với Hoàng Sa và Trường Sa. Trung Cộng ngang ngược khẳng định rằng Việt Nam đã sử dụng vũ lực trái phép để chiếm đoạt các đảo và đá của Trường Sa, vốn thuộc Trung Cộng.

Đặc biệt, trong công hàm này của Trung Cộng có thêm một câu: “Trung Quốc cương quyết yêu cầu Việt Nam rút tất cả người và vật dụng trên các đảo và đá ở Trường Sa” này.

…...................

Đây là lời đe dọa hay là “ Tối hậu thơ?”

Muốn trả lời câu hỏi nầy, cần phải xem xét kỷ, tàu cọng đã làm gì ở Đá Gạc ma và Đá Chữ Thập ăn cướp của Việt Nam hồi 1988.

Giặc tàu xâm lăng đã bày binh bố trận như thế nầy đây:

Âm mưu khống chế Biển Đông nhất là Trường Sa của Trung Quốc trong mấy năm gần đây rất là rõ ràng từ việc lập thành phố Tam Sa, lập khu vực nhận diện phòng không tại Biển Hoa Đông và sau đó có thể là Biển Đông,

Tiến trình xây dựng các đảo nhân tạo có thể chia ra làm 2 cấp:

– Cấp I: Xây các cơ sở quân sự như bến tàu, cơ sở quân sự, phủ xanh các đảo và đưa dân ra ở. Có thể xây phi trường ngắn hơn 1,000 m cho các phi cơ trực thăng.

– Cấp II: Xây phi trường quân sự từ 1,500 m đến 4,000 m cho các phản lực cơ chiến đấu tùy theo kế hoạch của Trung Quốc và phản ứng của các nước trong vùng.

ĐÁ CHỮ THẬP: Truyền thông Trung Quốc nói nhiều về bãi đá Gạc Ma nhưng về phương diện chiến lược, bãi đá Chữ Thập quan trọng hơn nhiều. Đá này nằm ở vị trí cách biệt với các thực thể khác của quần đảo, nằm về phía tây nam của bãi san hô Tizard (Tizard Bank) thuộc cụm Nam Yết và về phía đông bắc của cụm Trường Sa. Đá Chữ Thập được coi là có giá trị chiến lược quan trọng đối với Trung Quốc do vị trí tương đối biệt lập, không gần bất kỳ nơi nào do các nước khác kiểm soát trong một bán kính 70 km, cách trung tâm chỉ huy lực lượng Việt Nam tại Trường Sa khoảng 110 km, và cách bộ chỉ huy của Philippines khoảng 225 km. Bãi đá Chữ Thập là một rặng san hô hình bầu dục chiều dài tính theo trục Đông bắc-Tây nam là 14 hải lý (25.93 km) và chiều rộng là 4 hải lý (7.4 km); tổng diện tích đạt 110 km². Giáo sư Jin Canrong tại Đại học Nhân Dân Trung Quốc đã tiết lộ với báo Bưu Điện Hoa Nam buổi sáng (South China Morning Post) rằng một kế hoạch xây đảo nhân tạo tại Đá Chữ Thập đã được đệ trình lên chính phủ Trung Quốc. Hòn đảo nhân tạo này sẽ có diện tích gấp đôi căn cứ quân sự Diego Garcia rộng 4.4 km² của Mỹ tại Ấn Độ Dương. Không ảnh của khu vực được công bố ngày 25/9/2014 trên trang web của DigitalGlobe, một công ty ảnh vệ tinh thương mại của Mỹ, cho thấy là Trung Quốc đã gia tăng diện tích Đá Chữ Thập lên hơn 11 lần, từ 0.08 km² lên thành 0.96 km², biến bãi đá nhỏ này thành một thực thể địa lý còn lớn hơn cả đảo Ba Bình (Itu Aba Island: 0.46 km²) mà Đài Loan đang chiếm đóng dưới tên gọi Thái Bình và việc cải tạo vẫn còn tiếp diễn. Việc mở rộng bãi đá Chữ Thập được đẩy nhanh hơn dự kiến – giáo sư chuyên nghiên cứu quan hệ quốc tế tại Đại học Nhân dân Bắc Kinh nhận định.

 

ĐÁ GẠC MA: Đá Gạc Ma, cách bãi đá Chữ Thập khoảng 85 hải lý về phía Đông, có một vị thế chiến lược quan trọng. Hình ảnh vệ tinh chụp từ tháng ngày 14/01/2015 cho thấy Bắc Kinh đã bồi đắp đảo Đá Gạc Ma (Johnson South Reef hay Mabini Reef), mà Trung Quốc chiếm của Việt Nam năm 1988, thành một đảo có diện tích lớn gấp 200 lần so với diện tích ban đầu. Trang mạng WantChinaTimes của Đài Loan ngày 24/02/2015, đã cho biết thông tin nói trên, trích dẫn tuần báo quốc phòng của Anh, Jane’s Defence Weekly. Theo tuần báo này, hình ảnh vệ tinh chụp ngày 14/01/2015 do công ty Airbus Defence & Space cung cấp cho thấy Đá Gạc Ma, thuộc quần đảo Trường Sa, nay có diện tích 75 ngàn m², trên đó có một công trình rất lớn đang được xây dựng. Diện tích đảo hiện nay lớn gấp 200 lần so với cách đây 10 năm, vì hình ảnh vệ tinh chụp vào ngày 01/02/2004 cho thấy đảo này lúc mới được bồi đắp chỉ có diện tích 380 m².

CÁC VỊ TRÍ KHÁC: Trung Quốc cũng đang bồi đắp 3 đảo khác chiếm của Việt Nam là Đá Châu Viên (Cuateron Reef), Đá Tư Nghĩa (Hughes Reef) và Đá Ga Ven (Gaven Reef). Hai đảo này được bồi đắp và cải tạo gần giống nhau, cho thấy Trung Quốc đã đề ra một khuôn mẫu chung cho các cơ sở sẽ được xây dựng trên đây. Ví dụ, bãi đá Đá Tư Nghĩa, được thiết kế như một pháo đài, vừa có bãi đáp trực thăng, vừa có cầu tàu cho chiến hạm cập bến. Kiến trúc tương tự cũng được ghi nhận trên các đảo khác.

Ngoài ra, Trung Quốc đang phát triển nhiều cảng nổi để hỗ trợ cho quá trình cải tạo các đảo nhân tạo ở quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa theo hãng tin IHS Jane’s dẫn lời quan chức từ Trung tâm Nghiên cứu Khoa học Tàu biển Trung Quốc (CSSRS).

 

Trước sự thể như vậy, việt cọng, với tài nguyên nghèo nàn, cũng cố gắng lập kế hoạch phòng ngự:

VIỆT NAM NÂNG CẤP CÁC ĐẢO TẠI TRƯỜNG SA

 

Trong 3 năm kể từ 2014-2016, Trung Quốc đã biến 7 bãi đá Chữ Thập (Fiery Cross), Xu Bi (Subi), Vành Khăn (Mischief), Gạc Ma (Johnson South), Châu Viên (Cuarteron), Ga Ven (Gaven) và Tư Nghĩa (Hughes) thành các đảo nhân tạo với chi phí hàng chục tỷ USD. Tổng số diện tích 15 đảo tự nhiên thuộc quần đảo Trường Sa là 1.828 km² trong khi đó tổng diện tích các đảo nhân tạo do Trung Quốc xây là 12 km² (khoảng 1,300 hecta). Đảo nhân tạo lớn nhất là đá Chữ Thập với diện tích 2.74 km² với chi phí 11.5 tỷ USD. Trung Quốc đã xây trên các đảo nhân tạo này một bệnh viện, ba phi đạo dài 3,000 mét, năm ngọn hải đăng và các cơ sở yễm trợ.

So sánh diện tích đảo Trường Sa Lớn và Sơn Ca của Việt Nam so với 2 đảo nhân tạo Vành Khăn và Chử Thập của Trung Quốc

 

Theo tài liệu của CSIS, phía Việt Nam đã bồi đắp thêm khoảng 49 hecta (.49 km²) trên các đảo ở quần đảo Trường Sa. Giới tùy viên quân sự ở khu vực tin rằng các đảo của Việt Nam đều được xây dựng kiên cố, một số có cả hầm trú ẩn và địa đạo nhằm ngăn chống xâm nhập. Dù vậy diện tích mà phía Việt Nam bồi đắp thì chẳng thấm tháp gì so với các đảo nhân tạo khổng lồ mà Trung Quốc làm tại Trường Sa. Tuy nhiên, việc nâng cao năng lực phòng thủ chống lại các mối đe dọa này là quyền lợi hợp pháp, chính đáng của Việt Nam cũng như các nước khác ven Biển Đông. Việc này giống như Indonesia tăng cường phòng thủ Natuna, Malaysia tăng cường phòng thủ ở Sabah, Sarawak và Biển Đông và Philippines cho phép Hoa Kỳ sử dụng 5 căn cứ quân sự trên lãnh thổ.

1. ĐẢO SONG TỬ TÂY

Cụm Song Tử (North Danger Reefs) nằm về cực Bắc quần đảo Trường Sa. Phần lớn các đảo, bãi đá thuộc cụm Song Tử do Philippines chiếm. Việt Nam giữ đảo Song Tử Tây và bãi đá Nam. Trung Quốc chiếm bãi đá Subi. Đảo Song Tử Tây (Southwest Cay) là đảo lớn thứ 6 quần đảo, hình lưỡi liềm, dài 700 m, rộng 300 m, diện tích 0.120 km², và là đảo lớn thứ hai do Việt Nam quản lý, sau đảo Trường Sa, chỉ các đảo Song Tử Đông do Philippines chiếm 2.82 km và có thể nhìn thấy ở đường chân trời. Vành đá bao quanh nổi một phần khi triều lên. Việt Nam dựng ngọn hải đăng đầu tiên trên quần đảo Trường Sa tại đây vào tháng 10 năm 1993, và xây một đường băng. Đảo đã được nâng cấp để có một vũng tàu đậu về phía Bắc.

2. ĐẢO SƠN CA

Cụm Nam Yết hay cụm Tizard (Tizard bank/Tizard reefs) nằm về phía Đông Bắc quần đảo Trường Sa phía dưới Cụm Song Tử. Đài Loan, Việt Nam và Trung Quốc đều có chiếm đảo trên cụm Nam Yết. Đài Loan chiếm đảo lớn nhất là đảo Ba Bình (Itu Aba). Việt Nam giữ 2 đảo Sơn Ca, Nam Yết và 2 bãi Đá Lạc và Đá Thị. Trung Quốc chiếm các bãi đá ngầm Gaven và Én Đất.

Đảo Sơn Ca và Nam Yết là 2 đảo lớn thứ 9 (.070 km²) và 12 (.053 km²) trong quần đảo Trường Sa. Đảo Sơn Ca hình bầu dục, dài khoảng 450 mét, rộng khoảng 130 mét, theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, hình dạng thay đổi tùy thuộc vào mùa gió, cách đảo Ba Bình 6.2 hải lý về phía Đông. Hiện tại, đảo Sơn Ca đã được bồi đắp gấp đôi về phía Tây Nam.

3. ĐẢO TRƯỜNG SA - ĐÁ LÁT VÀ ĐÁ TÂY

Quần đảo Trường Sa được chia làm 8 cụm (Song Tử, Nam Yết, Sinh Tồn, Trường Sa, An Bang, Thị Tứ, Loại Ta và Bình Nguyên) trải dài từ vĩ độ 6°20’ Bắc (Louisa Reef) lên 11°28’ Bắc (Song Tử Đông) và từ kinh độ 111°41’ Đông (Đá Lát) qua 117°19’ Đông (Brown Reef). Việt Nam đang đóng quân trên các điểm đảo trên 5 cụm (Song Tử, Nam Yết, Sinh Tồn, Trường Sa, An Bang). Hai cụm Trường Sa và An Bang nằm giữa quần đảo Trường Sa, kéo dài từ Tây sang Đông. Trên 2 cụm này, Việt Nam đang chiếm giữ các đảo Trường Sa Lớn (Spratly), đảo Trường Sa Đông (Central London Reef), đảo Phan Vinh A-B (Pearson Reef), Đá Lát (Ladd Reef), Bãi Đá Tây A-B-C (West London Reef), Bãi Đá Đông A-B-C (East London Reef), Bãi Tốc Tan A-B-C (Alison Reef), Đá Tiên Nữ (Pigeon Reef/Tennent Reef), Đá Núi Le A-B (Cornwallis South Reef).

ĐẢO TRƯỜNG SA LỚN: Đảo Trường Sa, 0.130 km² là đảo lớn thứ 4 quần đảo, là thủ phủ của Việt Nam trên quần đảo Trường Sa, chiếm giữ từ năm 1974. Có dạng hình tam giác cân mà đáy hơi chệch về phía Bắc. Đáy dài 350 m, hai cạnh kia, mỗi cạnh dài 450 m, cao độ ở phía Bắc là 3.5 m ở phía Nam là 2.1 m so với mặt nước lúc nước ròng. Có một đường băng dài khoảng 600 m và một cảng cá. Vành đá ngầm nổi khi triều xuống. Có trạm khí tượng Trường Sa. Hồi Tháng Tám 2016, tin tức cũng tiết lộ Hà Nội đưa hỏa tiễn Extra tầm bắn khoảng 120 km mua của Do Thái ra trấn thủ tại một số đảo ở Trường Sa. Hình ảnh do vệ tinh cung cấp cho thấy Việt nam đã cải thiện đáng kể đảo Trường Sa lớn, trong quần đảo Trường Sa. Khoảng 23 hecta đất được bồi đắp thêm để nới rộng hải đảo và hai nhà kho lớn được xây thêm để cất máy bay. Phi trường quân sự duy nhất của Việt Nam tại Biển Đông, với đường băng ngắn ngủi 760 mét đã được kéo dài đến 1,000 m và một khi hoàn tất sẽ có chiều dài 1.2 km, đủ cho máy bay chiến đấu cất cánh và hạ cánh. Các cơ sở mới này sẽ có khả năng đón tiếp các loại máy bay tuần tra PZL M28B của không quân và máy bay vận tải CASA C-295.

ĐẢO ĐÁ LÁT: Đá Lát là một rạn san hô vòng thuộc cụm Trường Sa của quần đảo Trường Sa với hình thể tương tự như đảo nhân tạo Chữ Thập của Trung Quốc. Đá này nằm cách đảo Trường Sa khoảng 14 hải lý (25.9 km) về phía Tây. Đặc điểm: nằm theo trục Đông Bắc-Tây Nam với chiều dài khoảng 5.9 km, chiều rộng khoảng 1.6 km và diện tích là 9.9 km². Đá Lát chìm ngập dưới nước khi thủy triều lên nhưng có nhiều hòn đá riêng lẻ nhô lên khỏi mặt biển khi thủy triều xuống thấp. Hiện Việt Nam đang kiểm soát đá này như một phần của thị trấn Trường Sa, huyện Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa. Đèn biển Đá Lát được xây dựng trên nền san hô cách nơi đồn trú của hải quân hơn 300 m về phía Bắc, có kết cấu bằng sắt thép với những lỗ xiên hoa. Chiều cao tháp đèn là 42 m, tầm hiệu lực ban ngày là 15 hải lý còn ban đêm là 18 hải lý. Đá Lát rất thuận tiện để xây phi đạo có thể dài đến 3,000 m.

Trong bức hình chụp ngày 30/11 và được Planet Labs cung cấp cho một số hãng truyền thông, có thể thấy một số tàu đang hoạt động trong kênh đào nối biển và vụng biển bên trong Đá Lát. Hiện chưa ai rõ ý định thật sự của Việt Nam. Nếu Việt Nam có ý định xây dựng đảo Đá Lát thành một đảo nhân tạo như đảo Phú Lâm của Trung Quốc thì về phương diện kỹ thuật không phải là trở ngại lớn; tuy nhiên về phương diện tài chánh là một dấu hỏi.

ĐÁ TÂY: Ngoài ra, Đá Tây (West London Reef) là một rạn san hô vòng giữa là lòng chảo nước sâu nằm cách đảo Trường Sa Lớn 20 hải lý về phía Đông Bắc.  Ngoài 3 vị trí đóng quân thì tại đây còn có một ngọn đèn biển cùng khu dịch vụ hậu cần nghề cá và tổ hợp nuôi trồng thủy sản thí điểm.

Đặc điểm: có dạng hình quả trám nằm theo trục Đông Bắc-Tây Nam với chiều dài khoảng 9.1 km, chiều rộng khoảng 5.6 km. Giữa đảo có hồ hình vành khuyên, chiều dài hồ Đá Tây khoảng 6 km, chiều rộng khoảng 3.5 km, độ sâu của hồ từ 18–35 m, do vậy hồ rất thuận tiện cho các tàu, thuyền của ngư dân vào tránh dông, bão. Các lạch nước phân vành san hô của rạn vòng này thành bốn phần riêng biệt. Một doi cát nổi lên với độ cao tối đa là 0.7 m ở bãi san hô phía Đông. Đá Tây gần các vị trí đóng quân khác của Việt Nam, nơi đây nếu Việt Nam đủ tiềm lực và dồn sức xây dựng, biết đâu có thể cải tạo thành căn cứ liên hợp hải quân - không quân - dân sự như Trung Quốc đang làm ở 7 rạn san hô.

KẾT LUẬN

Trevor Hollingsbee, phân tích gia về tình báo hải quân, nói với hãng Reuters: "Chúng ta có thể thấy rằng trong bối cảnh hiện nay, Việt Nam thực sự không đặt lòng tin chiến lược vào ai ... nước này đang nhanh chóng tăng cường quốc phòng." Cũng Reuters hồi tháng Tám cho hay Việt Nam đã điều giàn hỏa tiễn di động ra một số đảo ngoài Biển Đông. Vấn đề Việt Nam nâng cấp các đảo tại Trường Sa là điều dễ hiểu.

 

Tổng kết “ Trận liệt “ đôi bên thì như vầy:

Tàu cọng bành trướng trăm phần, việt cọng đáp ứng tới … 4%, nghĩa là 100/4.

Cho nên thế thắng thua rõ như ban ngày: Cái đơn vị bộ đội cụ hồ trấn thủ Trường Sa cũng giống như chiếc đồn côi của Dân vệ VNCH ngày xưa, khi đêm về bị bộ đội chủ lực vc tấn công, ngoài tầm pháo cũng không phi yểm, chỉ biết liều mạng chiến đấu sinh tồn!

Và sau đây là sự chọn lựa của giặc tàu xâm lăng đối với lực lượng “ từ vài trăm tới một ngàn “ bộ đội cụ hồ đơn côi trên mảnh Việt Nam trôi giạt Trường Sa:

Những ‘căn cứ ‘ nào của VN ở Trường Sa có thể bị tấn công?

 

Việt Nam đã tiến hành cơi nới, bồi đắp trên 10 trong số các đảo, bãi đá mà Hà Nội nắm quyền kiểm soát ở Quần đảo Trường Sa, và tính đến nay, Việt Nam đã bồi đắp được thêm 120acre diện tích tại các địa điểm này, theo AMTI.

Tuy nhiên, đáng chú ‎ý là đa phần cơ sở mà Việt Nam xây cất tại Quần đảo Trường Sa không nằm trên các hòn đảo, AMTI nói, mà chủ yếu được dựng nổi trên bãi ngầm, các rặng đá. Bởi vậy, các ‘tiền đồn’ này cực kỳ dễ bị tấn công trong lúc khả năng phòng ngự hoặc giao nhận đồ tiếp tế lại khá là hạn chế.

 

Ý thức được điểm bất lợi, kể từ 2014, khi quan hệ Việt – Trung xấu đi trầm trọng sau vụ Trung Quốc hạ đặt Giàn khoan Hải Dương 981 vào vùng biển mà Hà Nội tuyên bố là của mình, Việt Nam đã mở rộng các điểm cơ sở trên biển. Tuy nhiên, mức độ tăng cường mới chỉ được thực hiện ở quy mô khiêm tốn.

Phóng viên BBC Bill Hayton trong bài tường thuật hôm 24/7 dẫn nguồn trong ngành dầu khí Á châu theo đó nói rằng giới lãnh đạo của Repsol, nhà thầu dầu khí ký hợp đồng thăm dò khai thác ở Lô 136-3 với Việt Nam “được chính phủ tại Hà Nội thông báo vào tuần trước rằng Trung Quốc đã đe dọa sẽ tấn công các căn cứ của Việt Nam tại Quần đảo Trường Sa nếu không dừng việc khoan thăm dò”.

Tuy nhiên, Bill Hayton cũng nói với BBC Tiếng Việt rằng nguồn tin của ông không cho biết thêm chi tiết về mối đe dọa này, cũng như các căn cứ nào của Việt Nam có thể là đối tượng bị tấn công.

Bản đồ của AMTI công bố trong đó đánh dấu vị trí các cơ sở của VN ở Trường Sa. Khu vực màu vàng là Bãi Tư Chính, nơi có Lô 136/3 mà Repsol mới đây ngưng các hoạt động thăm dò dầu khí. Ảnh: CSIS/ AMTI

Các cơ sở mà AMTI gọi là ‘tiền đồn’ này được chia làm ba nhóm, gồm các đảo nhỏ mà Việt Nam chiếm đóng, các khối xây dựng bằng bê tông đặt trên các bãi đá,các căn cứ đơn lẻ được xây cất phía trên các bãi cạn, mà Việt Nam gọi là các nhà giàn, chuyên về dịch vụ kinh tế, khoa học, kỹ thuật vì mục đích dân sự, viết tắt là DK.

 

Hệ thống các cụm nhà giàn thuộc DK1 được xây cất trong thời gian từ cuối thập niên 1980 đến thập niên 1990 nhằm ứng phó với việc Trung Quốc chiếm đóng sáu bãi đá ở Trường Sa và tuyên bố các lô khai thác dầu khí chồng lấn lên các lô của Việt Nam tại Bãi Tư Chính, AMTI nói.

Theo AMTI, Việt Nam hiện có 14 cụm nhà giàn thuộc DK1, là các điểm được xây dựng một hoặc hai tầng nhà bằng thép, chứa được một lượng lính nhỏ. Một số có mái là bãi đáp trực thăng, và tại một vài nơi có đặt thêm hải đăng.

Kể từ 2014, có tám trong số các cụm nhà giàn này được bổ sung thêm khối cấu trúc đa tầng thứ hai, với bãi đáp trực thăng lớn hơn và được kết nối với cấu trúc cũ bằng một cây cầu.

Nhóm 24 tiền đồn được xây cất bằng bê tông trên các bãi đá cũng khá dễ bị tấn công nếu so với các cụm nhà giàn DK1. Mỗi tiền đồn này gồm từ một đến bốn cấu trúc bê tông riêng rẽ, được nối với nhau bằng các cầu nối và có cầu cảng nhỏ cho các tàu thuyền cỡ nhỏ neo đậu.

Nhiều căn cứ chỉ có thể tiếp cận được bằng tàu đáy nông chạy vòng quanh rìa bãi đá, khiến chúng trở nên bị cô lập ngay cả khi người ta đứng từ cùng thực thể trên biển và có thể nhìn thấy những gì diễn ra trên đó.

Tin tức nói gần đây Việt Nam đã nạo vét các lối đi nối giữa nhiều bãi ngầm này để tàu thuyền cỡ lớn hơn có thể tiếp cận được các tiền đồn.

Hiện không rõ số quân nhân trên các điểm mà Việt Nam kiểm soát là bao nhiêu và người ta ước tính có thể trong khoảng từ vài trăm tới 1000 lính, theo giáo sư Thayer.

 

AMTI cũng so với mức độ bồi đắp của Việt Nam với Trung Quốc và cho rằng diện tích cơi nới của Việt Nam chỉ đạt chưa bằng 4% so với Bắc Kinh, và cách cơi nới của Hà Nội cũng không gây tác hại tới môi trường như của Trung Quốc.

Trước thế trận chắc … THUA như vậy, tên việt cọng hèn nhược tính lẽ nào?

Đầu hàng, đưa đầu cho chệt bắn theo lịnh tên tướng chột lê đứt anh như hồi 1988 hay liều mạng kháng cự?

Một học giả Mỹ đề nghị giải pháp thoát nạn:

Chuyên gia Mỹ : Việt Nam cần liên minh với Mỹ để gìn giữ Biển Đông chống Trung Quốc

Trong một bài phân tích được tạp chí Mỹ The National Interest công bố hôm 07/11/2019 vừa qua, tiến sĩ Anders Corr, một chuyên gia về Biển Đông, từng hoạt động trong ngành quân báo tại bộ Tư Lệnh Thái Bình Dương của Mỹ, cho rằng để đối phó với dã tâm độc chiếm Biển Đông của Bắc Kinh, Việt Nam cần phải có một chiến lược thích ứng, trong đó yếu tố cực kỳ quan trọng là liên minh với Hoa Kỳ, nước duy nhất hiện nay có đủ lực để ngăn chặn Trung Quốc

Việt Nam cần một chiến lươc mới

Để chống lại Trung Quốc, tiến sĩ Anders Corr cho rằng Việt Nam cần có một chiến lược mới trong đó có 4 thành tố quan trọng.

1/ Một là liên minh với các quốc gia có thể răn đe Trung Quốc ở mức cao nhất là răn đe hạt nhân, ví dụ như với Mỹ, Pháp và Anh.

2/ Hai là liên minh với các quốc gia có đủ năng lực triển khai nhanh chóng lực lượng quân sự thông thường (quy ước) để răn đe Trung Quốc, ví dụ như Hoa Kỳ;

3/ Ba là sử dụng thành quả tăng trưởng kinh tế để nâng cao mức chi tiêu quân sự để răn đe Trung Quốc ngay tại chỗ, ví dụ như thông qua việc mua thêm tàu ngầm, tên lửa chống tăng và tên lửa phòng không;

4) Và bốn là dân chủ hóa và cải thiện nhân quyền để tạo điều kiện thuận lợi cho việc liên minh kinh tế và quân sự chặt chẽ hơn với các quốc gia ít chịu ảnh hưởng nhất của Trung Quốc.

Mỹ có đủ điều kiện để hỗ trợ Việt Nam chống Trung Quốc

Đối với ông Corr, trong tình hình như vừa kể, một liên minh hoặc thậm chí một quan hệ sâu sắc hơn với Mỹ sẽ giúp Việt Nam củng cố tiềm năng chống lại Trung Quốc, cải thiện sức mạnh răn đe của Việt Nam nhờ dựa được vào một người bạn mạnh mẽ nếu xảy ra xung đột quân sự.

Theo tiến sĩ Anders Corr, chỉ có Hoa Kỳ mới có tất cả các điều kiện để trở thành một đồng minh cốt lõi đáng tin cậy và đủ sức chống lại Trung Quốc. Các điều kiện đó là một chính sách đối ngoại độc lập với ảnh hưởng của Trung Quốc (so với các thành viên ASEAN và Nga), một sức mạnh kinh tế cần thiết để trừng phạt Trung Quốc, một sức mạnh ngoại giao cần thiết để phủ quyết Trung Quốc tại Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc.

Mỹ cũng có đủ khả năng quân sự cần thiết để triển khai sức mạnh quân sự quy ước đối phó với Trung Quốc, và sức răn đe hạt nhân cần thiết để bảo vệ chính mình khỏi sự trả đũa hạt nhân tiềm tàng của Trung Quốc.

Chuyên gia Mỹ khẳng định: Nếu không có Hoa Kỳ để làm đối trọng với Trung Quốc, an ninh Việt Nam không thể được bảo đảm. Sự tham gia của Hoa Kỳ là điều kiện thiết yếu cho bất kỳ liên minh hiệu quả nào chống lại Trung Quốc căn cứ vào tương quan lực lượng hiện tại.

Tuy nhiên, Mỹ chỉ ưu tiên cho những đồng minh có giá trị tương tự về dân chủ và nhân quyền. Vì vậy, để có được không chỉ liên minh với Hoa Kỳ, mà cả việc Hoa Kỳ sẵn sàng hy sinh cho Việt Nam, chấp nhận rủi ro trước một cường quốc hạt nhân, Việt Nam ít ra cần phải có những cải tiến dần dần nhưng ổn định về dân chủ và nhân quyền.

Dựa Mỹ chống tàu, bon cu li việt cọng dù có muốn cũng không sao làm được.

Bởi vì chúng bị tàu cọng trói đầu bằng cam kết 16 chữ vàng “cùng chung vận mạng!”

Sách có chữ Yeltsin rằng: “ cọng sản là nan y bất trị, “ không cải sửa được.” Cọng sản phải bứng bỏ tận gốc. “

Vì vậy mà nhân dân Việt Nam có công thức:

“ Muốn chống tàu xâm lăng

trước tiên diệt nội gian việt cọng “

Có giải được ( việt ) cọng mới “ thoát tàu “.

Giành lại CHỦ QUYỀN QUỐC GIA

nhân danh Quốc Dân Việt Nam

đường bệ kết ước liên minh với Hoa Kỳ

và các cường quốc Dân Chủ

kháng cự chệt cọng bành trướng

đòi lại Biển Đảo – Đất đai của Cha Ông

 

Đây là Ước Nguyện của Toàn Dân Việt

trước thềm kỷ niệm Quốc Hận Tháng Tư Đen

 

                                                                      Nguyễn Nhơn

                                                                         24/4/2020
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn