Tình yêu vô bờ của nàng Alcestis

Thứ Bảy, 28 Tháng Chín 20191:00 CH(Xem: 5854)
Tình yêu vô bờ của nàng Alcestis

Là một nhân vật trong Thần thoại Hy Lạp, nàng Alcestis nổi tiếng vì tình yêu và sự hy sinh hết mực dành cho chồng. Câu chuyện về cuộc đời nàng đã trở thành nguồn cảm hứng cho một số vở kịch và opera được yêu thích tại châu Âu.

Thần thoại Hy Lạp: Tình yêu vô bờ của nàng Alcestis
Bức “Alcestis Sacrifices Herself for Admetus”, 1804-1805, miêu tả cảnh Alcestis chịu chết thay chồng (Họa sĩ: Heinrich Füger, Akademie der bildenden Künste)

Ngày xưa có một vị vua tên là Admetus trị vì vương quốc Thessaly nhỏ bé. Nhà vua nhớ tên và thông thuộc từng thần dân trong vương quốc của mình. Đêm nọ, một lữ khách xuất hiện trước cung điện của nhà vua và xin được tạm trú. Vua Admetus biết đây không phải là một người dân bản xứ, nhưng vẫn nhiệt tình đón tiếp vị khách lạ.

Điều đặc biệt là, sau khi được nhà vua khoản đãi và tặng quần áo, vị lữ khách không nêu tên, mà chỉ luôn miệng hỏi Admetus rằng, liệu mình có thể trở thành nô lệ cho nhà vua không. Dù không cần nô lệ, nhưng Admetus nhận ra rằng vị khách lạ đang rất buồn khổ, vì thế nhà vua đã nhận lời để ông chăn đàn cừu của mình.

Thần thoại Hy Lạp: Tình yêu vô bờ của nàng Alcestis
Tác phẩm “Apollo”, 1874, miêu tả cảnh vị Thần ánh sáng chăn cừu cho nhà vua Admetus (Họa sĩ: Briton Riviere, Bury Art Museum)

Người khách lạ ở cùng Admetus trong một năm, rồi sau đó hé lộ thân phận của mình: ông là Thần Apollo. Nguồn gốc của sự việc là do con của Thần Apollo, Asclepius, dám làm trái luật Trời mà phục sinh cho người chết sau khi nhận tiền bạc. Chính vì thế, Asclepius đã bị Thần Zeus dùng sét đánh chết. Trong một phút nóng giận, Apollo đã bực tức giết hại những người khổng lồ từng chế tạo vũ khí cho Thần Zeus. Vì thế, vị thần của ánh sáng bị phạt phải làm nô lệ cho người thường trong một năm trời. Thần Apollo bày tỏ lòng cám ơn đối với Admetus, và ngỏ ý tặng cho nhà vua bất cứ điều gì mà ông mong muốn. Tuy nhiên vua Admetus nhã nhặn từ chối vì cảm thấy việc mình làm không có gì quá to tát cả. Thần Apollo từ biệt và nói rằng trong tương lai sẽ quay lại giúp khi nhà vua cần.

Không lâu sau đó, vua Admetus phải lòng nàng công chúa Alcestis xứ Iolcus. Mặc dù có rất nhiều người theo đuổi, nhưng nàng công chúa nổi tiếng với lòng tốt và sắc đẹp cũng chỉ mong làm vợ của vua Admetus mà thôi. Tuy nhiên, cha nàng, vua Pelias từ chối thỉnh cầu của Admetus với một thử thách không tưởng: Admetus phải đến cầu hôn trên một chiếc xe được kéo bởi sư tử và lợn rừng. Thất vọng và buồn bã trước yêu cầu khắc nghiệt, Admetus bất chợt nhớ tới Thần Apollo. Nhà vua cầu khẩn vị Thần ánh sáng, và Apollo hiện lên, thắng cương của một chiếc xe bằng vàng vào một con sư tử và một con lợn rừng. Vua Pelias buộc phải giữ lời hứa gả nàng Alcestis cho Admetus.

Alcestis_Sacrification_06
Một bức tranh minh họa cảnh nhà vua Admetus cùng nàng Alcestis quay trở về xứ Thessaly trên chiếc xe mà thần Apollo tặng (Tranh: MainLesson.com)

Vua Admetus cùng vợ sống hạnh phúc bên nhau, và vương quốc Thessaly nhỏ bé luôn vang lên tiếng đàn ca với những buổi tiệc tiếp đãi khách nồng hậu. Cho đến một ngày kia, nhà vua lâm bệnh nặng, và khó có thể qua khỏi. Thương tiếc Admetus, Thần Apollo đã cầu xin các nữ Thần Định mệnh không lấy đi tính mạng của nhà vua. Các nữ Thần đồng ý với điều kiện là một người sẽ phải tự nguyện chết thay cho Admetus. Vị Thần ánh sáng thông báo điều này với các thần dân của Thessaly.

Thần thoại Hy Lạp: Tình yêu vô bờ của nàng Alcestis
Bức “Alcestis Sacrifices Herself for Admetus”, 1804-1805, miêu tả cảnh Alcestis chịu chết thay chồng (Họa sĩ: Heinrich Füger, Akademie der bildenden Künste)

Cha mẹ của Admetus vốn đã già và không còn được bao thời gian trên mặt đất, tuy nhiên họ không muốn chết thay cho nhà vua. Các thành viên trong cung và thần dân cũng không ai đủ can đảm để đối diện với cái chết. Duy chỉ có nàng Alcestis… Vậy là khi nhà vua Admetus mở mắt ra sau cơn bạo bệnh, ngài lại phải chứng kiến người vợ yêu quý ra đi. Trước khi Alcestis nhắm mắt, Admetus đã thề với nàng rằng ngài sẽ không bao giờ chấp nhận yêu người phụ nữ khác. Nhà vua ngồi bên xác vợ khóc lóc và từ chối ăn uống trong nhiều ngày.

Cũng vào lúc đó, người anh hùng Heracles (Héc-quyn) ghé thăm xứ Thessaly trong hành trình hoàn thành 12 kỳ công của mình. Mặc dù đang chịu tang vợ, Admetus không muốn làm phiền người bạn nổi tiếng. Vì thế ngài vẫn cho người hầu tiếp đãi Heracles. Tuy nhiên, nhận ra vẻ buồn rầu của những người hầu vốn nổi tiếng với lòng hiếu khách, Heracles đã gạn hỏi và được nghe kể về cái chết của nàng Alcestis. Áy náy vì đã làm phiền Admetus, và cảm động trước tấm lòng của nhà vua, Heracles đã ngồi canh giữ bên xác nàng Alcestis. Người anh hùng biết rằng Thần Chết Thanatos sẽ tới lấy đi linh hồn của nàng.

Alcestis_Sacrification_03
Bức “Hercules Fighting Death to Save Alcestis”, 1869-1871, miêu tả cảnh người anh hùng Heracles đọ sức với Thần Chết (Họa sĩ: Frederic Leighton)

Sau khi Thanatos tới, Heracles đã đọ sức với Thần Chết, giành lại linh hồn của Alcestis và khiến vị Thần quyền uy phải bỏ chạy. Sáng hôm sau, Heracles ra mắt vua Admetus, dắt theo một người phụ nữ che mặt. Người anh hùng nói với nhà vua rằng mình phải lên đường tiếp tục cuộc hành trình, và mong nhà vua hãy chăm sóc giúp chàng người phụ nữ nọ. Admetus bối rối từ chối, và nhắc lại lời thề của mình với Alcestis, ngài nhấn mạnh rằng mình sẽ không bao giờ phản bội người vợ yêu quý, và ngài cũng không chấp nhận sự hiện diện của người phụ nữ khác trong hoàng cung. Tuy nhiên, Heracles vô cùng cương quyết trao người phụ nữ cho Admetus và yêu cầu nhà vua hãy mở mạng che mặt nàng.

Thần thoại Hy Lạp: Tình yêu vô bờ của nàng Alcestis
Bức “Herkules entreißt Alkestis dem Totengott Thanatos und führt sie dem Admetus zu”, 1780, miêu tả cảnh nhà vua Admetus sửng sốt khi gặp lại người vợ yêu (Họa sĩ: Johann Heinrich Tischbein d. Ä, Wikimedia)

Không từ ngữ nào có thể diễn tả hết được nỗi bất ngờ của Admetus khi thấy khuôn mặt của người vợ yêu. Và lúc này, người anh hùng Heracles mới cất tiếng dặn dò nhà vua rằng, trong ba ngày, Alcestis sẽ sống như một cái bóng, cho đến khi linh hồn của nàng hoàn toàn trở về với cơ thể. Kể từ đó, nhà vua cùng hoàng hậu xứ Thessaly sống hạnh phúc bên nhau, cho đến khi Thần Thanatos quay lại và đón cả hai về với thế giới của người đã khuất.

Quang Minh

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Thứ Hai, 01 Tháng Giêng 20186:00 SA
(HNPD) Cái tính dễ dãi cho tình cảm bộc phát, mình thấy lúc này mình gần gụi thơ Bùi Giáng dễ sợ.
Chủ Nhật, 31 Tháng Mười Hai 20176:00 SA
(HNPD) Đơn giản nhưng kỳ bí... Phim trường mà...
Thứ Bảy, 30 Tháng Mười Hai 20176:00 SA
(HNPD) Nhà thơ Huy Trâm là bút hiệu của nguyên biện lý Nguyễn Hồng Nhuận Tam, không phải Nhuận Tâm, vì trên ông là luật sư Nguyễn Hồng Nhuận, và dưới ông, còn quý cô Trang Năm, Trang Sáu ...hình như cả đại gia đình đều theo ngành luật
Thứ Sáu, 29 Tháng Mười Hai 20176:00 SA
(HNPD) Tôi thì thấy quá khứ, hiện tại hoà lẫn vào nhau, như là chuỗi ngày được nối dài thêm, để cho mình không tiếc nhớ tháng ngày đã qua, để không khiến phải ân hận nếu mình lỡ đi lạc một đoạn đường nào đó chẳng hạn.
Thứ Năm, 28 Tháng Mười Hai 20176:00 SA
(HNPD) Khung cảnh chùa vẫn xưa, nhưng nhân sự thì hình như thay đổi ...Tất nhiên người có như cây đâu mà cành thay lá mới,...
Thứ Tư, 27 Tháng Mười Hai 20176:00 SA
(HNPD) Ờ nhỉ, núi Bà Đen sương nắng hai mùa, tưởng quyến rũ hơn An Lão nắng lửa thiêu đốt cả hoàng hôn cuộc đời, bất kể xuân hạ thu đông, sợ lắm ...
Thứ Ba, 26 Tháng Mười Hai 201712:01 CH
(HNPD) Người ta tưởng: mình lo cho mình thì dễ quá, bởi vì mình lo cho mình, chớ lo cho ai đâu. Song trái lại, mình lo cho mình rất khó khăn, do thế mới có câu: "Làm sao mình vượt nổi mình" là vậy
Thứ Hai, 25 Tháng Mười Hai 20176:00 SA
(HNPD) Một phần sợ hãi thế giới hiển linh, hư huyễn vạn cổ, một phần bản tính và tâm tư tôi còn quá nhiều phức tạp, lo ra trong cuộc sống này, tôi hoàn toàn ký thác người xưa nơi cõi Phật từ bi hỉ xả...
Chủ Nhật, 24 Tháng Mười Hai 20176:00 SA
(HNPD) Không biết có phải tôi đa đoan không, mà tôi luôn được bằng hữu chúc câu: "Chúc Mỵ thân tâm an lạc". Có nghĩa là tôi khổ thân, khổ tâm lắm, ai cũng biết phải không?
Thứ Bảy, 23 Tháng Mười Hai 20176:00 SA
(HNPD) Nên hôm đó tôi cứ giả vờ mán mường, giới thiệu với khách dự là buổi giới thiệu cuốn "truyện Nà Khê" của nữ sĩ Như Hiên, phu nhân giáo sư Nguyễn Duy Nhường, vị học giả, nguyên hiệu trưởng trường trung học Tương Lai, Nha Trang