Gặp nhau lần nào… cũng nhậu ( 1 mẹ già lãnh trợ cấp đi lượm lon gửi hết cho con trai đang vướng bẩy ngu dân cuả VC )

Thứ Sáu, 23 Tháng Mười Một 20185:52 SA(Xem: 6709)
Gặp nhau lần nào… cũng nhậu ( 1 mẹ già lãnh trợ cấp đi lượm lon gửi hết cho con trai đang vướng bẩy ngu dân cuả VC )

Khi đã yêu nhậu, người ta luôn có vô vàn lý do để nâng ly, cụng cốc. Vui uống, buồn uống... Việc nhậu luôn gắn với mọi dịp. Và thậm chí, với nhiều người, lần nào gặp nhau cũng chỉ một không gian duy nhất: bàn nhậu.

Con số về mức độ sử dụng bia của người Việt Nam vừa được công bố thực sự không khỏi giật mình: Mỗi năm người Việt uống 4 tỉ lít bia, tiêu tốn 3,4 tỉ USD. Uống bia, chuyện chẳng có gì khó gặp hay đáng ngạc nhiên ở xứ mình. Tuy nhiên, khi cụ thể hoá ra bằng con số 3,4 tỉ USD thì mới thấy điều này thật khủng khiếp. Số tiền này thậm chí cao hơn giá trị xuất khẩu gạo cả nước trong năm 2017.  

Nhưng chi phí đâu chỉ nằm gọn trong số tiền tiêu tốn cho việc mua bia. Đằng sau những màn cụng ly ấy là bao đơn thuốc cho rất nhiều thứ bệnh nặng có, nhẹ có, chữa được có và cả những thứ bệnh y học bó tay mà nguyên nhân bắt nguồn từ thứ đồ uống kích thích ấy. Biết bao vụ tai nạn giao thông ập đến sau tay lái của những người mà trước khi bước lên xe mặt mũi còn phừng phừng hùng hồn tuyên bố: Có say đâu mà say. Bao gia đình ly tán, bao tương lai bị vùi lấp từ những món đồ uống kích thích ấy.

Xi nhan Trái Phải - Gặp nhau lần nào… cũng nhậu

Mỗi năm người Việt uống 4 tỉ lít bia, tiêu tốn 3,4 tỉ USD

Hậu quả của bia rượu, điều ai cũng biết. Tuy nhiên, "uống rượu, bia có trách nhiệm" không phải là chuyện ai cũng thực hiện được.      

Chuyện rượu, bia ở đâu cũng có nhưng có lẽ chẳng ở đâu uống điên cuồng, mờ mịt như ở ta. Sáng mở mắt đã thấy quán nhậu leng keng tiếng cụng ly, tối mịt đến quá đêm quán vẫn đông khách nhậu. Người giàu tìm đến các bar, nhà hàng cao cấp để nâng ly. Người nghèo lê la góc phố, vỉa hè tưng bừng chén anh, chén chú.

Một khi đã yêu nhậu, người ta luôn có vô vàn lý do để nâng ly, cụng cốc. Vui uống để chúc mừng, buồn uống để giải sầu. Người mới quen, uống cho nhanh thân. Kẻ thân quen uống để trút bầu tâm sự. Việc nhậu luôn gắn với mọi dịp. Và thậm chí, với nhiều người, lần nào gặp nhau cũng chỉ một không gian duy nhất: bàn nhậu.

Vậy nên không ngoa khi nói rằng người Việt ta nhậu quá dễ dãi. Thứ văn hóa xấu xí đó xuất hiện ở bất cứ đâu, bất kể thời gian nào và ở mọi độ tuổi.

Cuộc nhậu sẽ kém vui nếu chỉ có một mình hoặc… ít mình. Bởi thế nên những kẻ ưa nhậu tất yếu nảy sinh ra tật ép rượu, bia. Họ mời nhau uống, ép nhau uống và tệ hại hơn còn kèm theo những lời “thóa mạ”: không uống không phải đàn ông; đàn ông gì mà kém bản lĩnh... Và nhiều khi, không chỉ đàn ông mà phụ nữ cũng trở thành đối tượng để họ ép uống đến say mèm. Nhìn phụ nữ rũ rượi sau các cuộc nhậu, trách họ một thì trách những kẻ ép họ 10. Đó là không chỉ là sự vô văn hoá mà là tàn nhẫn.  

Uống rượu vốn là một nét văn hóa ẩm thực có từ lâu đời. Việc mời nhau chút rượu trước bữa ăn giúp cho không khí thêm đầm ấm, vui vẻ. Nhưng chuyện ép buộc người khác uống đến mức say xỉn, không làm chủ được mình thực là hành vi lạm dụng rượu bia. Điều này khiến văn hóa rượu bia trở nên lệch lạc.

Đáng sợ hơn nữa, nhiều người khi đã uống rượu bia, khi thấy không còn đủ khả năng kiểm soát bản thân vẫn tham gia giao thông. Đây thực sự là sự coi thường mạng sống của đồng loại. Một hành vi thiếu văn hóa, một tập tục lạc hậu, dã man rất cần lên án.

Việt Nam là nước tiêu thụ bia cao nhất Đông Nam Á và thứ 3 châu Á sau Nhật Bản, Trung Quốc. “Kỷ lục” này chẳng có gì đáng vui, tất nhiên, nếu không muốn nói nó là tai hoạ bởi sau đó là trùng trùng bi kịch.

Rất nhiều biện pháp nhằm giảm tiêu thụ rượu, bia được nhắc đến: Tăng thuế để hạn chế nhập khẩu và hạn chế người uống; cấm bán rượu, bia cho người dưới 18 tuổi và phạt nặng người bán; phạt nặng người lái xe uống rượu, bia... Tuy nhiên, tất cả những điều này đều khó lòng ngăn chặn được thực trạng “ma men” đưa đường dẫn lối nếu như bản thân người uống vẫn duy trì hành vi sử dụng rượu bia lệch lạc. Chỉ khi nào thói quen uống rượu bia có văn hoá: uống điều độ, đúng cách, đúng chỗ thì khi đó nhậu mới thôi không còn là vấn nạn.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Chủ Nhật, 19 Tháng Mười Một 20176:00 SA
(HNPD) Trong đại tộc KaKi ta, tổng hợp nhiều họ hàng, tên tuổi nghe như kiếm khách bên trời. Trần, Lê, Nguyễn, Vũ vv...thì không nói làm gì, bài này chỉ nói về "Họ", không phải tụng ca thành tích, chiến công, mặc dầu ở chốn ba quân, là công trạng đi đầu
Thứ Bảy, 18 Tháng Mười Một 20176:00 SA
(HNPD) Tôi thuộc lòng từng chi tiết một những gì xẩy ra với mỗi cá nhân đặc biệt, hay từng đơn vị nhỏ mà tôi mặc nhiên hiện diện, ở gia đình quân nhân các cấp trong thành phố,
Thứ Sáu, 17 Tháng Mười Một 20176:00 SA
Thế rồi lỡ ai trong chúng ta, biểu lộ hoặc thực thi một sự kiện gì trái với phong cách chung của dân tộc, chúng ta thường kêu gọi, mong chờ hồn thiêng sông núi làm sáng mắt sáng lòng những người sai trái ấy ...sớm trở về cội nguồn.
Thứ Năm, 16 Tháng Mười Một 20176:01 SA
(HNPD) Đọc "Mỗi Ngày Một Chuyện" anh thấy mình ba hoa chích choè quá, bèn gởi cho mình 3 bông hoa huệ trắng đặt giữa bóng đêm đen... làm kỷ niệm chơi.
Thứ Tư, 15 Tháng Mười Một 20176:00 SA
Song, cuộc đời không phải chỉ có 2 điểm đối nghịch: vinh quang và tủi nhục đâu, mà còn biết bao cung bậc điều hoà, để làm nên bản nhạc đời phức tạp, hợp xướng, giao hưởng vv...
Thứ Ba, 14 Tháng Mười Một 20176:00 SA
(HNPD) Tới khi học về tâm lý xã hội, tôi làm một bài luận đề, có đoạn..." phải từ từ bỏ bớt những gì không cần thiết,
Thứ Hai, 13 Tháng Mười Một 20176:00 SA
(HNPD) Vậy thì, chắc chắn kiếp này, không được sống bên nhau, đời sau và mãi mãi ta sẽ ở cạnh nhau như thiên thu ước hẹn ...
Chủ Nhật, 12 Tháng Mười Một 20176:00 SA
(HNPD) Tôi khẳng định trong suy tư rằng: đúng quá đi chứ , những người có lương tri chiến sĩ QL/VNCH ít nhất phải trả lời như nhà văn Phan Nhật Nam vậy, dù có phải bày tỏ trong vai diễn đi nữa, mới xứng đáng chiến sĩ Quốc Gia.
Thứ Bảy, 11 Tháng Mười Một 20176:00 SA
(HNPD) Kỷ niệm để đời nhất đối với thiên tai đổ xuống dân nghèo là trận lụt trắng nước san bằng làng xã bên sông Thu Bồn năm đó, thủa thiếu tá Cao Điền (sau lên trung tá) làm quận trưởng Duy Xuyên.
Thứ Sáu, 10 Tháng Mười Một 20176:00 SA
(HNPD) Dẫu Hoa Sen có đang là quốc hoa,...