Thiên sứ của Tử thần' và những tội ác man rợ chấn động thế giới

Thứ Ba, 05 Tháng Sáu 201810:00 SA(Xem: 8673)
Thiên sứ của Tử thần' và những tội ác man rợ chấn động thế giới

Ngày 24/5/1943, trại tập trung của Đức quốc xã tại Auschwitz, Ba Lan đã đón nhận một vị bác sĩ mới có tên Josef Mengele, 32 tuổi. Không ai ngờ đằng sau vẻ ngoài "thiên thần" của Mengele lại ẩn giấu một trái tim đen tối của kẻ sát nhân máu lạnh, sẵn sàng gây ra những tội ác man rợ, chấn động thế giới.

Mengele chào đời năm 1911 ở Vương quốc Bayern (nay là bang Bayern ở cực nam nước Đức), trong một gia đình có ba người con. Cha của Mengele là chủ một cơ sở sản xuất nông cụ, nghiêm khắc nhưng ngay thẳng, tốt bụng. Song, mẹ của Mengele lại là nỗi khiếp sợ của mọi người làm công vì tính tình nóng nảy, hay đánh đập và chửi mắng người khác mỗi khi không vừa ý.

Thái độ cục súc cùng những hành vi thô bạo của người mẹ dường như đã tác động lâu dài đến đứa con trai cả - Mengele, kẻ sau này được đặt biệt danh là "Thiên sứ của Tử thần".

bác sĩ,bác sĩ tử thần,Đức Quốc xã,ngày này năm xưa
Ảnh: Alamy

Không chấp nhận kế nghiệp cha, vào năm 1930, Mengele quyết tâm thi đậu Đại học Munich và ghi danh vào Khoa Nhân chủng học và Y học. 5 năm sau, chàng trai trẻ nhận bằng tiến sĩ cùng chuyên ngành. Trước đó, vào năm 1934, Mengele đã gia nhập đảng Quốc xã của Adolf Hitler.

Nhờ học thức cao, ngày 24/5/1943, Mengele được điều về làm bác sĩ quân y tại trại tập trung Auschwitz của Đức Quốc xã ở Ba Lan. Tuy nhiên, Mengele đã tận dụng cơ hội này để bắt tay nghiên cứu, giải mã những bí mật của kỹ thuật di truyền, đồng thời tìm cách tạo nên một siêu chủng tộc Đức.

bác sĩ,bác sĩ tử thần,Đức Quốc xã,ngày này năm xưa
Ảnh: The Richest

Với vẻ ngoài điển trai cộng với gương mặt luôn nở nụ cười, các tù nhân trong trại tập trung Auschwitz thường cho rằng Mengele là người tốt trong lần đầu gặp mặt. Tuy nhiên, về sau, gã bác sĩ này mới lộ mặt là kẻ giết người máu lạnh.

bác sĩ,bác sĩ tử thần,Đức Quốc xã,ngày này năm xưa

Là thành viên của nhóm bác sĩ đảm trách công việc “tuyển chọn” tù nhân trong Thế chiến thứ hai, Mengele nhận những người Do Thái được tin còn khả năng làm việc tại trại tập trung. Đối với những người bị coi là không còn sức để lao động, hắn đề xuất hành quyết họ ngay sau đó trong các phòng hơi ngạt.

Như nhiều "bác sĩ tử thần" khác dưới thời trùm phát xít Hitler, với tham vọng thăng tiến nhanh chóng thông qua các công trình nghiên cứu "mang tính đột phá", Mengele đã xúc tiến hàng loạt thí nghiệm quái dị trên các tù nhân Do Thái. Nhân danh "chữa trị" y tế, hắn trực tiếp tiêm hoặc ra lệnh cho những kẻ dưới quyền tiêm đủ thứ hóa chất, từ xăng dầu cho tới chất gây mê cực mạnh chloroform, vào người hàng ngàn tù nhân.

bác sĩ,bác sĩ tử thần,Đức Quốc xã,ngày này năm xưa
Josef-Mengele

"Thiên sứ của Tử thần" tỏ ra đặc biệt hứng thú với các cặp song sinh. Hắn thường thực hiện thí nghiệm phẫu thuật trên cơ thể họ mà không dùng thuốc gây tê, chẳng hạn như cắt bỏ các bộ phận, tiêm thuốc nhuộm vào nhãn cầu để thử thay đổi màu mắt, ... Rùng rợn hơn, Mengele còn tiến hành khâu những đứa trẻ lại với nhau để tạo thành người dính đôi.

Debug: ADS tracking link http://vietnamnet.vn/the-gioi-ho-so
bác sĩ,bác sĩ tử thần,Đức Quốc xã,ngày này năm xưa
Ảnh: Learning History

Nhiều báo cáo ghi nhận, khoảng 900 cặp song sinh đã trở thành đối tượng thí nghiệm của Mengele, khi hắn tìm cách loại bỏ các gene di truyền yếu kém ở người để cho ra đời một siêu chủng tộc Đức. Rốt cuộc chỉ có không 50 cặp song sinh sống sót sau những đề án thí nghiệm kinh hoàng này.

Sau khi chiến tranh kết thúc, một số nhà sử học thống kê, Mengele đã gây ra cái chết trực tiếp hoặc gián tiếp cho gần 1 triệu tù nhân Do Thái trong các trại tập trung.

bác sĩ,bác sĩ tử thần,Đức Quốc xã,ngày này năm xưa
Ảnh: Word Press

Khi phát xít Đức thảm bại, Mengele đã bỏ trốn thành công. Ban đầu, hắn quay trở về Bayern làm việc cho một trại nuôi ngựa một thời gian trước khi đào tẩu sang Nam Mỹ. Mặc dù chính quyền Tây Đức đã ra lệnh bắt giữ “bác sĩ tử thần”, nhưng hắn chưa bao giờ sa lưới và bị xét xử vì các tội ác chống lại loài người.

bác sĩ,bác sĩ tử thần,Đức Quốc xã,ngày này năm xưa
Ảnh: The Richest

Năm 1959, Mengele trở thành công dân Paraguay, rồi chuyển sang Brazil sinh sống dưới vỏ bọc là Wolfgang Gerhard. Cuối cùng, hắn bị chết lúc 67 tuổi vì đuối nước, sau cơn đột quỵ tại một khu du lịch ở Brazil năm 1979.

Tuy trốn được việc phải hầu tòa nhưng tội ác của Mengele bị cả thế giới lên án. Tất cả bằng cấp từng trao cho hắn bị các trường đại học rút bỏ. Mộ của hắn cũng bị khai quật để giám định pháp y nhằm xác định danh tính.

Tuấn Anh

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Thứ Sáu, 03 Tháng Mười Một 20175:13 SA
Ngày 15 Tháng Ba này, Liên bang Nga chính thức kỷ niệm 100 năm việc Sa hoàng Nicolai Đệ nhị thoái vị, mở đầu cho một chuỗi biến động dẫn
Thứ Sáu, 03 Tháng Mười Một 20175:00 SA
Phí Tín, tác giả Tinh Tra Thắng Lãm [星槎勝覽], đảm nhiệm chức Thông sự [Phiên dịch] cho phái đoàn Trịnh Hoà, 4 lần xuống Tây dương.
Thứ Năm, 02 Tháng Mười Một 20179:40 CH
"Ngay từ đầu 1962 cơ quan CIA đã có những mối liên lạc và ảnh hưởng trên toàn lãnh thổ Miền Nam, từ cổng trước và cổng sau Dinh Độc Lập tới những xóm làng ở thôn quê…
Thứ Năm, 02 Tháng Mười Một 20171:32 CH
Ngày 2 tháng 11 năm 1963 là ngày ông Ngô Đình Diệm bị sát hại cùng em trai Ngô Đình Nhu. Hôm nay là 54 năm ngày mất của hai ông.
Thứ Năm, 02 Tháng Mười Một 20174:56 SA
Vào ngày này năm 1967, Tổng thống Johnson đã tổ chức một cuộc họp bí mật với các nhà lãnh đạo có uy tín nhất của quốc gia, nhóm được gọi chung là “Những người thông thái
Thứ Tư, 01 Tháng Mười Một 20177:51 CH
Nhân 54 năm cuộc đảo chính 01/11/1963 lật đổ Tổng thống Ngô Đình Diệm, BBC Tiếng Việt nhắc lại một số lời và bình luận kể về cuộc đời của bà Trần Lệ Xuân.
Thứ Tư, 01 Tháng Mười Một 20176:11 CH
Hồng vệ binh chính là những đứa trẻ, những thanh niên trong sáng nhưng được tuyên truyền vào trong tâm hồn lòng thù hận sâu sắc đối với “những kẻ thù của cách mạng”. Và từ đó những đứa trẻ,
Thứ Tư, 01 Tháng Mười Một 20174:21 CH
vua Quang Trung cấp cho bọn giặc Tàu Ô. Ngoài ra cung từ của các tù nhân đều khai rằng lực lượng này có đến 12 viên Tổng binh và hơn 100 hiệu thuyền:
Thứ Tư, 01 Tháng Mười Một 201712:45 CH
Từ trước tới nay, chúng ta chỉ biết tới nhân vật Ngô Đình Nhu (1910-1963) với những hoạt động của ông trong lĩnh vực chính trị. Cuộc đảo chính cuối năm 1963 ở miền Nam Việt Nam
Thứ Tư, 01 Tháng Mười Một 20175:39 SA
Đúng 54 năm trước, vào ngày 1/11, Tổng thống đầu tiên của nền Cộng hòa Việt Nam là Ngô Đình Diệm đã bịTrung tướng Dương Văn Minh, đảo chánh.