Ngày Này Năm Xưa: 14/11/1982: Lech Walesa ra tù

Thứ Ba, 14 Tháng Mười Một 20175:46 SA(Xem: 6328)
Ngày Này Năm Xưa: 14/11/1982: Lech Walesa ra tù

Nguồn: Walesa released from jail, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1982, Lech Walesa, lãnh đạo phong trào Đoàn kết bất hợp pháp của Ba Lan, đã trở lại căn hộ của ông ở Gdansk sau 11 tháng bị giam tại một nhà nghỉ săn bắn nằm gần biên giới với Liên Xô. Hai ngày trước đó, hàng trăm người ủng hộ đã bắt đầu một buổi canh thức ở bên ngoài nhà ông khi biết rằng người sáng lập phong trào công đoàn Ba Lan sắp được thả. Khi Walesa trở về nhà vào ngày 14/11, ông được một đám đông vui vẻ nâng lên và đưa đến tận cửa căn hộ, nơi ông chào vợ mình và sau đó có một bài phát biểu trước những người ủng hộ từ cửa sổ tầng hai.

Walesa, sinh năm 1943, đang là một thợ điện tại Nhà máy Đóng tàu Lenin ở Gdansk khi ông bị đuổi việc vì kích động công đoàn vào năm 1976. Khi biểu tình nổ ra tại nhà máy đóng tàu Gdansk vì giá lương thực tăng cao vào tháng 8/1980, Walesa đã trèo qua hàng rào đóng tàu và tham gia cùng với hàng ngàn công nhân bên trong nhà máy. Ông được bầu làm lãnh đạo của cuộc đình công, và ba ngày sau, các yêu cầu của cuộc đình công đã được đáp ứng. Walesa tiếp đó đã phối hợp các cuộc đình công khác ở Gdansk và yêu cầu chính phủ Ba Lan cho phép tự do thành lập các công đoàn và trao quyền được đình công. Vào ngày 30/08, chính phủ đã chấp nhận những đòi hỏi của các nhà lãnh đạo, hợp pháp hóa công đoàn và trao quyền tự do ngôn luận và tôn giáo.

Hàng triệu công nhân và nông dân Ba Lan đã tụ tập để thành lập các công đoàn, và phong trào Đoàn kết được hình thành như một liên hiệp các công đoàn quốc gia, với Walesa làm chủ tịch. Dưới sự lãnh đạo đầy sức lôi cuốn của Walesa, tổ chức này ngày một phát triển về quy mô và ảnh hưởng chính trị, sớm trở thành mối đe dọa lớn đối với chính quyền Ba Lan. Ngày 13/12/1981, Ba Lan tuyên bố thiết quân luật, phong trào Đoàn kết bị cấm, và Walesa cùng các nhà lãnh đạo khác bị bắt.

Tháng 11/1982, áp lực dư luận quá lớn đã khiến chính phủ phải thả Walesa, nhưng Đoàn kết vẫn là một phong trào bất hợp pháp. Năm 1983, Walesa được trao Giải Nobel Hòa bình. Lo sợ cảnh lưu vong trái ý nguyện, ông đã từ chối đi đến Na Uy để nhận giải thưởng. Walesa sau đó tiếp tục lãnh đạo phong trào Đoàn Kết mà nay phải hoạt động ngầm; ông thường xuyên bị các nhà cầm quyền cộng sản kiểm soát và quấy rối.

Năm 1988, tình hình kinh tế xấu đi đã dẫn tới một đợt đình công lao động mới ở Ba Lan, và chính phủ buộc phải đàm phán với Walesa. Tháng 04/1989, phong trào Đoàn kết được hợp pháp hóa, và các thành viên của tổ chức này được phép đề cử một số lượng nhất định ứng viên trong các cuộc bầu cử sắp tới. Vào tháng 09, một chính phủ liên minh dẫn đầu bởi Đoàn kết đã được thành lập, với đồng nghiệp của Walesa, Tadeusz Mazowiecki, giữ chức Thủ tướng. Năm 1990, cuộc bầu cử Tổng thống trực tiếp đầu tiên của Ba Lan đã được tổ chức, và Walesa đã giành chiến thắng áp đảo.

Tổng thống Walesa đã thực hiện thành công cải cách thị trường tự do, nhưng đáng tiếc, ông lại là một nhà lãnh đạo công đoàn hiệu quả hơn là Tổng thống. Năm 1995, ông đã bị đánh bại trong lần tái tranh cử với đối thủ là nhà cựu cộng sản Aleksander Kwasniewski, người đứng đầu Liên minh Các Đảng Dân chủ Cánh tả (Democratic Left Alliance).

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Thứ Bảy, 20 Tháng Giêng 20188:00 CH
Trong Chiến tranh Thế giới thứ hai, để tiêu hao bớt sinh lực của quân đội Nhật Hoàng, Quân đội Mỹ đã viện trợ rất nhiều vũ khí, hàng hóa và chuyên gia cho quân đội Tưởng Giới Thạc
Thứ Sáu, 19 Tháng Giêng 20189:00 CH
Nhà kinh tế chính trị học Benjamin Friedman đã từng so sánh xã hội phương Tây hiện đại như một chiếc xe đạp vững chãi mà bánh xe quay được là nhờ
Thứ Sáu, 19 Tháng Giêng 20188:00 CH
Nước Nga lại một lần nữa là trung tâm của các cuộc tranh cãi chính sách ở nhiều nước phương Tây. Đây cũng là lần thứ ba liên tiếp một tân tổng thống Hoa Kỳ bắt đầu nhiệm kỳ
Thứ Sáu, 19 Tháng Giêng 20183:30 CH
Th/úy Nguyễn đông Mai là một sĩ quan hiện dịch, xuất thân từ trường Võ Bị Quốc Gia Đà Lạt, trước khi xảy ra trận chiến anh đã có nghị định và sắp đến ngày đeo lon Trung Úy;
Thứ Sáu, 19 Tháng Giêng 20187:15 SA
Ngày 19/1/1974 đánh dấu sự kiện Trung Quốc dùng vũ lực kiểm soát toàn bộ quần đảo Hoàng Sa từ tay chính quyền Việt Nam Cộng Hòa.
Thứ Sáu, 19 Tháng Giêng 20187:14 SA
Sau khi mạo nhận ngày 11/1/1974 chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam Cộng Hòa,
Thứ Sáu, 19 Tháng Giêng 20185:00 SA
20h ngày 17-1-1974, chiến hạm Nhật Tảo quay mũi trực chỉ Hoàng Sa. Lúc này một máy chính của tàu không sử dụng được, rađa trục trặc
Thứ Sáu, 19 Tháng Giêng 20184:15 SA
Ngày 19-1 44 năm trước đã diễn ra tấn kịch bi hùng trên biển của những người anh em máu mủ phía Nam ngoan cường chống lại quân Tàu Cộng
Thứ Năm, 18 Tháng Giêng 20187:02 SA
Lời giới thiệu: Nhân dịp Liên Hội Cựu Chiến Sĩ VNCH vùng thủ đô Hoa Thịnh Đốn, Hoa Kỳ, vừa tổ chức Lễ Giỗ lần thứ 7 cố Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu v
Thứ Năm, 18 Tháng Giêng 20187:00 SA
Công chúa Huyền Trân là con gái yêu của Thượng hoàng Trần Nhân Tông và là em gái vua Trần Anh Tông. Huyền Trân chào đời trong khung cảnh đất nước mới tn