Bi khúc tháng Tư

Thứ Tư, 02 Tháng Năm 20183:30 SA(Xem: 6632)
Bi khúc tháng Tư

FB Nguyễn Tiến Tường

Má Phải quê ở Sóc Trăng, có 4 người con đi lính. Anh Tư là lính cộng hoà. Hôm ấy, anh Năm và anh Bảy nhận lệnh cài mìn đánh bốt. Họ biết chắc trong ấy có anh Tư. Đạn nổ, anh Năm nhìn một phần thi thể, biết anh Tư đã mất, về báo tin với má…

Anh Năm và anh Bảy sau này cũng mất. “Trời đày” má Phải sống gần trăm tuổi. Nhang khói cho 3 người con cạnh nhau trên bàn thờ. “Má không biết nói gì cả”, má vẫn thường nói vậy mấy chục năm, đôi mắt đẫn đờ…

***

Má Phải, anh Tư, anh Năm, anh Bảy… hàng triệu người Việt khác. Họ là những con người bình thường bên liếp cải vườn dưa. Cho đến khi thời cuộc ụp lên cho họ chiếc áo thân phận chiến tranh.

Chiến tranh, suy cho cùng là xung đột chính trị của một nhóm người có quyền lực, áp đặt vào thời đại. Quá nhiều dân tộc tang thương cho vài chủ thuyết của vài con người.

Cho đến bây giờ, nhìn về cuộc chiến bi ai của nước Việt, nỗi đau ấy, thấm vào đất, vào người. Chưa thể nguôi ngoai.

Mỗi tháng Tư về, đất nước lại đi về hai phía. Một phía tụng ca giáo điều, một bên trường ca uất hận.

Bên thắng cuộc, bao nhiêu năm rồi, chưa chấp nhận đó là một cuộc nội chiến. Một xung đột chủ thuyết mà nó đã có nhiều cơ hội kết thúc sớm hơn.

Nỗi đau, có thể cũng đã sớm nguôi ngoai hơn khi sức mạnh thắng cuộc được hoá giải thành thái độ cầu tiến, nhìn lại đúng sai. Thay vì những câu chuyện lịch sử không đầy đủ, những nhân vật hư cấu và một thái độ nghiệt ngã cho phía bên kia. Vỏn vẹn một chữ “Nguỵ”!

***

Mỗi tháng Tư, lại những cuộc liên hoan diễn xướng, khẩu hiệu cờ phướn lập loè. Nó càng thắp lên nỗi đau vong hận cho những người xa xứ.

Triệu người vui, có triệu người buồn. Còn nỗi buồn nào hơn buồn về cố quận. Ở đó, không chỉ có thắng thua, mà còn có những oan khuất chưa khuây. Có nỗi đau đớn nào hơn phải rời bỏ tổ quốc đi về phía nghìn trùng.

Làm sao có thể nguôi ngoai khi cùng một dòng máu đỏ. Người hát ca reo mừng, người lầm lũi ra đi.

Nguồn năng lượng dồn tích và khuếch trương, đã biến nhiều người lầm lẫn. Lầm lẫn về chính thể, về tổ quốc và nhân dân. Nước Việt trong họ, là một nỗi căm hờn.

Rất nhiều người chưa thể bước qua thù hận. Để mong cầu điều tốt lành cho đất mẹ nghìn năm. Có những đứa trẻ đã học bài học thù hận trước bài học nguồn cội.

***

Tháng Tư, miệt mài bi khúc. 3,3 triệu con dân nước Việt đầu đen máu đỏ nằm xuống khắp miền. Bao nhiêu thân phận ai oán vì cuộc chiến vẫn còn vô nghĩa vì một giấc mơ hoà hợp còn quá xa vời.

Bánh xe lịch sử luôn đi về phía tất yếu. Nhưng nó sẽ chậm lại bởi dối trá và hận thù.

Tháng Tư nặng trĩu, những đứa con lầm lạc đi mãi về hai phía. Chỉ có quê hương là đau buồn, là nghẹn lời như mẹ…

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Thứ Sáu, 19 Tháng Giêng 20184:15 SA
Ngày 19-1 44 năm trước đã diễn ra tấn kịch bi hùng trên biển của những người anh em máu mủ phía Nam ngoan cường chống lại quân Tàu Cộng
Thứ Năm, 18 Tháng Giêng 20187:02 SA
Lời giới thiệu: Nhân dịp Liên Hội Cựu Chiến Sĩ VNCH vùng thủ đô Hoa Thịnh Đốn, Hoa Kỳ, vừa tổ chức Lễ Giỗ lần thứ 7 cố Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu v
Thứ Năm, 18 Tháng Giêng 20187:00 SA
Công chúa Huyền Trân là con gái yêu của Thượng hoàng Trần Nhân Tông và là em gái vua Trần Anh Tông. Huyền Trân chào đời trong khung cảnh đất nước mới tn
Thứ Năm, 18 Tháng Giêng 20182:30 SA
Vào cuối thế kỷ XIX, khi người Pháp khám phá ra cao nguyên Lang Bian, một trong những điểm gây ấn tượng nhất chính là địa hình của vùng đất ngày nay mang tên Đà Lạt. Bác sĩ Etienne Tardif
Thứ Năm, 18 Tháng Giêng 20182:00 SA
Nơi yên nghỉ của Mao Trạch Đông và Tần Thuỷ Hoàng đế với đội quân đất nung, luôn là điểm đến hấp dẫn du khách.
Thứ Tư, 17 Tháng Giêng 20189:00 CH
Bức ảnh “cha làm thịt con” trong kho lưu trữ hồ sơ công an địa phương huyện Lễ Lăng, tỉnh Hồ Nam, được lưu truyền trên mạng Internet là một bằng chứng rõ nét cho thảm kịch
Thứ Tư, 17 Tháng Giêng 20184:00 CH
Trong những tuần cuối cùng của Thế chiến 2 ở châu Âu, giới tình báo Mỹ khẳng định rằng một đội tàu ngầm của phát xít Đức
Thứ Tư, 17 Tháng Giêng 20186:00 SA
Mùa hè năm 1990, vào thời điểm sống còn khi đất nước bắt đầu đi từ cải tổ sang tan rã, Mikhail S. Gorbachev đã tuyên bố trong một cuộc phỏng vấn vớ
Thứ Tư, 17 Tháng Giêng 20181:00 SA
Khoảng 200 triệu dân Ấn Độ là người Dalit, tầng lớp bị coi là “không đáng đụng tới”. Sau nhiều năm Ấn Độ tăng trưởng và hiện đại hóa, sự thù ghét của xã hội vẫn là bi kịch với họ.
Thứ Ba, 16 Tháng Giêng 201811:00 CH
Tuy gọi là chùa như những ngôi chùa Bà Thiên Hậu (thờ Thánh Mẫu) hay Chùa Ông (thờ Quan Thánh), Chùa Ông Bổn cũng đặt nặng phần tín ngưỡng dân gian