Đòi tượng có nhục thân sư Trung Quốc

Thứ Ba, 17 Tháng Tư 20183:00 SA(Xem: 6645)
Đòi tượng có nhục thân sư Trung Quốc
Tượng Chương Công Tổ sư Ngọc tượng nội thân đại Phật và hình x-quang có thi thể vị sư này bên trong Bản quyền hình ảnh Drents Museum
Image caption Phân tích bằng X-quang cho thấy thi thể của nhà sư (hình phải) bên trong tượng Phật

Dân làng ở Trung Quốc hôm thứ Sáu đã đưa ra trước một tòa án ở Hà Lan đòi lấy lại một bức tượng Phật có chứa xác ướp (nhục thân) 1000 năm tuổi bị cáo giác là đã bị đánh cắp.

Thi thể của vị sư này, có thể thấy bên trong tượng Phật, bị lấy đi từ một chùa ở làng Dương Xuân, một làng nhỏ thuộc tỉnh Phúc Kiến, hồi năm 1995.

Dân làng nói một nhà sưu tầm người Hà Lan, người họ đang kiện, đã mua bức tượng này ở Hong Kong năm 1996.

Kể từ đó người ta không biết gì về bức tượng này cho tới khi tượng được trưng bày ở Budapest năm 2015.

Những năm gần đây Bắc Kinh nỗ lực tìm cách đòi lại các di vật mà họ nói là đã bị đánh cắp.

Nhưng cho tới nay ít thành công qua con đường tòa án.

Trường hợp mới nhất này khá phức tạp bởi thực tế là nhà sưu tầm Hà Lan, ông Oscar van Overeem, được cho là đã đổi lấy bức tượng đó với một người buôn bán đồ cổ khác chưa được công bố danh tính và đã đưa cho ông này một vài cổ vật Phật giáo vào cuối năm 2015.

Hiện bức tượng này đang ở đâu còn chưa được rõ.

Bức tượng Phật, vẫn được biết với cái tên "Chương Công Tổ sư Ngọc tượng nội thân đại Phật", được lưu giữ ở ngôi chùa này hàng thế kỷ qua và được người dân tại đây thờ cúng.

Dân làng đã đem giấu tượng có xác ướp ở nhà mình và thậm chí đem chôn ngoài ruộng trong thời kỳ Cách mạng Văn hóa ở Trung Quốc vào những năm 1960 và 1970, theo tờ reported the South China Morning Post.

Bức tượng được chiếu X quang cách đây vài năm và nó cho thấy có thi hài của một nhà sư mà người ta cho là 1000 năm tuổi.

Dân làng có thể chứng minh họ là con cháu của nhà sư, luật sư của họ, ông Jan Holthuis, nói với hãng tin AFP.

Ông cho biết họ lập luận rằng theo luật Hà Lan, "một người không được phép sở hữu cơ thể được biết của một người khác.

"Chúng tôi cũng có đủ bằng chứng để chứng minh rằng tuợng thực sự là đã bị đánh cắp từ ngôi chùa," ông Holthuis nói thêm.

Theo China News Service của nhà nước Trung Quốc, nhà sưu tầm người Hà Lan này đang bác lại tuyên bố này trên cơ sở đơn kiện do các ủy ban của làng xã - những cơ quan không được công nhận là nguyên đơn hợp pháp theo luật của Hà Lan.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn