Nghĩ về Gạc Ma trong lúc đọc Hồi ký Shinzo Abe

Thứ Sáu, 17 Tháng Ba 20232:44 CH(Xem: 1169)
Nghĩ về Gạc Ma trong lúc đọc Hồi ký Shinzo Abe

48 

Mọi người Việt Nam yêu nước đang tưởng nhớ và ghi ơn 64 chiến sĩ đã hy sinh anh dũng trong lúc chống lại quân xâm lược Trung Quốc tại đảo Gạc Ma ngày 14/03/1988.

Tôi vừa đọc xong cuốn Hồi ký của cố thủ tướng Nhật Shinzo Abe. Trong sách nầy có đoạn kể những nỗ lực của ông trong việc thương lượng với Nga để đòi lại 4 đảo phía Bắc mà Liên Xô đã bất ngờ chiếm ngày 09/08/1945, một hành động mà Nhật cho là chiếm đoạt phi pháp vì trước đó Nhật đã chấp nhận đầu hàng qua Tuyên ngôn Posdam (ngày 26/7/1945).

Từ giữa thập niên 1950 Nhật đã thương lượng với Liên Xô rồi Nga đề nghị trả lại cho họ nhưng không thành công.

Suốt thời gian gần 8 năm làm thủ tướng trong thập niên 2010, nỗ lực của Shinzo Abe là tìm một hướng mới, một cách tiếp cận mới với hy vọng sẽ thành công. Trong đó một mặt đưa ra các kế hoạch chủ động hợp tác kinh tế với Nga, và mặt khác cá nhân Abe tạo quan hệ tin cậy với tổng thống Nga Putin. Trong những năm đó, Abe đã hội đàm với Putin tới 27 lần.

Nhưng kết cuộc Abe đã thất bại. Nga vẫn chủ trương 4 đảo phía bắc của Nhật là thuộc Liên Xô trước đây và Nga hiện nay. Từ kinh nghiệm cay đắng này, Abe đã nói về tình hình đảo Senkaku (phía Trung Quốc gọi là Điếu Ngư) như sau: Nhật phải cương quyết giữ đảo Senkaku, không để Trung Quốc chiếm đoạt. Trung Quốc mà chiếm thì không bao giờ đòi lại được.

Đọc đến đoạn đó tôi nghĩ về trường hợp của Việt Nam chúng ta. Đảo Gạc Ma và Hoàng Sa chắc sẽ không bao giờ đòi lại được. Vấn đề của ta hiện nay là không để mất thêm một tấc đất, một hòn đảo nào nữa.

Tưởng nhớ các anh hùng, liệt sĩ hy sinh 35 năm trước nhưng đồng thời phải cảnh giác cao độ trước tham vọng của người láng giềng phương bắc, và nhất là phải xây dựng một đất nước giàu mạnh.

TRẦN VĂN THỌ 13.03.2023

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Chủ Nhật, 14 Tháng Giêng 20185:00 SA
Liệu có nên tiếp tục treo bức chân dung khổng lồ của Chủ tịch Mao ở cổng Quảng trường Thiên An Môn? Liệu đảng cầm quyền của Trung Quốc có nên tiếp tục gọi mình là Cộng sản?
Chủ Nhật, 14 Tháng Giêng 20184:05 SA
Vào ngày này năm 1964, Trung tướng William Westmoreland được bổ nhiệm làm phó cho Tướng Paul Harkins, Tư lệnh Bộ chỉ huy Viện trợ Quân sự Hoa Kỳ
Thứ Bảy, 13 Tháng Giêng 20184:00 CH
Cuộc “cách mạng thường trực” của lãnh tụ đảng Cộng sản Trung Quốc Mao Trạch Đông đã hủy diệt hàng chục triệu sinh mạng. Từ thắng lợi của phe cộng sản
Thứ Bảy, 13 Tháng Giêng 20189:00 SA
Tôi sẽ không làm thêm phần long trọng cho bất kỳ sự kiện nào tỏ ra bất kính với những người lính của chúng ta… hoặc với bài quốc ca của chúng ta
Thứ Năm, 11 Tháng Giêng 20184:00 CH
Sài Gòn-Chợ Lớn nói riêng có rất nhiều Chùa Bà. Còn trên cả nước miếu thờ Bà hay Miếu Thiên Hậu, Chùa Bà Thiên Hậu có đến hơn trăm, nơi tập trung đông nhất là các tỉnh miền Đông Nam bộ.
Thứ Năm, 11 Tháng Giêng 201811:59 SA
Lịch sử chính trị thế giới đã ghi nhận một số vụ thanh trừng khủng khiếp, gồm cả chuyện tẩy ảnh, xóa tước và danh vị của người đã chết hoặc bị hạ bệ.
Thứ Tư, 10 Tháng Giêng 201810:00 CH
Chúng ta được đọc nhiều bài viết về chiến dịch truy diệt văn hóa miền Nam của CS sau tháng 4-1975 mà Cộng Sản kết tội là “văn hóa nô dịch, đồi trụy phản động”
Thứ Tư, 10 Tháng Giêng 20188:00 CH
Trong cuộc họp tại Liễu Châu thuộc tỉnh Quảng Tây (Trung Hoa) từ ngày 3 đến ngày 5-7-1954 giữa thủ tướng Trung Cộng là Châu Ân Lai
Thứ Tư, 10 Tháng Giêng 20185:00 CH
Nhơn dịp hôm nay là ngày 27 tháng 12, 2017, sau lễ Giáng sanh 3 ngày, người viết chúng tôi xin được chia sẻ cùng quý thân hữu vài suy nghĩ về sự kiện nầy,
Thứ Tư, 10 Tháng Giêng 20188:00 SA
Sau Cách mạng Bolshevik tháng 11/1917, nhà nước Liên Xô đã trở thành một ngọn hải đăng đầy hy vọng cho cánh tả, và Moskva biến thành thánh địa hành hương.