Những công trình lịch sử bị phá hủy trong động đất Thổ Nhĩ Kỳ

Thứ Hai, 20 Tháng Hai 20235:00 CH(Xem: 1464)
Những công trình lịch sử bị phá hủy trong động đất Thổ Nhĩ Kỳ

Lâu đài Gaziantep Castle cùng nhiều công trình lâu đời khác ở Thổ Nhĩ Kỳ bị sụp đổ dưới tác động của trận động đất mạnh 7,8 độ hôm 6/2.

Những công trình lịch sử bị phá hủy trong động đất Thổ Nhĩ Kỳ

Hình ảnh đổ nát của lâu đài Gaziantep sau động đất. Video: Guardian

Trận động đất xảy ra ở Thổ Nhĩ Kỳ và Syria hôm 6/2 đã gây ra nhiều thương vong ở 10 thành phố trong khu vực chịu ảnh hưởng, khiến hơn 4.000 người chết và hàng nghìn người bị thương, phá hủy hơn 1.700 tòa nhà. Các nhà nghiên cứu ghi nhận hơn 18 dư chấn mạnh từ 4 độ trở lên sau chấn động ban đầu. Trận động đất cũng phá hủy nhiều công trình lịch sử, trong đó nổi bật nhất là lâu đài Gaziantep.

Ảnh và video ghi hình lâu đài Gaziantep gần 2.000 năm tuổi vốn là một trong những thành trì nguyên vẹn nhất ở Thổ Nhĩ Kỳ, cho thấy nhiều đoạn tường đá đổ sụp xuống pháo đài. Một số thành lũy ở phía đông, nam và đông nam của lâu đài Gaziantep ở quận trung tâm Şahinbey bị phá hủy, khiến mảnh vỡ rơi rải rác trên mặt đường, theo hãng tin Anadolu. Các rào chắn bằng sắt quanh sân lâu đài nằm phân tán trên vỉa hè xung quanh. Phần tường còn lại bên cạnh lâu đài cũng đổ nát. Ở một số thành lũy, nhiều vết nứt lớn xuất hiện sau trận động đất.

Nhiều phần của lâu đài nằm trên mô đất cao được cho là có niên đại từ thời đế quốc Hittite, nhưng tòa nhà chính được người La Mã xây dựng vào thế kỷ 2 và 3. Sau đó, lâu đài được gia cố và mở rộng dưới thời trị vì của hoàng đế Đông La Mã Justinian I, người được mệnh danh là "kiến trúc sư của các lâu đài", theo Bảo tàng Thổ Nhĩ Kỳ. Vòm và tường phía đông của đền thờ Şirvani lâu đời nằm kế bên lâu đài cũng sụp đổ một phần trong trận động đất.

Thổ Nhĩ Kỳ và Syria được coi là cái nôi của nền văn minh nhân loại với một số di tích khảo cổ quý giá nhất trên thế giới, trong đó có một số Di sản Thế giới được UNESCO công nhận. Trận động đất hôm 6/2 có thể phá hủy cổng phía tây của thành phố cổ đại Aleppo, theo những hình ảnh chia sẻ trên mạng xã hội.

Trận động đất ở Thổ Nhĩ Kỳ được phân loại là "động đất lớn". Các trận có cường độ tương tự bao gồm trận động đất năm 2013 ở Pakistan khiến khoảng 825 người thiệt mạng và tháng 4/2015 ở Nepal, giết chết gần 9.000 người. Theo tiến sĩ Attanayake, sự kiện này dường như là một trong số một loạt trận động đất. Một đường đứt gãy dài khoảng 1.500 km chia tách mảng kiến tạo Á – Âu ở phía bắc với mảng kiến tạo Anatolia ở phía nam đã tạo ra nhiều rung chấn từ 6,7 độ trở lên từ năm 1939.

Khoảng 98% diện tích Thổ Nhĩ Kỳ có xu hướng dễ xảy ra động đất và khoảng 1/3 đất nước nằm ở nguy cơ cao, bao gồm khu vực xung quanh những thành phố lớn như Istanbul và Izmir cùng vùng Đông Anatolia.

Nguyên nhân là do phần lớn nước này nằm trên mảng kiến tạo Anatolia, giữa hai mảng kiến tạo lớn là mảng Á - Âu, châu Phi, và mảng nhỏ là Arab. Khi mảng châu Phi lớn hơn và mảng Arab dịch chuyển, Thổ Nhĩ Kỳ bị ép chặt, còn mảng Á – Âu cản trở bất kỳ sự dịch chuyển nào của nước này về hướng bắc. Do đó, Thổ Nhĩ Kỳ nằm trên vài đường đứt gãy.

Đường đứt gãy Bắc Anatolia, nơi mảng kiến tạo Anatolia và Á - Âu giao nhau được cho là đường đứt gãy có sức phá hủy mạnh nhất, chạy từ phía nam Istanbul tới vùng đông bắc Thổ Nhĩ Kỳ.

An Khang (Theo Ancient Origins)

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Thứ Năm, 18 Tháng Giêng 20182:30 SA
Vào cuối thế kỷ XIX, khi người Pháp khám phá ra cao nguyên Lang Bian, một trong những điểm gây ấn tượng nhất chính là địa hình của vùng đất ngày nay mang tên Đà Lạt. Bác sĩ Etienne Tardif
Thứ Năm, 18 Tháng Giêng 20182:00 SA
Nơi yên nghỉ của Mao Trạch Đông và Tần Thuỷ Hoàng đế với đội quân đất nung, luôn là điểm đến hấp dẫn du khách.
Thứ Tư, 17 Tháng Giêng 20189:00 CH
Bức ảnh “cha làm thịt con” trong kho lưu trữ hồ sơ công an địa phương huyện Lễ Lăng, tỉnh Hồ Nam, được lưu truyền trên mạng Internet là một bằng chứng rõ nét cho thảm kịch
Thứ Tư, 17 Tháng Giêng 20184:00 CH
Trong những tuần cuối cùng của Thế chiến 2 ở châu Âu, giới tình báo Mỹ khẳng định rằng một đội tàu ngầm của phát xít Đức
Thứ Tư, 17 Tháng Giêng 20186:00 SA
Mùa hè năm 1990, vào thời điểm sống còn khi đất nước bắt đầu đi từ cải tổ sang tan rã, Mikhail S. Gorbachev đã tuyên bố trong một cuộc phỏng vấn vớ
Thứ Tư, 17 Tháng Giêng 20181:00 SA
Khoảng 200 triệu dân Ấn Độ là người Dalit, tầng lớp bị coi là “không đáng đụng tới”. Sau nhiều năm Ấn Độ tăng trưởng và hiện đại hóa, sự thù ghét của xã hội vẫn là bi kịch với họ.
Thứ Ba, 16 Tháng Giêng 201811:00 CH
Tuy gọi là chùa như những ngôi chùa Bà Thiên Hậu (thờ Thánh Mẫu) hay Chùa Ông (thờ Quan Thánh), Chùa Ông Bổn cũng đặt nặng phần tín ngưỡng dân gian
Thứ Ba, 16 Tháng Giêng 201810:00 CH
Hai học giả nước ngoài, một từ Malaysia, một từ Mỹ nói với BBC về tranh cãi quanh tính chân thực của 'bức chân dung vua Quang Trung' nêu ra ở Việt Nam gần đây.
Thứ Ba, 16 Tháng Giêng 201811:00 SA
Ngày 08/01/2018, tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã mở đầu chuyến công du Trung Quốc ba ngày tại Trung Quốc bằng cuộc viếng thăm thành phố Tây An, miền trung Trung Quốc.
Thứ Hai, 15 Tháng Giêng 20189:00 CH
Ai là thân phụ ngài Nguyễn Kim? Đây là một nghi án lịch sử mà dòng họ Nguyễn Phước Tộc chưa có kết luận thống nhất, nên hiện nay mỗi Hội Đồng Trị Sự Nguyễn Phước Tộc