Trong xã hội phong kiến Trung Hoa, phạm nhân bị xử tội lưu đày, tại sao không ai thừa cơ bỏ trốn?

Chủ Nhật, 19 Tháng Hai 20233:00 SA(Xem: 1796)
Trong xã hội phong kiến Trung Hoa, phạm nhân bị xử tội lưu đày, tại sao không ai thừa cơ bỏ trốn?

Thực ra, các đời Hoàng đế và quan lại Trung Hoa xưa đều đã có tính toán rất kỹ, khiến phạm nhân không dám manh động.

Trong xã hội phong kiến Trung Hoa xưa, ngoài các hình thức xử phạt với các phạm nhân như bỏ tù, xử tử, thả trôi sông… còn có một hình thức xử phạt tương đối phổ biến, đó là cho đi lưu đày.

Không biết liệu có bạn đọc nào thắc mắc, tại sao những phạm nhân bị xử lưu đày lại không bỏ trốn, như thế chẳng phải là tốt hơn bị đói chết nơi rừng núi hay những nơi xa xôi hẻo lánh hay sao?

Vốn dĩ ban đầu, người viết cũng từng nghĩ như thế, cho đến khi đọc được cuốn sách viết về các hình phạt thời cổ đại, người viết mới nhận ra rằng, điều mà mình nghĩ đến thì các Hoàng đế cùng quan lại xưa kia cũng đã sớm nghĩ đến rồi.

Trước thời Tống, các phạm nhân thường bị lưu đày đến vùng biên cương, nhưng bởi vì các phạm nhân vùng Tây Bắc thường xuyên bỏ chạy sang nước khác, cho nên về sau triều đình không lưu đày phạm nhân đến Tây Bắc nữa, mà đày về khu vực Quảng Đông, Quảng Tây, Hải Nam ngày nay. Bị đày đến đây, xung quanh đều là biển, phạm nhân chạy đi đường nào?

Khu vực Quảng Đông, Quảng Tây, Hải Nam trước đây không thể sánh với hiện tại, không chỉ là biển mà xung quanh đều là rừng sâu hoang sơ, nếu phạm nhân muốn chạy vào trong rừng, thì chính là tự tìm đường chết. Cho dù có là sinh vật đứng đầu chuỗi thức ăn thì ở nơi rừng sâu hoang dã này đi chăng nữa, cũng sẽ gục ngã mà thôi.

Bạn không tin? Hãy cầm vài chiếc bánh bao rồi lên đường, xem liệu bạn có thể đi bộ từ Quảng Châu đến Côn Minh hay không nhé?

Hơn nữa, thời cổ đại cũng chưa có thùng rác, không có nơi nào có thể kiếm được đồ ăn thừa. Tiết kiệm chính là truyền thống của người Trung Quốc, cứ coi như đó là một người có kỹ năng sinh tồn siêu đỉnh đi nữa, cũng sẽ chẳng dễ dàng gì khi băng qua rừng rậm hoang dã.

Phạm nhân trên đường áp giải lưu đày phải đeo gôngPhạm nhân trên đường áp giải lưu đày phải đeo gông. (Ảnh minh họa).

Vấn đề chưa dừng lại ở đó. Phạm nhân bị lưu đày thời nhà Tống đều bị xăm ấn lên trên mặt, lấy Lâm Sung là ví dụ, khi bị tố cáo, bị bắt lại thì tội càng thêm nặng.

Lấy ví dụ về một loại hình phạt thời nhà Đường.

Với những phạm nhân bỏ trốn trên đường lưu đày, trốn một ngày đánh 40 roi, trốn ba ngày tội sẽ nặng thêm một bậc, chạy trốn 19 ngày thì đánh 100 gậy.

Dùng gậy đánh hoàn toàn khác so với đánh bằng roi, 100 gậy này hoàn toàn có thể đánh chết người. Nếu không chết, thì dù có trốn thoát được 59 ngày thì vẫn còn con đường lưu đày dài 3000 dặm (tức là 1.500.000m) đang đợi phạm nhân đó ở phía trước.

Đến thời nhà Thanh, khu vực Quảng Đông, Quảng Tây, Hải Nam bắt đầu phát triển, địa điểm lưu đày phạm nhân đổi thành tháp Ninh Cổ ở phía Bắc, được mệnh danh là "mảnh đất địa ngục" nhà Thanh.

Muốn trốn cũng đừng hòng bởi vì muốn trốn được, phạm nhân phải giải quyết 6 vấn đề sau:

Cho dù trong nhà chỉ có một mình, có trốn thoát được đi chăng nữa, nhưng cũng chẳng có cách nào về quê cũ thậm chí là chẳng thể về lại đất nước, chỉ có thể phiêu bạt nơi thâm sơn cùng cốc hoặc đến tá túc các bộ lạc ngoại quốc, chỉ như vậy mới có hy vọng sống sót.

Mà nếu như vậy thì nào có khác đi đày đâu cơ chứ? Chẳng thà chấp nhận hình phạt, đợi ngày triều đình ân xá hoặc người nhà "chạy án" mà thoát tội còn tốt hơn.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Thứ Tư, 08 Tháng Mười Một 20179:00 CH
Năm 247 trước Công nguyên kết thúc thời Chiến Quốc, Tần Thủy Hoàng thống nhất Trung quốc. Năm 221 Tr.CN, Tần diệt Tề ở vùng đông bắc Hoàng H
Thứ Tư, 08 Tháng Mười Một 20176:00 CH
Một hồ sơ mật FBI về lãnh tụ dân quyền Martin Luther King cáo buộc ông có nhiều lần ngoại tình và "những lầm lạc tình dục", và cả liên hệ với Đảng Cộng sản.
Thứ Tư, 08 Tháng Mười Một 20176:00 SA
Nhân kỷ niệm 100 năm Cách mạng Tháng Mười Nga (7/11/1917 - 7/11/2017), chúng tôi đăng lại bài “Chủ nghĩa Mác và sự thử nghiệm”. Tác giả viết từ năm 2013.
Thứ Tư, 08 Tháng Mười Một 20175:38 SA
Vào ngày này năm 1895, nhà vật lí Wilhelm Conrad Rontgen (1845-1923) trở thành người đầu tiên quan sát tia X, một tiến bộ khoa học quan trọng
Thứ Tư, 08 Tháng Mười Một 20173:33 SA
Chủ nghĩa Marx tất nhiên là có nhiều sai lầm và vì vậy mà đã gây ra nhiều tai họa cho nhân quần, nhưng thời gian có hạn, chỉ xin bàn 3 sai lầm mà người viết cho là những sai lầm quan trọng nhất.
Thứ Ba, 07 Tháng Mười Một 201710:00 CH
Sáng ngày 5/11/2017 tại lễ kỷ niệm 100 Cách mạng Tháng Mười Nga (1917-2017), TBT Nguyễn Phú Trọng đã có bài phát biểu với nhan đề: Cách mạng Tháng Mười Nga
Thứ Ba, 07 Tháng Mười Một 20177:00 CH
Phí Tín, tác giả Tinh Tra Thắng Lãm [星槎勝覽], đảm nhiệm chức Thông sự [Phiên dịch] cho phái đoàn Trịnh Hoà, 4 lần xuống Tây dương. Từng đi qua các quốc gia
Thứ Ba, 07 Tháng Mười Một 20175:54 CH
Trước thềm chuyến thăm Trung Quốc, Tổng thống Donald Trump công bố ngày 7/11 là Ngày Tưởng niệm Nạn nhân Cộng sản.
Thứ Ba, 07 Tháng Mười Một 20174:46 SA
Vào ngày này năm 1944, ứng viên Đảng Dân chủ Franklin D. Roosevelt đã tái đắc cử Tổng thống Mỹ lần thứ ba trong lịch sử, nhanh chóng đánh bại đối
Thứ Hai, 06 Tháng Mười Một 20174:30 SA
Vào ngày này năm 1962, Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc đã thông qua một nghị quyết lên án các chính sách phân biệt chủng tộc Apartheid của Nam Phi