Thụy Điển phát hiện mỏ đất hiếm lớn nhất châu Âu, có thể giảm phụ thuộc vào TQ

Thứ Hai, 16 Tháng Giêng 20232:00 CH(Xem: 1460)
Thụy Điển phát hiện mỏ đất hiếm lớn nhất châu Âu, có thể giảm phụ thuộc vào TQ
https_d1e00ek4ebabms.cloudfront.net_production_e4e9016b_02ad_4063_8ed1_11c27e522a07
Quang cảnh mỏ sắt của công ty khai thác mỏ của nhà nước Thụy Điển LKAB ở Kiruna, thành phố cực bắc của Thụy Điển, ngày 12/1/2023. Công ty cho biết họ đã phát hiện ra mỏ đất hiếm lớn nhất được biết đến ở châu Âu tại phía bắc Thụy Điển. (Ảnh: Getty Images)

Công ty khai khoáng LKAB của Thụy Điển cho biết họ đã phát hiện ra mỏ oxit đất hiếm lớn nhất châu Âu tại miền bắc Thụy Điển. Phát hiện này dự kiến ​​sẽ làm giảm sự phụ thuộc nguồn tài nguyên quan trọng này của lục địa châu Âu vào Trung Quốc.

Khoáng sản đất hiếm đóng một vai trò quan trọng trong việc phát triển năng lượng sạch và sản xuất xe điện và điện tử tiêu dùng. Theo dữ liệu của Cơ quan Địa chất Mỹ, thị trường đất hiếm do Trung Quốc chủ đạo chiếm 60% sản lượng toàn cầu.

Trong một tuyên bố hôm 12/1, công ty LKAB cho biết hơn 1 triệu tấn oxit đất hiếm đã được tìm thấy ở vùng Kiruna, cực bắc của Thụy Điển.

Reuters đưa tin, ông Jan Moström, chủ tịch kiêm giám đốc điều hành tập đoàn LKAB cho biết đây là “tin tuyệt vời” đối với LKAB, khu vực và người dân Thụy Điển.

“Chúng tôi gặp vấn đề về nguồn cung. Nếu không có mỏ, sẽ không có xe điện”, ông Jan Moström nói.

LKAB cho biết nhu cầu về đất hiếm dự kiến ​​sẽ tăng do điện khí hóa. Điều này sẽ dẫn đến tình trạng “thâm hụt nguồn cung” toàn cầu trong bối cảnh tình hình địa chính trị ngày càng căng thẳng.

shutterstock_1691148520
Công ty khai khoáng LKAB của Thụy Điển cho biết họ đã phát hiện ra mỏ oxit đất hiếm lớn nhất châu Âu tại miền bắc Thụy Điển. (Nguồn: Tommy Alven/ Shutterstock)

Theo đánh giá của Ủy ban châu Âu, nhu cầu về các nguyên tố đất hiếm trong xe điện và tua-bin gió dự kiến ​​sẽ tăng hơn 5 lần vào năm 2030.

Hiện tại, ở châu Âu ngoài Nga, không có khai thác các nguyên tố đất hiếm mà là phụ thuộc vào nhập khẩu. Theo Ủy ban châu Âu, EU nhập 98% khoáng sản từ Trung Quốc. LKAB cho biết trong một tuyên bố rằng sự phụ thuộc vào Trung Quốc đối với khoáng sản đất hiếm làm gia tăng tính dễ bị tổn thương của ngành công nghiệp châu Âu.

Việc khai thác đất hiếm trên Bán đảo Kola, ở cực tây bắc của phần châu Âu thuộc Nga, đã có từ thời Liên Xô và không còn nằm trong chương trình nghị sự quan trọng của EU nữa.

Tờ Barents Observer (của Na Uy) đưa tin, công ty điện hạt nhân nhà nước Rosatom của Nga có thể sẽ tiếp quản mỏ Lovozero trên bán đảo này. Ngoài ra trong những năm qua, công ty nhà nước này đã tăng cường kiểm soát các tài sản chiến lược quan trọng của ngành công nghiệp khoáng sản và kim loại ở khu vực phía bắc của Nga.

Bà Ebba Busch, Bộ trưởng Bộ Năng lượng, Thương mại và Công nghiệp của Thụy Điển, cho biết trong cùng một tuyên bố: “Điện khí hóa, khả năng tự cung tự cấp của EU, độc lập khỏi Nga và Trung Quốc sẽ bắt đầu từ các mỏ. Chúng ta cần củng cố chuỗi giá trị công nghiệp của châu Âu, tạo ra cơ hội thực sự để điện khí hóa xã hội của chúng ta.”

LKAB nói thêm rằng con đường khai thác những tài nguyên khoáng sản này vẫn còn dài. Công ty này có kế hoạch đệ trình đơn cấp phép khai thác vào cuối năm nay.

LKAB cho biết: “Nếu chúng tôi xem xét các quy trình cấp phép khác trong ngành của chúng tôi đang hoạt động như thế nào, thì chúng tôi sẽ mất ít nhất 10 – 15 năm thì mới có thể thực sự có thể bắt đầu khai thác và cung cấp nguyên liệu thô cho thị trường.”

Mỹ từ lâu đã phụ thuộc vào Trung Quốc về khoáng sản, đang tìm cách củng cố chuỗi cung ứng nội địa để trở thành người chủ đạo toàn cầu. Vào năm 2021, chính quyền Biden đang nhắm mục tiêu vào đất hiếm và các ưu tiên khác trong chuỗi cung ứng trong nước, để giảm bớt tính dễ bị tổn thương của ngành liên quan trước những căng thẳng địa chính trị.

Theo Lý Ngôn, Epoch Times

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Thứ Tư, 08 Tháng Mười Một 20179:00 CH
Năm 247 trước Công nguyên kết thúc thời Chiến Quốc, Tần Thủy Hoàng thống nhất Trung quốc. Năm 221 Tr.CN, Tần diệt Tề ở vùng đông bắc Hoàng H
Thứ Tư, 08 Tháng Mười Một 20176:00 CH
Một hồ sơ mật FBI về lãnh tụ dân quyền Martin Luther King cáo buộc ông có nhiều lần ngoại tình và "những lầm lạc tình dục", và cả liên hệ với Đảng Cộng sản.
Thứ Tư, 08 Tháng Mười Một 20176:00 SA
Nhân kỷ niệm 100 năm Cách mạng Tháng Mười Nga (7/11/1917 - 7/11/2017), chúng tôi đăng lại bài “Chủ nghĩa Mác và sự thử nghiệm”. Tác giả viết từ năm 2013.
Thứ Tư, 08 Tháng Mười Một 20175:38 SA
Vào ngày này năm 1895, nhà vật lí Wilhelm Conrad Rontgen (1845-1923) trở thành người đầu tiên quan sát tia X, một tiến bộ khoa học quan trọng
Thứ Tư, 08 Tháng Mười Một 20173:33 SA
Chủ nghĩa Marx tất nhiên là có nhiều sai lầm và vì vậy mà đã gây ra nhiều tai họa cho nhân quần, nhưng thời gian có hạn, chỉ xin bàn 3 sai lầm mà người viết cho là những sai lầm quan trọng nhất.
Thứ Ba, 07 Tháng Mười Một 201710:00 CH
Sáng ngày 5/11/2017 tại lễ kỷ niệm 100 Cách mạng Tháng Mười Nga (1917-2017), TBT Nguyễn Phú Trọng đã có bài phát biểu với nhan đề: Cách mạng Tháng Mười Nga
Thứ Ba, 07 Tháng Mười Một 20177:00 CH
Phí Tín, tác giả Tinh Tra Thắng Lãm [星槎勝覽], đảm nhiệm chức Thông sự [Phiên dịch] cho phái đoàn Trịnh Hoà, 4 lần xuống Tây dương. Từng đi qua các quốc gia
Thứ Ba, 07 Tháng Mười Một 20175:54 CH
Trước thềm chuyến thăm Trung Quốc, Tổng thống Donald Trump công bố ngày 7/11 là Ngày Tưởng niệm Nạn nhân Cộng sản.
Thứ Ba, 07 Tháng Mười Một 20174:46 SA
Vào ngày này năm 1944, ứng viên Đảng Dân chủ Franklin D. Roosevelt đã tái đắc cử Tổng thống Mỹ lần thứ ba trong lịch sử, nhanh chóng đánh bại đối
Thứ Hai, 06 Tháng Mười Một 20174:30 SA
Vào ngày này năm 1962, Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc đã thông qua một nghị quyết lên án các chính sách phân biệt chủng tộc Apartheid của Nam Phi