Phát hiện họ hàng mới của loài người ở Nam Phi

Thứ Ba, 03 Tháng Giêng 20235:00 CH(Xem: 1401)
Phát hiện họ hàng mới của loài người ở Nam Phi

1400 mảnh xương, 140 chiếc răng của một loài người mới, được đặt tên là Homo Naledi, vừa được phát hiện trong một hang động nằm sâu trong lòng đất tại Châu Phi. Các nhà khoa học cho rằng loài người này sống cách đây khoảng 2-3 triệu năm, có đặc điểm vừa giống người nguyên thủy, vừa giống người hiện đại và các loài khác thuộc họ người. Đây là phát hiện khảo cổ cực kỳ quan trọng, giúp chúng ta hiểu hơn về cây phả hệ cũng như quá trình tiến hóa thuở xa xưa.

Phát hiện hóa thạch họ hàng mới của loài người, sống cách đây 2-3 triệu năm

Trước giờ, các nhà khoa học vẫn chưa phát hiện nhiều hóa thạch của loài người thuở ban đầu. Trong suốt 100 năm qua, các nhà nhân loại khảo cổ học gần như không tìm thấy thêm một di tích hóa thạch nào dù là nhỏ nhất của tổ tiên loài người. Tuy nhiên, trong một nghiên cứu hết sức tình cờ, các nhà khoa học tại Đại học Witwatersrand, Nam Phi và National Geographic đã phát hiện ra một lượng lớn hóa thạch của loài người chưa từng được biết tới.

Phát hiện họ hàng mới của loài người ở Nam Phi
Sơ đồ khu vực hang động chứa xương hóa thạch​.

Khu vực hang động nằm sâu bên dưới lòng đất và các nhà khoa học tin rằng khu vực này được cố tình làm ra để chôn người chết. Đây là điều chưa từng thấy từ trước tới nay đối với các hóa thạch có niên đại trước người nguyên thủy và có thể, nó sẽ tác động rất lớn tới sự hiểu biết về nguồn gốc các hành vi của người hiện đại.

Phát hiện họ hàng mới của loài người ở Nam Phi
Hình ảnh 3D dựng lại khuôn mặt của loài Homo Baledi dựa vào các mảnh xương tìm thấy​.

Theo giáo sư Lee Berger tại Đại học Witwatersrand, Nam Phi thì vẫn còn hàng nghìn mẫu hóa thạch còn nằm trong hang động. Tuy nhiên đối với các nhà khoa học thì những gì vừa phát hiện đã là một điều cực kỳ tuyệt vời và từ đó, họ phát hiện ra những đặc điểm độc đáo: loài này đứng băng 2 chân, cao khoảng 120cm, dáng mảnh, nặng khoảng 45kg, mạnh mẽ, cơ xương phát triển.

Giáo sư Berger cho biết: “Nhìn vào xương chậu và vai, bạn sẽ nghĩ đó là Chi vượn người phương Nam Australopithecus từng xuất hiện tại châu Phi 4 triệu năm trước hoặc là tổ tiên của Homo. Nhưng khi nhìn vào chân, bạn sẽ nghĩ đây là loài người chúng ta, xuất hiện cách đây 200.000. Hộp sọ cho thấy kích thước não của loài này chỉ bằng 1 nửa chúng ta và trông giống như một số loài Homo sống cách đây 2 triệu năm".

Phát hiện họ hàng mới của loài người ở Nam Phi
Hóa thạch xương bàn tay của loài Homo Naledi​.

Các nhà nghiên cứu nhận định hóa thạch này rất giống chúng ta mặc dù nếu so sánh thì đặc điểm hộp sọ, bàn tay và răng lại thuộc về một loài nào đó không thuộc tông người. Và do đó, họ quyết định đặt tên cho loài này là Homo naledi. Hiện tại, các nhà khoa học vẫn chưa xác định chính xác niên đại của các bộ xương, có thể là 2-3 triệu năm trước, khi Homo xuất hiện lần đầu tiên, nhưng cũng có thể gần đây hơn.

Phát hiện lần này có ý nghĩa gì? Giáo sư Berger cho biết: “Chúng ta có kế thừa đặc điểm của loài này hay không? Họ có năm trong dòng dõi loài người hoặc họ từ đâu mà có? Với kích thước não như thế, họ có khả năng tư duy ra sao? và còn nhiều câu hỏi khác". Các nhà khoa học sẽ ráo riết tiến hành nghiên cứu dựa trên các hóa thạch này để tìm hiểu thêm. Tuy nhiên, có ý kiến cho rằng các phát hiện sắp tới có thể sẽ hoàn toàn thay đổi lịch sử của chúng ta.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Thứ Hai, 29 Tháng Giêng 201811:58 SA
Được xếp hạng 124 trên 133 thành phố trong Chỉ số Giá cả Sinh hoạt (Cost of Living Index) của cơ quan chuyên phân tích kinh tế (Economist Inteliggence Unit), D
Thứ Hai, 29 Tháng Giêng 20188:00 SA
Chỉ có một mình, bà Nam Phương đã phải tính toán kỹ lưỡng vì mục tiêu duy nhất là sự an nguy của các con và cuối cùng bà đã chọn sang Pháp sống.
Thứ Hai, 29 Tháng Giêng 20186:00 SA
Trong nền nghệ thuật văn hóa Đông Sơn nổi tiếng ở nước ta, cách ngày nay trên dưới 2000 năm, đã xuất trình hàng loạt bộ sưu tập, phản ánh muôn mặt của đời sống kinh tế, văn hóa
Thứ Hai, 29 Tháng Giêng 20185:00 SA
Năm 2016, Nhà xuất bản Văn hóa – Văn nghệ Thành phố Hồ Chí Minh cho ra mắt bạn đọc quyển sách nhan đề Giở lại một nghi án lịch sử “Giả Vương nhập cận”
Chủ Nhật, 28 Tháng Giêng 20181:30 SA
Cứ mỗi độ đến Tết, dịp Xuân về lòng tôi lại có những bùi ngùi khó tả khi nghĩ về hai sự kiện thảm sát xảy ra trên dải đất miền Trung.
Thứ Bảy, 27 Tháng Giêng 201810:00 SA
Việt sử lược chép: “Kỉ Tị [1209] Sảm lại về Hải Ấp, ở nhà công quán thôn Lưu Gia, lấy con gái thứ hai của Nguyên tổ làm nguyên phi
Thứ Bảy, 27 Tháng Giêng 20184:00 SA
Các phỏng đoán hiện nay nhìn chung đều cho rằng vị thế của Mỹ sẽ ngày càng suy giảm còn Trung Quốc tiếp tục nổi lên trở thành siêu cường số
Thứ Bảy, 27 Tháng Giêng 20183:30 SA
«Làm đầy tớ thằng khôn hơn làm thầy thằng dại», trước đến nay, ai mà chẳng nghĩ vậy. Có biết đâu khi lâm sự thì đến «đầy tớ» cắp tráp theo hầu vẫn gặp nhiều tình huống gay cấn
Thứ Bảy, 27 Tháng Giêng 20183:00 SA
Nguyễn Trãi sinh năm 1380, năm 1400 đậu Thái học sinh. Tương truyền, ông giữ chức Ngự sử đài chính chưởng dưới đời Hồ (1400 – 1407). Tuy nhiên, k
Thứ Sáu, 26 Tháng Giêng 20188:00 CH
Một trong những vấn đề còn gây tranh cãi về lịch sử Liên Xô xoay quanh tài liệu thường được gọi là "Di chúc" của Vladimir Ilyich Lenin (1870-1924).