Phát hiện cực sốc trong hang loài người ma 230.000 tuổi

Thứ Ba, 03 Tháng Giêng 20233:00 CH(Xem: 1281)
Phát hiện cực sốc trong hang loài người ma 230.000 tuổi

Tại Dinaledi Chamber thuộc hệ thống hang động Rising Star của Nam Phi, các nhà khoa học vừa có phát hiện mới đủ làm đảo lộn lịch sử nhân loại liên quan đến loài người ma Homo naledi.

Theo Ancient Origins, trong một bài giảng tại Viện Khoa học Carnegie ở New York - Mỹ, nhà cổ nhân học nổi tiếng Lee Berger của Đại học Witwatersrand (Johannesburg - Nam Phi) cho biết họ vừa tìm thấy "dấu hiệu sử dụng lửa ở khắp mọi nơi" trong Dinaledi Chamber, được tạo ra bởi loài sống trong hang này từ 200.000-300.000 năm về trước.

Các bằng chứng cho thấy đó là sự sử dụng lửa có kiểm soát - không đơn thuần là đốt cái gì đó, mà rõ ràng là thắp sáng và nấu ăn.

Hộp sọ tương đối rõ ràng đầu tiên của "loài người ma" Homo naledi
Hộp sọ tương đối rõ ràng đầu tiên của "loài người ma" Homo naledi được phục dựng từ những mảnh hài cốt hiếm hoi của một đứa trẻ. Chỉ có các phần màu nâu nhạt là hài cốt thực, màu đen là vật liệu thay thế - (Ảnh: Đại học Witwatersrand)

Đây là một thông tin hoàn toàn gây sốc, bởi cho dù có những bằng chứng cho thấy các vượn nhân hình cổ xưa có thể đã biết đến lửa, nhưng dùng nó để nấu ăn hay cho các hành động văn minh hơn thì phải đợi rất lâu sau đó, khi loài người tinh khôn Homo sapiens chúng ta tiến hóa đến một mức độ nhất định.

Thế nhưng phát hiện mới cho thấy bếp ăn của những con người sống trong Dinaledi Chamber có thể đã đỏ lửa từ trước khi Homo sapiens biết kiểm soát lửa cho những mục tiêu tinh vi này.

Mốc thời gian được ước tính cụ thể hơn thông qua các phân tích từ trầm tích hang cho thấy thời điểm khởi đầu của kiểm soát lửa là khoảng 230.000 năm về trước.

Đáng kinh ngạc hơn, họ không phải người tinh khôn Homo sapiens, cũng không phải các loài được cho là có mức tiến hóa gần bằng như người Neanderthals hay Denisovans.

Họ là Homo naledi, mà các bằng chứng không đẩy đủ thể hiện một sinh vật có bộ não rất nhỏ, khuôn mặt còn giống vượn. Nói cách khác, họ thường được coi là một vượn nhân hình còn khá nguyên thủy hơn là một con người, dù cũng là thành viên chi Người (Homo).

Các kết luận nói trên đúc kết từ nhiều năm nghiên cứu, nhưng thực ra nhóm của giáo sư Berger đã choáng ngợp kể từ khi bước vào Dinaledi Chamber 7 năm về trước.

"Khi tôi nhìn lên và nhìn chằm chằm vào trần hang, tôi bắt đầu nhận ra đó không phải canxi carbonat nguyên chất. Trần hang trên đầu tôi có màu xám phủ bên trên các lớp đá mới. Có những khu vực nám đen trên vách. Bồ hóng trên toàn bộ bề mặt" - ông mô tả.

Các nhà khoa học đã làm việc suốt 7 năm với nhiều tàn tích khác nhau và cả các căn phòng liền kề, tìm thêm được nhiều bằng chứng cho thấy việc nấu nướng. Thậm chí họ còn chia phòng cho từng công việc. Trong căn phòng dành riêng cho việc sơ chế xác động vật, lửa được thắp lên nhưng dường như không phải để nấu.

Cuộc nghiên cứu vẫn đang tiếp diễn với một mối hoài nghi mới rằng Homo naledi có thể phát triển ở một tầm rất khác so với chúng ta từng nghĩ - vì thực ra hình ảnh con người với khuôn mặt vượn mà chúng ta áp lên họ chỉ được dựng trên những bằng chứng khảo cổ rất hạn chế.

Homo naledi vẫn được coi là một "loài người ma" bởi trong hầu hết quãng thời gian nhân loại biết đến và phân loại họ, tất cả bằng chứng hữu hình tìm thấy chỉ là các mảnh xương rất nhỏ và bị hư hại nặng nề.

Hộp sọ tương đối rõ ràng đầu tiên về "loài người ma" này cũng chỉ mới được phục dựng từ 28 mảnh hài cốt tìm thấy bởi nhóm của giáo sư Berger trong hệ thống Rising Star gần đây, công bố trong một nghiên cứu năm 2021.

Loài người ma này được cho là sinh ra gần như cùng thời điểm với Homo sapiens nhưng là một thành viên kém phát triển của chi Người. Họ dường như sống song song chứ không giao phối với tổ tiên chúng ta như người Neanderthals hay Denisovans.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Thứ Ba, 16 Tháng Giêng 201810:00 CH
Hai học giả nước ngoài, một từ Malaysia, một từ Mỹ nói với BBC về tranh cãi quanh tính chân thực của 'bức chân dung vua Quang Trung' nêu ra ở Việt Nam gần đây.
Thứ Ba, 16 Tháng Giêng 201811:00 SA
Ngày 08/01/2018, tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã mở đầu chuyến công du Trung Quốc ba ngày tại Trung Quốc bằng cuộc viếng thăm thành phố Tây An, miền trung Trung Quốc.
Thứ Hai, 15 Tháng Giêng 20189:00 CH
Ai là thân phụ ngài Nguyễn Kim? Đây là một nghi án lịch sử mà dòng họ Nguyễn Phước Tộc chưa có kết luận thống nhất, nên hiện nay mỗi Hội Đồng Trị Sự Nguyễn Phước Tộc
Thứ Hai, 15 Tháng Giêng 20185:00 CH
Đời Lê Trang Tông, ngài được tấn phong tước Đoan Quận công, khi Trịnh Kiểm chuyên quyền, ám hại Lãng Quận công Nguyễn Uông (anh của ngài), ngài nghe
Thứ Hai, 15 Tháng Giêng 20182:00 CH
Trong Thế chiến I, nhiều loại vũ khí hiện đại, có tính sát thương cao đã được sáng chế nhằm mục đích cuối cùng: khuất phục đối thủ.
Thứ Hai, 15 Tháng Giêng 20181:00 CH
Các nhà khảo cổ học ở Ai Cập đã phát hiện ra tàn tích của một thành phố cổ và một nghĩa trang liền kề có từ năm 7000 đến năm 5,3 TCN. Theo một tuyên bố của
Thứ Hai, 15 Tháng Giêng 201811:00 SA
Khi còn trẻ, Hitler là một nghệ sĩ chật vật với ít tiền bạc và phải sống trong các nhà trọ. Ông chiến đấu trong Thế chiến I, sau đó tham gia hoạt động năng nổ trong Đảng Quốc xã
Chủ Nhật, 14 Tháng Giêng 201810:00 CH
Trung Quốc trong tương lai gần sẽ không tấn công tàu sân bay Mỹ, và nước này vẫn còn một con đường dài phía trước nếu muốn trực diện thách thức sức mạnh quân sự Hoa Kỳ
Chủ Nhật, 14 Tháng Giêng 20184:00 CH
Điểm sách: Chiến tranh Việt Nam: lịch sử sâu xa, của Geoffrey C. Ward, với lời giới thiệu của Ken Burns và Lynn Novick.
Chủ Nhật, 14 Tháng Giêng 20186:00 SA
Cuộc Đại Cách mạng Văn hóa do Mao Trạch Đông khởi xướng đến tháng này (5/2006) là tròn 40 năm, nhưng dù cho đã qua 20 năm tự do hóa kinh tế, vết thương