Virus cúm mùa là hậu duệ của "sát thủ" từng giết 100 triệu người?

Thứ Sáu, 30 Tháng Mười Hai 20221:00 CH(Xem: 1204)
Virus cúm mùa là hậu duệ của "sát thủ" từng giết 100 triệu người?

Nhóm các nhà khoa học đến từ nhiều cơ sở nghiên cứu tại Đức như Viện Robert Koch, Trường ĐH Leuven, Trường ĐH Y khoa Berlin…, đã dựa trên một bản phân tích các mẫu vật thu thập được ở châu Âu trong đại dịch năm 1918.

Cụ thể, chuyên gia Sebastien Calvignac-Spencer và các đồng nghiệp đã nghiên cứu 13 mẫu vật phổi của nhiều người khác nhau được lưu trữ tại Đức và Áo. Những mẫu vật này được thu thập trong khoảng thời gian 1901-1931, trong đó có 6 mẫu năm 1918 và 1919.

Các nhà khoa học sử dụng mô hình tiến hóa phân tử để ước tính các bước tiến hóa và cho rằng tất cả phân đoạn bộ gene của bệnh cúm H1N1 hiện nay có thể có nguồn gốc trực tiếp từ chủng virus gây nên đại dịch năm 1918.

Virus gây cúm mùa H1N1. (Ảnh: Shutterstock)

Các mẫu vật được thu thập tại châu Âu trong đại dịch cúm 1918. (Ảnh: Daily Mail)

Bên cạnh đó, nhóm nghiên cứu tiến hành so sánh và nhận thấy có điểm khác biệt trong bộ gene của các mẫu virus cúm Tây Ban Nha ở thời điểm trước và sau đỉnh dịch. Trong đó, có sự biến đổi đối với một gene cụ thể liên quan đến khả năng chống lại các phản ứng kháng virus. Điều này lý giải virus cúm dần thích nghi với cơ thể con người.

Nhóm nghiên cứu cũng phát hiện các biến đổi trong bộ gene của virus H1N1 liên quan đến việc thích ứng tốt hơn với cơ thể người.

Được đăng tải trên Nature Communications, nghiên cứu mới này đi ngược lại các giả thuyết khác về nguồn gốc của virus cúm.

Đại dịch cúm năm 1918, hay còn gọi là cúm Tây Ban Nha, đã lây nhiễm cho hơn 500 triệu người, tức 1/3 dân số thế giới thời điểm đó. Kể cả các hòn đảo hẻo lánh trên Thái Bình Dương hay ở Bắc cực cũng không thoát được loại virus gây tử vong khủng khiếp này.

Có tới 50-100 triệu người thiệt mạng vì cúm Tây Ban Nha, tức khoảng 3%-5% dân số thế giới khi ấy, biến đại dịch này trở thành một trong những thảm họa tự nhiên chết chóc nhất lịch sử nhân loại.

31892-dich-cum-tay-ban-nhaBinh lính ở Fort Riley, bang Kansas - Mỹ mắc bệnh cúm năm 1918. (Ảnh: Daily Mail)

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Thứ Ba, 16 Tháng Giêng 201810:00 CH
Hai học giả nước ngoài, một từ Malaysia, một từ Mỹ nói với BBC về tranh cãi quanh tính chân thực của 'bức chân dung vua Quang Trung' nêu ra ở Việt Nam gần đây.
Thứ Ba, 16 Tháng Giêng 201811:00 SA
Ngày 08/01/2018, tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã mở đầu chuyến công du Trung Quốc ba ngày tại Trung Quốc bằng cuộc viếng thăm thành phố Tây An, miền trung Trung Quốc.
Thứ Hai, 15 Tháng Giêng 20189:00 CH
Ai là thân phụ ngài Nguyễn Kim? Đây là một nghi án lịch sử mà dòng họ Nguyễn Phước Tộc chưa có kết luận thống nhất, nên hiện nay mỗi Hội Đồng Trị Sự Nguyễn Phước Tộc
Thứ Hai, 15 Tháng Giêng 20185:00 CH
Đời Lê Trang Tông, ngài được tấn phong tước Đoan Quận công, khi Trịnh Kiểm chuyên quyền, ám hại Lãng Quận công Nguyễn Uông (anh của ngài), ngài nghe
Thứ Hai, 15 Tháng Giêng 20182:00 CH
Trong Thế chiến I, nhiều loại vũ khí hiện đại, có tính sát thương cao đã được sáng chế nhằm mục đích cuối cùng: khuất phục đối thủ.
Thứ Hai, 15 Tháng Giêng 20181:00 CH
Các nhà khảo cổ học ở Ai Cập đã phát hiện ra tàn tích của một thành phố cổ và một nghĩa trang liền kề có từ năm 7000 đến năm 5,3 TCN. Theo một tuyên bố của
Thứ Hai, 15 Tháng Giêng 201811:00 SA
Khi còn trẻ, Hitler là một nghệ sĩ chật vật với ít tiền bạc và phải sống trong các nhà trọ. Ông chiến đấu trong Thế chiến I, sau đó tham gia hoạt động năng nổ trong Đảng Quốc xã
Chủ Nhật, 14 Tháng Giêng 201810:00 CH
Trung Quốc trong tương lai gần sẽ không tấn công tàu sân bay Mỹ, và nước này vẫn còn một con đường dài phía trước nếu muốn trực diện thách thức sức mạnh quân sự Hoa Kỳ
Chủ Nhật, 14 Tháng Giêng 20184:00 CH
Điểm sách: Chiến tranh Việt Nam: lịch sử sâu xa, của Geoffrey C. Ward, với lời giới thiệu của Ken Burns và Lynn Novick.
Chủ Nhật, 14 Tháng Giêng 20186:00 SA
Cuộc Đại Cách mạng Văn hóa do Mao Trạch Đông khởi xướng đến tháng này (5/2006) là tròn 40 năm, nhưng dù cho đã qua 20 năm tự do hóa kinh tế, vết thương