Bộ ảnh đáng kinh ngạc cho thấy sự phồn thịnh thần tốc chỉ sau 50 năm của Qatar

Thứ Ba, 06 Tháng Mười Hai 202211:00 SA(Xem: 1455)
Bộ ảnh đáng kinh ngạc cho thấy sự phồn thịnh thần tốc chỉ sau 50 năm của Qatar

Quốc gia Qatar nhỏ bé ở Trung Đông đã trải qua một chặng đường dài kể từ khi giành được độc lập vào năm 1971.

Qatar đang là đất nước được cả thế giới quan tâm lúc này khi kỳ World Cup 2022 đang diễn ra sôi nổi. Vốn là một đất nước chỉ có diện tích vỏn vẹn 11.571km2, Qatar trước đó không được quá nhiều người biết đến ngoài việc có nền kinh tế phồn thịnh.

Trong vài năm qua, tiểu quốc vùng Vịnh đều nằm trong top 5 những nước có GDP đầu người cao nhất thế giới. Thế nhưng cách đây chỉ 50 năm, Qatar thực sự chỉ là một vùng hoang mạc khô cằn và nền kinh tế kém phát triển nhất Trung Đông.

Thủ đô Doha của Qatar từng là một vùng người dân chủ yếu sống bằng nghề đánh bắt ngọc trai cho đến những năm 90, khi nước này bắt đầu khai thác trữ lượng khí đốt tự nhiên ngoài khơi rộng lớn. Sau khi đầu tư mạnh vào công nghệ khí tự nhiên hóa lỏng, Qatar hiện là một trong những nhà xuất khẩu hàng đầu thế giới, với quỹ đầu tư quốc gia (được gọi là Cơ quan đầu tư Qatar) trị giá hơn 85 tỷ USD, theo CNN Money.

Ngày nay, đây là nơi đặt trụ sở của các công ty dầu khí lớn nhất đất nước và dân số gần 2,4 triệu người.

Doha đã phát triển một cách thần tốc. Do hoạt động thương mại và doanh nghiệp ngày càng tăng của Qatar, hàng trăm tòa nhà chọc trời mới được xây dựng ở Doha trong thời gian rất ngắn. Các khu du lịch, trung tâm thương mại lớn và các hòn đảo nhân tạo tuyệt đẹp cũng xuất hiện.

Những hình ảnh Doha xưa và nay sau sẽ cho chúng ta biết Qatar nói chung và thủ đô nói riêng đã tiến xa như thế nào kể từ khi giành được độc lập chỉ vài thập kỷ trước.

Thủ đô của Qatar vào năm 1977.
Thủ đô của Qatar vào năm 1977.

Đây là Doha của ngày hôm nay với tòa nhà chọc trời san sát.
Đây là Doha của ngày hôm nay với tòa nhà chọc trời san sát. Doha giờ là đô thị triệu dân, biểu tượng cho sự xa hoa và phồn thịnh.

Bức ảnh này được chụp vào những năm 1970
Bức ảnh này được chụp vào những năm 1970, cho thấy Khách sạn Sheraton Grand Doha Resort và Convention ở Vịnh Tây đang được xây dựng.

 Trong nhiều thập kỷ, một sự chuyển đổi đáng kinh ngạc của khu vực đã diễn ra.
Trong nhiều thập kỷ, một sự chuyển đổi đáng kinh ngạc của khu vực đã diễn ra. Ở Doha đương đại, Sheraton sừng sững giữa một rừng các tòa nhà chọc trời khác.

Cung điện cũ của Sheikh Abdullah bin Jassim Al Thani
Cung điện cũ của Sheikh Abdullah bin Jassim Al Thani là một trong những địa danh nổi tiếng nhất của Doha.

Cung điện hiện được bao bọc bởi Bảo tàng Quốc gia Qatar (NMoQ), mở cửa vào năm 2019.
Cung điện hiện được bao bọc bởi Bảo tàng Quốc gia Qatar (NMoQ), mở cửa vào năm 2019. Bảo tàng được thiết kế bởi kiến trúc sư người Pháp Jean Novel với cảm hứng "bông hồng sa mạc".

Đường Al Kahraba ở khu vực Msheireb của trung tâm Doha
Đường Al Kahraba ở khu vực Msheireb của trung tâm Doha nằm trong "dự án tái tạo trung tâm thành phố bền vững đầu tiên trên thế giới".

Dự án đã hồi sinh khu thương mại cũ với kiến trúc Qatar đương đại.
Dự án đã hồi sinh khu thương mại cũ với kiến trúc Qatar đương đại.

 Đây là một phần của khu chợ ngoài trời của Doha vào năm 1977.
Đây là một phần của khu chợ ngoài trời của Doha vào năm 1977. Những đống rác và những người lang thang không phải là một hình ảnh hiếm gặp.

 Doha giờ đây đầy rẫy các trung tâm mua sắm sang trọng.
Doha giờ đây đầy rẫy các trung tâm mua sắm sang trọng. Đây là trung tâm mua sắm ở Porto Arabia, với tầm nhìn ra bờ sông.

Đây là ảnh chụp vào năm 1977, bảo tàng được "đóng khung" bởi một phần của thành phố cổ đổ nát.
Khi được xây dựng lần đầu tiên vào năm 1975, Bảo tàng Quốc gia Qatar ở Doha đã được coi là một công trình lớn. Đây là ảnh chụp vào năm 1977, bảo tàng được "đóng khung" bởi một phần của thành phố cổ đổ nát.

 Ngày nay, Doha được quốc tế biết đến với Bảo tàng Nghệ thuật Hồi giáo Qatar.
Ngày nay, Doha được quốc tế biết đến với Bảo tàng Nghệ thuật Hồi giáo Qatar. Bảo tàng lưu giữ bộ sưu tập bản thảo, hàng dệt may và đồ gốm của thành phố.

 Cung điện của nhà cầm quyền Sheikh ở Doha, Qatar vào năm 1971.
Cung điện của nhà cầm quyền Sheikh ở Doha, Qatar vào năm 1971. Khu đất thậm chí còn chưa hoàn thành.

Đây là Emiri Diwan (Cung điện của tiểu vương) ngày nay
Đây là Emiri Diwan (Cung điện của tiểu vương) ngày nay, với thảm cỏ xanh mướt và khuôn viên được chăm sóc cẩn thận.

Đây là tháp đồng hồ ở trung tâm công nghiệp của Doha vào năm 1971.
Đây là tháp đồng hồ ở trung tâm công nghiệp của Doha vào năm 1971.

Và đây là tháp đồng hồ ngày nay, bị lấn át bởi Nhà thờ Hồi giáo Lớn ở Cung điện Emiri ở phía sau.
Và đây là tháp đồng hồ ngày nay, bị lấn át bởi Nhà thờ Hồi giáo Lớn ở Cung điện Emiri ở phía sau.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Thứ Tư, 07 Tháng Hai 20181:30 SA
Toàn thể dân Việt đang bước vào thời điểm tưởng niệm 50 năm biến cố Tết Mậu Thân (1968-2018). Đây là sự kiện thuộc hạng đáng ghi nhớ nhất
Thứ Ba, 06 Tháng Hai 201810:00 CH
Trong cuốn sách Người Mỹ trầm lặng của Graham Greene, có lẽ là cuốn tiểu thuyết tiếng Anh về Việt Nam được đọc nhiều nhất, nhà báo Anh Thomas Fowler
Thứ Ba, 06 Tháng Hai 20183:00 CH
Trận Tết Mậu Thân 1968 là một kỳ công về đại chiến lược của giới lãnh đạo Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
Thứ Ba, 06 Tháng Hai 20185:00 SA
Tưởng Giới Thạch,[1] còn gọi Tưởng Trung Chính, là người đứng đầu Chính phủ Quốc dân Trung Quốc thời kỳ 1928-1949, từng lãnh đạo cuộc kháng chiến
Thứ Ba, 06 Tháng Hai 20184:00 SA
Đạo Tin Lành đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển của thế giới hiện đại, tự do. Nó đã góp phần vào sự nổi lên của các khái niệm
Thứ Ba, 06 Tháng Hai 20183:00 SA
Trước khi cuộc nội chiến kéo dài gần bốn năm kết thúc với thất bại thuộc về phía Quốc dân Đảng, Tưởng Giới Thạch và thuộc hạ đã rút chạy ra đảo Đài Loan
Thứ Hai, 05 Tháng Hai 20189:00 CH
Trong giới Hán học Trung Quốc và Việt Nam khá phổ biến ý kiến khẳng định rằng ngay từ cuối đời Tần (cuối thế kỷ thứ III TCN) chữ Hán đ
Thứ Hai, 05 Tháng Hai 20182:30 CH
Tết Mậu Tuất - 2018 năm nay là dịp kỷ niệm tròn 50 năm sự kiện Mậu Thân 1968, báo chí trong nước và ngoài nướ
Thứ Hai, 05 Tháng Hai 20182:00 SA
Tình hình chiến sự tại Ukraina bỗng gia tăng căng thẳng sau sự đổ vỡ của cuộc gặp thượng đỉnh 4 bên gồm Đức, Pháp, Nga và Ukraina nhằm tìm giải pháp cho cuộc khủng hoảng Ukaina.