Bí ẩn hài cốt không phải người trong cổ mộ Maya đầy châu báu

Thứ Bảy, 03 Tháng Mười Hai 20221:00 CH(Xem: 1683)
Bí ẩn hài cốt không phải người trong cổ mộ Maya đầy châu báu

1.700 năm trước, một ngôi mộ cổ bí ẩn đã được dựng nên giữa đại sứ quán của người Maya giữa thành đô Teotihuacan, bên trong đầy đồ tùy táng giá trị cao, nhưng hai bộ hài cốt lại... không phải con người.

Theo nghiên cứu vừa được công bố trên tạp chí khoa học PNAS, trong hai bộ hài cốt thì một cái rõ ràng là một con đại bàng, nhưng bộ hài cốt còn lại là động vật linh trưởng và gây tò mò.

Sử dụng nhiều kỹ thuật - bao gồm trích xuất DNA cổ đại, xác định niên đại bằng đồng vị carbon phóng xạ và phân tích hóa học chế độ ăn uống - các nhà nghiên cứu đã xác định được động vật linh trưởng đó là một con khỉ nhện cái, bị chôn sống khi 5-8 tuổi.

Hài cốt hoàn chỉnh của con khỉ nhện cái trong cổ mộ Maya 1.700 năm
Hài cốt hoàn chỉnh của con khỉ nhện cái trong cổ mộ Maya 1.700 năm - (ảnh: Nawa Sugiyama).

Cổ mộ Maya đầy bí ẩn này dược khai quật bởi nhóm nghiên cứu đẫn dầu bởi tiến sĩ Nawa Saugiyama từ Đại học California ở Riverside (Mỹ) từ năm 2018, khi họ thăm dò đống đổ nát của thành đô Teotihuacan, di sản thế giới được UNESCO công nhận, tọa lạc ở Cao nguyên Mexico.

Teotihuacan là một nền văn minh có nhiều điểm giao thoa với văn minh Maya và cũng sở hữu đế chế hùng mạnh.

Các thành đô Teotihuacan và Maya, thông qua những bằng chứng khảo cổ, được xác nhận là có mối quan hệ giao thương, chính trị với nhau mà bằng chứng hữu hình nhất là các "đại sứ quán" - các cấu trúc của nền văn minh này tọa lạc ở một khu vực trong thành đô của nền văn minh kia.

quang-truong-cot
Quảng Trường Cột - Plaza of the Columns ở thành đô Teotihuacan - (Ảnh: SCIENCE PHOTO LIBRARY).

Ngôi mộ chứa hai động vật được cho là bị hiến tế nằm ở Quảng Trường Cột, một khu vực hợp tương tự đại sứ quán của người Maya. Trong mộ chứa rất nhiều vật phẩm giá trị cao bằng đá quý hay vỏ ốc xà cừ.

Hơn 14.000 mảnh gốm cổ cũng được khai quật trong khu vực, bên cạnh đó là một bức tranh tường Maya mô tả con khỉ nhện bị hiến tế.

Phân tích chế độ ăn uống cho thấy khi còn thành phố của người Maya nó đã sống trong môi trường ẩm ướt và ăn thực vật, nhưng khi chuyển đến "đại sứ quán" thì lại ăn chế độ khá giống với con người, bao gồm bắp và ớt. Điều này có thể là một phần của nghi thức hiến tế.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Thứ Hai, 29 Tháng Giêng 201811:58 SA
Được xếp hạng 124 trên 133 thành phố trong Chỉ số Giá cả Sinh hoạt (Cost of Living Index) của cơ quan chuyên phân tích kinh tế (Economist Inteliggence Unit), D
Thứ Hai, 29 Tháng Giêng 20188:00 SA
Chỉ có một mình, bà Nam Phương đã phải tính toán kỹ lưỡng vì mục tiêu duy nhất là sự an nguy của các con và cuối cùng bà đã chọn sang Pháp sống.
Thứ Hai, 29 Tháng Giêng 20186:00 SA
Trong nền nghệ thuật văn hóa Đông Sơn nổi tiếng ở nước ta, cách ngày nay trên dưới 2000 năm, đã xuất trình hàng loạt bộ sưu tập, phản ánh muôn mặt của đời sống kinh tế, văn hóa
Thứ Hai, 29 Tháng Giêng 20185:00 SA
Năm 2016, Nhà xuất bản Văn hóa – Văn nghệ Thành phố Hồ Chí Minh cho ra mắt bạn đọc quyển sách nhan đề Giở lại một nghi án lịch sử “Giả Vương nhập cận”
Chủ Nhật, 28 Tháng Giêng 20181:30 SA
Cứ mỗi độ đến Tết, dịp Xuân về lòng tôi lại có những bùi ngùi khó tả khi nghĩ về hai sự kiện thảm sát xảy ra trên dải đất miền Trung.
Thứ Bảy, 27 Tháng Giêng 201810:00 SA
Việt sử lược chép: “Kỉ Tị [1209] Sảm lại về Hải Ấp, ở nhà công quán thôn Lưu Gia, lấy con gái thứ hai của Nguyên tổ làm nguyên phi
Thứ Bảy, 27 Tháng Giêng 20184:00 SA
Các phỏng đoán hiện nay nhìn chung đều cho rằng vị thế của Mỹ sẽ ngày càng suy giảm còn Trung Quốc tiếp tục nổi lên trở thành siêu cường số
Thứ Bảy, 27 Tháng Giêng 20183:30 SA
«Làm đầy tớ thằng khôn hơn làm thầy thằng dại», trước đến nay, ai mà chẳng nghĩ vậy. Có biết đâu khi lâm sự thì đến «đầy tớ» cắp tráp theo hầu vẫn gặp nhiều tình huống gay cấn
Thứ Bảy, 27 Tháng Giêng 20183:00 SA
Nguyễn Trãi sinh năm 1380, năm 1400 đậu Thái học sinh. Tương truyền, ông giữ chức Ngự sử đài chính chưởng dưới đời Hồ (1400 – 1407). Tuy nhiên, k
Thứ Sáu, 26 Tháng Giêng 20188:00 CH
Một trong những vấn đề còn gây tranh cãi về lịch sử Liên Xô xoay quanh tài liệu thường được gọi là "Di chúc" của Vladimir Ilyich Lenin (1870-1924).