Người xưa làm thế nào để chữa gãy xương?

Thứ Năm, 17 Tháng Mười Một 20227:00 CH(Xem: 1578)
Người xưa làm thế nào để chữa gãy xương?

Hiện nay, y học điều trị gãy xương, thường dùng những tấm kim loại để cố định, ghim đinh thép, hoặc sử dụng thạch cao băng bó cố định. Nhưng Trung y cổ đại có cách trị liệu gãy xương, vỡ xương đầy kỳ diệu và hiệu quả.

Phương pháp đầu tiên có từ năm 3000 trước Công nguyên khi người Ai Cập cổ đại sử dụng nẹp gỗ làm từ vỏ cây bọc trong vải lanh để hỗ trợ các chi bị gãy. Họ cũng sử dụng các loại bột cứng như dùng trong kỹ thuật ướp xác. Trong khi đó, người Hindu cổ đại sử dụng nẹp tre với mục đích tương tự.

Vào những năm 30 sau Công Nguyên, nhà khoa học người La Mã tên là Celsus đã mô tả một kỹ thuật sử dụng nẹp và băng bó cứng bằng tinh bột ngô để điều trị gãy xương. Ngoài ra, người Hy Lạp cổ đại còn sử dụng sáp và nhựa để làm cứng vải băng. Bên cạnh đó vôi có nguồn gốc từ vỏ sò và lòng trắng trứng cũng đã được các bác sĩ Ả Rập sử dụng trong việc bó bột.

A và B, Mẫu vật gãy xương đùi vị thành niên có niên đại khoảng năm 300 TCN
A và B, Mẫu vật gãy xương đùi vị thành niên có niên đại khoảng năm 300 TCN, được khai quật tại Naga-ed-Der (Ai Cập) năm 1903. Đây là xương đùi vị thành niên bị gãy xương giữa và được nẹp bằng bốn tấm gỗ dọc, mỗi tấm được quấn bằng băng vải lanh.

Dùng cành liễu nối xương

Phó Thanh Chủ - 1 trong 6 danh y nổi tiếng của triều đại nhà Minh và nhà Thanh đã từng viết về trường hợp dùng cành liễu nối xương trong “Kim Châm độ thế”. Danh y đã cắt cành liễu, bóc vỏ ra và gọt thành hình dạng xương sau đó cắt, mài chỗ xương gãy và cành liễu sao cho chúng khớp với nhau, rồi dùng máu gà đun sôi thoa vào hai đầu của cành liễu tại vị trí nối xương, đặt cành liễu ở giữa thay thế phần xương bị gãy.

Sau khi đã bố trí cành liễu xong xuôi, các danh y sẽ rắc quặng đồng azurit tán nhỏ vào mô cơ để thúc đẩy phát triển cơ xương. Cuối cùng, danh y khâu chỗ đã giải phẫu lại, dùng thạch cao đắp vào, sau đó kẹp tấm ván gỗ để cố định lại chỗ gãy.

 Hình minh họa việc dùng nẹp gỗ từ Gersdorf (1517).
Hình minh họa việc dùng nẹp gỗ từ Gersdorf (1517). Bác sĩ đang cố gắng sử dụng dây buộc để để thắt chặt các thanh nẹp.

Thời cổ đại, cây liễu không chỉ đóng vai trò chủ chốt trong việc chữa bệnh cứu người mà dần dần trở thành một phần của... xương người.

Sử dụng nguyên tố kim loại đồng của tự nhiên để thúc đẩy phục hồi xương

Thời cổ đại không có kính hiển vi, cũng không có công cụ để phân biệt các nguyên tố kim loại khác nhau, nhưng theo những ghi chép từ cuốn sách y học triều đại nhà Đường “Bản thảo thập di”, các danh y vào thời đó đã tìm thấy đồng tự nhiên giúp phục hồi và phát triển xương. Vì vậy, đối với những người bị gãy xương, các danh y đều đề xuất sử dụng đồng tự nhiên.

Một số hình thức nẹp gỗ băng bó vào chi bị thương đã được sử dụng từ thời cổ đại cho đến ngày nay.
Một số hình thức nẹp gỗ băng bó vào chi bị thương đã được sử dụng từ thời cổ đại cho đến ngày nay.

Đồng tự nhiên còn được gọi là "thạch tủy duyên" hoặc đồng lập phương, là một trong những vị thuốc của Trung y, có nguồn gốc từ quặng sắt tự nhiên, thành phần chính của nó là FeS2.

Trong Trung y chủ yếu dùng để trị gãy xương, có thể giảm ứ đọng máu, giảm đau, nối xương, nối gân rất công hiệu. Phương pháp bào chế chính là dùng dấm chua tôi qua 7 lần.

Y học hiện đại đã phát hiện ra đồng tự nhiên có thể thúc đẩy sự gia tăng của tế bào hình lưới và hemoglobin trong tủy xương, giúp đẩy nhanh sự phục hồi của xương. Tuy nhiên, làm thế nào mà Trung y từ hàng ngàn năm trước đây đã nhận ra được điều này? Có lẽ chúng ta cũng cần thời gian để nghiên cứu về sự tinh thâm huyền bí của y học cổ truyền.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Thứ Năm, 18 Tháng Giêng 20187:02 SA
Lời giới thiệu: Nhân dịp Liên Hội Cựu Chiến Sĩ VNCH vùng thủ đô Hoa Thịnh Đốn, Hoa Kỳ, vừa tổ chức Lễ Giỗ lần thứ 7 cố Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu v
Thứ Năm, 18 Tháng Giêng 20187:00 SA
Công chúa Huyền Trân là con gái yêu của Thượng hoàng Trần Nhân Tông và là em gái vua Trần Anh Tông. Huyền Trân chào đời trong khung cảnh đất nước mới tn
Thứ Năm, 18 Tháng Giêng 20182:30 SA
Vào cuối thế kỷ XIX, khi người Pháp khám phá ra cao nguyên Lang Bian, một trong những điểm gây ấn tượng nhất chính là địa hình của vùng đất ngày nay mang tên Đà Lạt. Bác sĩ Etienne Tardif
Thứ Năm, 18 Tháng Giêng 20182:00 SA
Nơi yên nghỉ của Mao Trạch Đông và Tần Thuỷ Hoàng đế với đội quân đất nung, luôn là điểm đến hấp dẫn du khách.
Thứ Tư, 17 Tháng Giêng 20189:00 CH
Bức ảnh “cha làm thịt con” trong kho lưu trữ hồ sơ công an địa phương huyện Lễ Lăng, tỉnh Hồ Nam, được lưu truyền trên mạng Internet là một bằng chứng rõ nét cho thảm kịch
Thứ Tư, 17 Tháng Giêng 20184:00 CH
Trong những tuần cuối cùng của Thế chiến 2 ở châu Âu, giới tình báo Mỹ khẳng định rằng một đội tàu ngầm của phát xít Đức
Thứ Tư, 17 Tháng Giêng 20186:00 SA
Mùa hè năm 1990, vào thời điểm sống còn khi đất nước bắt đầu đi từ cải tổ sang tan rã, Mikhail S. Gorbachev đã tuyên bố trong một cuộc phỏng vấn vớ
Thứ Tư, 17 Tháng Giêng 20181:00 SA
Khoảng 200 triệu dân Ấn Độ là người Dalit, tầng lớp bị coi là “không đáng đụng tới”. Sau nhiều năm Ấn Độ tăng trưởng và hiện đại hóa, sự thù ghét của xã hội vẫn là bi kịch với họ.
Thứ Ba, 16 Tháng Giêng 201811:00 CH
Tuy gọi là chùa như những ngôi chùa Bà Thiên Hậu (thờ Thánh Mẫu) hay Chùa Ông (thờ Quan Thánh), Chùa Ông Bổn cũng đặt nặng phần tín ngưỡng dân gian
Thứ Ba, 16 Tháng Giêng 201810:00 CH
Hai học giả nước ngoài, một từ Malaysia, một từ Mỹ nói với BBC về tranh cãi quanh tính chân thực của 'bức chân dung vua Quang Trung' nêu ra ở Việt Nam gần đây.