6 điều cấm lố bịch đến nực cười thời Trung Cổ

Chủ Nhật, 30 Tháng Mười 20227:00 CH(Xem: 1469)
6 điều cấm lố bịch đến nực cười thời Trung Cổ

Nếu mà những điều luật có từ thời Trung Cổ còn tồn tại đến ngày nay, khối người đã phải vào tù mà chẳng biết vì sao đấy.

Vào cái thời chưa có điện tử, Facebook, con người có vẻ dư dả thời gian để nghĩ ra các tội danh và hình phạt hết sức buồn cười. Bạn có thể bị bắt vì không phải quý tộc mà chơi tennis, hoặc phạm luật vì lỡ... chết trong tòa nhà Quốc hội Anh.

Hãy cùng điểm qua một số điều lệ mà chỉ có ở châu Âu thời Trung Cổ.

1. Nghèo mà chơi tennis? Cấm!

Thanh niên không thuộc tầng lớp quý tộc thì không được phép chơi tennis.Thanh niên không thuộc tầng lớp quý tộc thì không được phép chơi tennis.

Luật này được viết vào năm 1495 chỉ ra rằng, thanh niên không thuộc tầng lớp quý tộc (những người làm việc chân tay người tập sự, hoặc đầy tớ, giúp việc) không được phép chơi tennis. Tại thời điểm đó, tennis được cho là làm gia tăng tệ nạn cá cược và làm xao nhãng công việc.

Chỉ có duy nhất một thời điểm trong năm điều luật này được bãi bỏ, đó là Giáng Sinh. Tuy vậy, vào ngày này, họ cũng chỉ được chơi trong nhà, và tại sân của gia chủ.

2. Không tắm cho cừu

Có nhiều nguyên do cho câu chuyện này, nhưng hiện vẫn chưa được xác nhận.Có nhiều nguyên do cho câu chuyện này, nhưng hiện vẫn chưa được xác nhận.

Trong quyển sách "The Book Of Strange And Curious Legal Oddities" có ghi lại một vụ việc khá kỳ lạ. Đó là vào năm 1200, một ngôi làng - bao gồm nông nô và những người dân thường - đã bị phạt vì tội "không tắm cho cừu của chủ đất". Có lẽ có nhiều nguyên do cho câu chuyện này, nhưng hiện vẫn chưa được xác nhận.

3. Trộm xác cá voi

Khi xác cá voi dạt vào bờ, mọi người đều mặc nhiên cho rằng nó thuộc về hoàng gia. Khi xác cá voi dạt vào bờ, mọi người đều mặc nhiên cho rằng nó thuộc về hoàng gia.

Vì sao lại là cá voi? Vì ngày xưa, con người ăn mọi thứ từ rùa đến hải ly và cá voi cũng được coi là một món ăn, nhưng chỉ dành riêng cho vua và hoàng hậu thôi.

Do đó khi xác cá voi dạt vào bờ, mọi người đều mặc nhiên cho rằng nó thuộc về hoàng gia. Tưởng tượng xem nào, đầu cá dành cho vua và đuôi cá thì dành cho hoàng hậu. Những thường dân chắc không dám to gan đến mức động vào thức ăn của vua chúa đâu nhỉ?

4. Chơi đá bóng

Bóng đá ngày xưa bạo lực lắm.Bóng đá ngày xưa bạo lực lắm.

Thời Trung Cổ, bóng đá chưa là một môn thể thao vua như bây giờ đâu. Ngày đó, người ta đá bóng như... đánh nhau vậy.

Họ chơi trong những khu vực đông dân, gây náo loạn trật tự công cộng, rồi làm hư hại của cải và thậm chí còn khiến nhiều người thiệt mạng nữa.

Do đó, vào năm 1314, bóng đá đã hoàn toàn bị cấm tại Anh. Lý do vì sao thì bạn hiểu rồi đấy.

5. Thấy xác chết mà không báo

Tòa án điển hình thời Trung Cổ.Tòa án điển hình thời Trung Cổ.

Luật này được ban hành năm 1241, nhưng nguồn gốc của nó có lẽ xa xưa hơn nhiều.

Vào thời đó, nếu như vô tình thấy một xác chết, bạn được người ta phân cho chức danh: "người tìm thấy đầu tiên".

Thời Trung Cổ không có nhân viên pháp luật hoặc thu thập bằng chứng, do đó người tìm thấy xác buộc phải có mặt tại tòa để kể lại toàn bộ tình tiết. Nếu như phạm luật, không chỉ riêng bạn gặp rắc rối, mà cả làng phải chịu trách nhiệm về việc này.

6. Vô tội cũng là một cái tội

Bạn không có lỗi, chỉ vì đen thôi...Bạn không có lỗi, chỉ vì đen thôi...

Nghe lố bịch quá phải không? Bạn có thể bị bắt vì đã là người vô tội trong một cuộc náo loạn. Thời đó, nổi loạn xảy ra như cơm bữa khắp châu Âu, nhưng pháp luật chỉ can thiệp khi có người bị giết.

Nếu kẻ sát nhân biến mất trong đám đông, chính quyền (theo luật) sẽ chọn ngẫu nhiên 7 người trong khu vực gần đó, và tiến hành vài bài "kiểm tra" để xác định kẻ phạm tội.

Điều kì quái nhất là những bài "kiểm tra" đó cũng hoàn toàn... random, chẳng liên quan gì đến việc chứng minh bạn đã làm gì trong suốt cuộc náo loạn
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Thứ Tư, 07 Tháng Hai 20188:00 CH
Trong Chiến tranh Mùa đông, quân đội Liên Xô đã đại bại trước Phần Lan dù có lực lượng đông hơn nhiều lần. Tuy vậy thất bại này lại giúp Liên Xô cải tổ quân đội trước khi họ phải đối đầu với phát xít Đức.
Thứ Tư, 07 Tháng Hai 20186:00 SA
Phóng viên ảnh Eddie Adams đã chụp được một trong những hình ảnh nổi tiếng nhất của cuộc chiến Việt Nam - ngay thời khắc của một vụ hành quyết giữa tâm điểm hỗn loạn của chiến dịch Tết
Thứ Tư, 07 Tháng Hai 20181:30 SA
Toàn thể dân Việt đang bước vào thời điểm tưởng niệm 50 năm biến cố Tết Mậu Thân (1968-2018). Đây là sự kiện thuộc hạng đáng ghi nhớ nhất
Thứ Ba, 06 Tháng Hai 201810:00 CH
Trong cuốn sách Người Mỹ trầm lặng của Graham Greene, có lẽ là cuốn tiểu thuyết tiếng Anh về Việt Nam được đọc nhiều nhất, nhà báo Anh Thomas Fowler
Thứ Ba, 06 Tháng Hai 20183:00 CH
Trận Tết Mậu Thân 1968 là một kỳ công về đại chiến lược của giới lãnh đạo Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
Thứ Ba, 06 Tháng Hai 20185:00 SA
Tưởng Giới Thạch,[1] còn gọi Tưởng Trung Chính, là người đứng đầu Chính phủ Quốc dân Trung Quốc thời kỳ 1928-1949, từng lãnh đạo cuộc kháng chiến
Thứ Ba, 06 Tháng Hai 20184:00 SA
Đạo Tin Lành đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển của thế giới hiện đại, tự do. Nó đã góp phần vào sự nổi lên của các khái niệm
Thứ Ba, 06 Tháng Hai 20183:00 SA
Trước khi cuộc nội chiến kéo dài gần bốn năm kết thúc với thất bại thuộc về phía Quốc dân Đảng, Tưởng Giới Thạch và thuộc hạ đã rút chạy ra đảo Đài Loan