Dải băng lớn nhất thế giới tan chảy, nước biển cao thêm 5 mét?

Thứ Năm, 25 Tháng Tám 20227:00 CH(Xem: 1618)
Dải băng lớn nhất thế giới tan chảy, nước biển cao thêm 5 mét?

Dải băng lớn nhất thế giới tan chảy, nước biển cao thêm 5 mét? - Ảnh 1.

Các nhà khoa học cảnh báo dải băng lớn nhất thế giới đang dần tan chảy - Ảnh: NATURE

Dải băng tại phía đông của Nam Cực, lớn bằng diện tích nước Mỹ, từng được dự đoán là ít bị ảnh hưởng do biến đổi khí hậu hơn các dải băng ở Greenland hay Tây Nam Cực - nơi một số sông băng bị tan chảy nhanh chóng khi bị các dòng hải lưu ấm nóng tác động đến. 

Tuy nhiên, trong những năm gần đây, các nghiên cứu mới đã cho kết quả ngược lại.

Trong nghiên cứu mới nhất được công bố trên tạp chí Nature, nhóm các nhà nghiên cứu từ Úc, Anh, Pháp và Mỹ đã phát hiện ra rằng nếu nhiệt độ toàn cầu tăng thấp hơn mức giới hạn do Hiệp định khí hậu Paris 2015 đặt ra (cao hơn 2 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp), dải băng này tan chảy sẽ khiến mực nước biển dâng lên gần nửa mét vào năm 2500. 

Song nếu nhiệt độ tăng cao hơn mức nêu trên, dải băng tan nhanh sẽ khiến mực nước biển có khả năng tăng thêm 5 mét.

Dải băng lớn nhất thế giới tan chảy, nước biển cao thêm 5 mét? - Ảnh 2.

Băng tan sẽ khiến mực nước biển dâng cao - Ảnh: NATURE

Các nhà nghiên cứu cũng cho biết, dựa trên bằng chứng từ trầm tích đáy biển xung quanh phía đông Nam Cực, một phần của dải băng đã tan chảy và góp phần làm mực nước biển tăng lên vài mét trong kỷ Pliocen, khoảng 3 triệu năm trước, khi biên độ nhiệt cao hơn bây giờ khoảng 2 đến 4 độ C. 

Khoảng 400.000 năm trước đã có các bằng chứng cho thấy một phần của dải băng đã lùi vào đất liền hơn 400 dặm, vào thời điểm biên độ nhiệt ấm hơn hiện tại từ 1 đến 2 độ C.

"Một bài học quan trọng từ lịch sử là dải băng Đông Nam Cực rất nhạy cảm với các hiện tượng ấm lên của Trái đất. Nó không ổn định như chúng ta từng nghĩ", nhà nghiên cứu Nerilie Abram nói.

Ông Chris Stokes - giáo sư địa lý tại Đại học Durham của Anh và là tác giả chính của nghiên cứu - dẫn chứng các quan sát vệ tinh cho thấy dải băng đang mỏng dần, đặc biệt là những nơi có tiếp xúc với các dòng hải lưu ấm.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Thứ Tư, 07 Tháng Hai 20188:00 CH
Trong Chiến tranh Mùa đông, quân đội Liên Xô đã đại bại trước Phần Lan dù có lực lượng đông hơn nhiều lần. Tuy vậy thất bại này lại giúp Liên Xô cải tổ quân đội trước khi họ phải đối đầu với phát xít Đức.
Thứ Tư, 07 Tháng Hai 20186:00 SA
Phóng viên ảnh Eddie Adams đã chụp được một trong những hình ảnh nổi tiếng nhất của cuộc chiến Việt Nam - ngay thời khắc của một vụ hành quyết giữa tâm điểm hỗn loạn của chiến dịch Tết
Thứ Tư, 07 Tháng Hai 20181:30 SA
Toàn thể dân Việt đang bước vào thời điểm tưởng niệm 50 năm biến cố Tết Mậu Thân (1968-2018). Đây là sự kiện thuộc hạng đáng ghi nhớ nhất
Thứ Ba, 06 Tháng Hai 201810:00 CH
Trong cuốn sách Người Mỹ trầm lặng của Graham Greene, có lẽ là cuốn tiểu thuyết tiếng Anh về Việt Nam được đọc nhiều nhất, nhà báo Anh Thomas Fowler
Thứ Ba, 06 Tháng Hai 20183:00 CH
Trận Tết Mậu Thân 1968 là một kỳ công về đại chiến lược của giới lãnh đạo Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
Thứ Ba, 06 Tháng Hai 20185:00 SA
Tưởng Giới Thạch,[1] còn gọi Tưởng Trung Chính, là người đứng đầu Chính phủ Quốc dân Trung Quốc thời kỳ 1928-1949, từng lãnh đạo cuộc kháng chiến
Thứ Ba, 06 Tháng Hai 20184:00 SA
Đạo Tin Lành đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển của thế giới hiện đại, tự do. Nó đã góp phần vào sự nổi lên của các khái niệm
Thứ Ba, 06 Tháng Hai 20183:00 SA
Trước khi cuộc nội chiến kéo dài gần bốn năm kết thúc với thất bại thuộc về phía Quốc dân Đảng, Tưởng Giới Thạch và thuộc hạ đã rút chạy ra đảo Đài Loan