Sao chúng ta cứ phải một mình lạc lõng một đường?

Thứ Ba, 07 Tháng Mười Một 201710:00 CH(Xem: 7748)
Sao chúng ta cứ phải một mình lạc lõng một đường?


FB Nguyễn Ngọc Chu

Lê Nin. Ảnh: internet

Sáng ngày 5/11/2017 tại lễ kỷ niệm 100 Cách mạng Tháng Mười Nga (1917-2017), TBT Nguyễn Phú Trọng đã có bài phát biểu với nhan đề: Cách mạng Tháng Mười Nga và lý tưởng xã hội chủ nghĩa trong thời đại ngày nay.

Trong đó TBT Nguyễn Phú Trọng có đề cập: “Mọi đường lối chủ trương của Đảng phải xuất phát từ thực tế, tôn trọng quy luật khách quan”. Như vậy, đây chính là yêu cầu của TBT Nguyễn Phú Trọng đối với “Mọi đường lối chủ trương của Đảng”.

Nhưng tại sao TBT Nguyễn Phú Trọng lại yêu cầu điều này vào thời điểm này? Chả lẽ trước đây các chủ trương của Đảng không xuất phát từ thực tế và không tôn trọng quy luật khách quan?

Rõ ràng là TBT Nguyễn Phú Trọng đã nhìn thấy, trong thực tiễn, có các chủ trương chưa xuất phát từ yêu cầu thực tế, và cũng không tôn trọng quy luật khách quan.

Xin liệt kê ra hai ví dụ liên quan đến bài phát biểu.

1. MỘT MÌNH LẠC LÕNG MỘT ĐƯỜNG

NHÀ NƯỚC NÀO TRÊN THẾ GIỚI KỶ NIỆM CÁCH MẠNG THÁNG MƯỜI NGA ?

Nhà nước Nga không kỷ niệm Cách Mạng Tháng Mười Nga. Cả Tổng thống Putin lẫn Thủ tướng Mevedev đều không đọc diễn văn kỷ niệm Cách mạng Tháng Mười Nga. Người Nga bây giờ gọi Cách Mạng Tháng Mười Nga là Cuộc Đảo chính (Perevorot) chứ không phải là cuộc cách mạng.

Các nước Trung Quốc, Bắc Triều Tiên, Cu Ba, đều không kỷ niệm Cách mạng Tháng Mười Nga .

Nhà nước Việt Nam là nhà nước duy nhất trên quả địa cầu kỷ niệm Cách Mạng Tháng Mười Nga.

Như vậy là Việt Nam đang một mình lạc lõng một đường, không đi chung đường với các nước khác trên hành tinh. Rõ ràng, chúng ta đã không xuất phát từ thực tế, chúng ta cũng không tôn trọng quy luật khách quan.

2. TƯ TƯỞNG KÝ SINH

KẺ KÝ SINH KHÔNG THỂ SỐNG KHI CƠ THỂ KÝ SINH NHỜ ĐÃ CHẾT

Cách mạng Tháng Mười là của nước Nga. Chúng ta du nhập tư tưởng cách Mạng Tháng Mười từ nước Nga. Cách mạng Tháng Mười đã chết ở nước Nga từ năm 1991. Cho nên tư tưởng Cách mạng Tháng Mười không thể sống. Tư tưởng ký sinh lại càng không có đất dung thân. Không kẻ ký sinh nào sống được khi cơ thể mà nó ký sinh nhờ đã chết.

Kéo dài tư tưởng Cách mạng Tháng mười Nga ở Việt Nam là đi ngược với quy luật khách quan.

Chỉ hai ví dụ trên cũng đủ thấy được sự mâu thuẫn giữa lời nói và việc làm. Chúng ta kêu gọi tôn trọng quy luật khách quan nhưng chúng ta lại đi ngược với bước chân nhân loại.

Sao chúng ta cứ phải một mình lạc lõng một đường?

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Thứ Tư, 07 Tháng Hai 201810:06 CH
Nửa thế kỷ đã trôi qua kể từ cái đêm kinh hoàng năm 1968. Khi cả nước đang chuẩn bị đón Tết thì tiếng súng lại nổ ra khắp nơi ở Miền Nam – bắt đầu cho cái gọi là Chiến Dịch Tết
Thứ Tư, 07 Tháng Hai 20188:00 CH
Trong Chiến tranh Mùa đông, quân đội Liên Xô đã đại bại trước Phần Lan dù có lực lượng đông hơn nhiều lần. Tuy vậy thất bại này lại giúp Liên Xô cải tổ quân đội trước khi họ phải đối đầu với phát xít Đức.
Thứ Tư, 07 Tháng Hai 20186:00 SA
Phóng viên ảnh Eddie Adams đã chụp được một trong những hình ảnh nổi tiếng nhất của cuộc chiến Việt Nam - ngay thời khắc của một vụ hành quyết giữa tâm điểm hỗn loạn của chiến dịch Tết
Thứ Tư, 07 Tháng Hai 20181:30 SA
Toàn thể dân Việt đang bước vào thời điểm tưởng niệm 50 năm biến cố Tết Mậu Thân (1968-2018). Đây là sự kiện thuộc hạng đáng ghi nhớ nhất
Thứ Ba, 06 Tháng Hai 201810:00 CH
Trong cuốn sách Người Mỹ trầm lặng của Graham Greene, có lẽ là cuốn tiểu thuyết tiếng Anh về Việt Nam được đọc nhiều nhất, nhà báo Anh Thomas Fowler
Thứ Ba, 06 Tháng Hai 20183:00 CH
Trận Tết Mậu Thân 1968 là một kỳ công về đại chiến lược của giới lãnh đạo Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
Thứ Ba, 06 Tháng Hai 20185:00 SA
Tưởng Giới Thạch,[1] còn gọi Tưởng Trung Chính, là người đứng đầu Chính phủ Quốc dân Trung Quốc thời kỳ 1928-1949, từng lãnh đạo cuộc kháng chiến
Thứ Ba, 06 Tháng Hai 20184:00 SA
Đạo Tin Lành đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển của thế giới hiện đại, tự do. Nó đã góp phần vào sự nổi lên của các khái niệm
Thứ Ba, 06 Tháng Hai 20183:00 SA
Trước khi cuộc nội chiến kéo dài gần bốn năm kết thúc với thất bại thuộc về phía Quốc dân Đảng, Tưởng Giới Thạch và thuộc hạ đã rút chạy ra đảo Đài Loan