Trà - vũ khí không thể thiếu khi lính Anh xung trận

Thứ Năm, 07 Tháng Mười 20217:00 SA(Xem: 2617)
Trà - vũ khí không thể thiếu khi lính Anh xung trận

Ngoài súng đạn, binh sĩ Anh ra trận trong Thế chiến II còn được cấp thêm trà để tăng sĩ khí.

Trà được coi là thứ không thể thiếu với đời sống của người Anh, đến mức nhiều người đùa rằng "nước Anh có thể thiếu Nữ hoàng nhưng không thể thiếu trà". Thứ đồ uống này cũng từng được coi là một trong những vũ khí bí mật của Anh trong Thế chiến II, nhất là sau khi họ thu gom lượng lớn trà từ khắp nơi trên thế giới.

Việc tích trữ trà bắt đầu vào năm 1942, thời điểm Anh gặp vô vàn khó khăn trên chiến trường. Họ liên tục bị phe Trục đẩy lùi và phải rút quân khỏi châu Âu. Tại châu Á, căn cứ của Anh ở Singapore cũng sớm thất thủ.

Một trong những xe pha trà cho binh sĩ Anh tại chiến trường Bắc Phi năm 1942. Ảnh: WATM.

Một trong những xe pha trà cho binh sĩ Anh tại chiến trường Bắc Phi năm 1942. Ảnh: WATM.

Chính phủ Anh phải tìm cách giữ vững tinh thần chiến đấu cho quân đội và giải pháp là trà đen. Điều này dẫn đến quyết định bất thường là thu mua tất cả trà đen sẵn có ở châu Âu, khiến nó nằm trong danh sách 5 loại hàng hóa được mua nhiều nhất trong chiến tranh. Người ta ước tính rằng chính phủ Anh đã mua nhiều trà hơn so với đạn pháo và chất nổ nếu tính về khối lượng.

Một số sử gia tin rằng trà cũng được xem như biểu tượng của sự đoàn kết của người Anh trong chiến tranh. Binh sĩ có thể mang hương vị quê nhà ra tiền tuyến, trong khi người dân trong nước có thứ đồ uống để trấn an bản thân.

Uống trà nơi tiền tuyến cũng là cách giúp lính Anh bảo đảm đủ lượng nước trong cơ thể. Nước uống gửi cho binh sĩ thường phải đựng trong can dầu cũ, khiến nó có mùi vị lạ khi uống. Trà đen sẽ át mùi vị này và khiến nước dễ uống hơn, đồng thời cung cấp năng lượng cho binh sĩ nhờ lượng caffeine bên trong.

Giá trị của trà cũng được minh chứng rõ ràng khi không quân Anh thả 75.000 túi trà xuống vùng bị chiếm đóng ở Hà Lan, chứa trà từ vùng Đông Ấn cùng thông điệp cổ vũ Hà Lan trỗi dậy. Các gói hàng do Hội Chữ thập Đỏ gửi đến các tù nhân chiến tranh cũng kèm theo trà đóng gói.

Lính Anh đã nghĩ ra nhiều cách để pha trà ngay tại tiền tuyến thời Thế chiến II, trong đó "bếp Benghazi" được sử dụng phổ biến trong các chiến dịch ở Bắc Phi. Nó làm từ một can dầu bằng thép dung tích 15 lít được đâm thủng nắp để lấy oxy, còn phần đế chứa cát và xăng. Binh sĩ trộn xăng với cát và châm lửa. Một chiếc can khác được đặt lên trên bếp, có tác dụng như nồi hoặc ấm đun trà.

Ưu điểm chính của bếp Benghazi là rất tĩnh lặng và tiện lợi, cho phép binh sĩ châm lửa và pha trà bất cứ lúc nào. Tuy nhiên, nhược điểm của nó là cát nóng dễ phát nổ, trong khi xăng có thể cháy quá nhanh và khó kiểm soát.

Uống trà vốn là nét văn hóa của người Anh, nhưng nó càng trở nên phổ biến trong quân đội bởi giúp giảm đáng kể tình trạng binh sĩ uống rượu, đảm bảo họ luôn tỉnh táo trong mọi tình huống. Các ấm pha trà liên tục được cải tiến và trở thành thiết bị bắt buộc trên các xe tăng, thiết giáp của Anh suốt 70 năm qua.

Duy Sơn (Theo WATM)

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Thứ Sáu, 10 Tháng Mười Một 20176:00 CH
Năm 1958 phải nâng sản lượng thép lên gấp 2 lần 1957, câu nói tuỳ tiện của Mao trong lúc tắm ấy đã làm cho toàn bộ nền kinh tế quốc dân rối tung lên
Thứ Sáu, 10 Tháng Mười Một 201711:00 SA
Tôi có mặt tại Moskva trong những ngày chính biến dẫn tới sự sụp đổ của đế chế cộng sản Liên Xô (tháng 8.1991). Câu hỏi bạn đặt ra cho tác giả bài viết không nên có. \
Thứ Sáu, 10 Tháng Mười Một 20174:38 SA
Vào ngày này năm 1928, hai năm sau cái chết của cha mình, Michinomiya Hirohito đã chính thức lên ngôi Hoàng đế Nhật Bản thứ 124,
Thứ Sáu, 10 Tháng Mười Một 20172:30 SA
Bị cô lập từ lâu với phần còn lại của Hy Lạp, bán đảo Mani là quê hương của một cộng đồng thị tộc tự nhận là di sản của các chiến binh thời xưa.
Thứ Sáu, 10 Tháng Mười Một 20172:00 SA
Nếu nói tới những bậc nữ quân vương nổi tiếng trong triều đại Trung Hoa phong kiến thì tất nhiên không thể không kể tới Võ Tắc Thiên
Thứ Sáu, 10 Tháng Mười Một 20171:00 SA
Bí mật trong ngôi mộ đại hoạn quan Lý Liên Anh, Trung Quốc kèm theo nhiều truyền thuyết thần bí.
Thứ Năm, 09 Tháng Mười Một 20176:00 CH
Bất cứ quốc gia dân tộc hiện đại nào cũng tìm kiếm cho mình một nền văn hóa, văn minh, hay một vương quốc khởi đầu qua việc kết nối với một thực thể mờ ảo
Thứ Năm, 09 Tháng Mười Một 20175:40 SA
Vào ngày này năm 1956, nhà triết học và nhà văn người Pháp Jean-Paul Sartre – trước đây từng là một người ngưỡng mộ Liên Xô
Thứ Năm, 09 Tháng Mười Một 20173:00 SA
Cho đến nay đã có nhiều khảo cứu về vương quốc Phù Nam. Bài viết “Phù Nam: Huyền thoại và những vấn đề lịch sử” của Tiến sỹ Vũ Đức Liêm
Thứ Tư, 08 Tháng Mười Một 201710:00 CH
Tác giả: Stephen Kotkin Dịch giả: Hiếu Chân Một trăm năm kể từ cuộc đảo chính của Lenin ở Nga, cái ý thức hệ dấn thân cho sự nghiệp