Ngày Này Năm Xưa: 06/11/1962: Liên Hiệp Quốc lên án chế độ Apartheid

Thứ Hai, 06 Tháng Mười Một 20174:30 SA(Xem: 6908)
Ngày Này Năm Xưa: 06/11/1962: Liên Hiệp Quốc lên án chế độ Apartheid

Nguồn: U.N. condemns apartheid, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1962, Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc đã thông qua một nghị quyết lên án các chính sách phân biệt chủng tộc Apartheid của Nam Phi và kêu gọi tất cả các thành viên chấm dứt quan hệ kinh tế và quân sự với nước này.

Có hiệu lực từ năm 1948 đến năm 1993, Apartheid (bắt nguồn từ tiếng Afrikaans nghĩa là tách biệt) là tình trạng tách biệt chủng tộc và phân biệt về chính trị và kinh tế được chính phủ áp dụng đối với nhóm đa số không phải người da trắng ở Nam Phi. Trong số rất nhiều bất công khác nhau, người da đen đã bị buộc phải sống ở các khu vực biệt lập và không thể bước vào các khu phố chỉ có người da trắng, trừ khi họ có một thẻ thông hành đặc biệt. Mặc dù người da trắng đại diện cho một phần nhỏ trong dân số, nhưng họ nắm giữ phần lớn đất đai và tài sản của cả nước.

Sau lần thảm sát những người biểu tình không vũ trang năm 1960 tại Sharpeville gần Johannesburg, Nam Phi, trong đó 69 người da đen bị giết và hơn 180 người bị thương, phong trào quốc tế nhằm chấm dứt chế độ Apartheid đã nhận được sự ủng hộ rộng rãi. Tuy nhiên, có rất ít cường quốc phương Tây hoặc các đối tác thương mại chính của Nam Phi ủng hộ lệnh cấm vận kinh tế hoặc quân sự đầy đủ đối với nước này. Tuy nhiên, sự chống lại chế độ Apartheid trong nội bộ Liên Hiệp Quốc đã tăng lên, và vào năm 1973, một nghị quyết của Liên Hiệp Quốc đã gọi Apartheid là “tội ác chống lại loài người.” Năm 1974, Nam Phi bị tạm đình chỉ tư cách thành viên tại Đại Hội đồng.

Sau nhiều thập niên đình công, trừng phạt và biểu tình ngày càng bạo động hơn, nhiều luật mang tính phân biệt chủng tộc đã bị bãi bỏ vào năm 1990. Cuối cùng, vào năm 1991, dưới thời Tổng thống F.W. de Klerk, chính phủ Nam Phi chính thức bãi bỏ tất cả các luật lệ mang tính phân biệt chủng tộc còn lại và cam kết soạn thảo một hiến pháp mới.

Năm 1993, một chính phủ chuyển tiếp đa chủng tộc, đa đảng được thông qua, và một năm sau đó, Nam Phi đã tổ chức cuộc bầu cử tự do đầu tiên. Nhà hoạt động chính trị Nelson Mandela, người đã trải qua 27 năm tù cùng với nhiều nhà lãnh đạo chống Apartheid khác sau khi bị buộc tội phản quốc, đã trở thành Tổng thống mới của Nam Phi.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Thứ Ba, 14 Tháng Mười Một 20175:46 SA
Vào ngày này năm 1982, Lech Walesa, lãnh đạo phong trào Đoàn kết bất hợp pháp của Ba Lan, đã trở lại căn hộ của ông ở Gdansk sau 11 tháng bị giam
Thứ Ba, 14 Tháng Mười Một 20175:00 SA
Thanksgiving hay Thanksgiving Day trong tiếng Anh dịch tiếng Việt có nghĩa là ngày lễ Tạ Ơn.
Thứ Hai, 13 Tháng Mười Một 20178:00 CH
Trái với hiểu biết của nhiều người, đã từng có thời kỳ, những người phụ nữ quê mùa đôi lúc chỉ mặc yếm khi đi đường hay xuống ruộng
Thứ Hai, 13 Tháng Mười Một 201711:58 SA
Nghe cái tên cũng có thể đoán được, hồi xa xưa cuộc sống của người dân ở vùng đất nhỏ này khá nghèo nàn. Tuy giáp với trung tâm Chợ Lớn
Thứ Hai, 13 Tháng Mười Một 20175:00 SA
Ngày 28 tháng 7 năm 2007, báo chí quốc tế đăng tin ông hoàng Bảo Long đã tạ thế tại thành phố Sens cách Paris phía nam khoảng 100 km, thọ 71 tuổi.
Thứ Hai, 13 Tháng Mười Một 20174:16 SA
Vào ngày này năm 1953, trong một ví dụ về khoảng thời gian ngớ ngẩn mà “Nỗi sợ Cộng sản” (Red Scare) bao trùm nước Mỹ, bà Thomas J. White của Ủy viên Ủy ban Sách Giáo khoa
Chủ Nhật, 12 Tháng Mười Một 20179:00 CH
NHÀ NÓC (GIA ĐÌNH), HỌ TỘC là hạt nhân cơ bản và nền tảng trong xã hội cổ truyền của người Mường Hòa Bình.
Chủ Nhật, 12 Tháng Mười Một 20176:02 SA
Vào ngày này năm 1990, Thái tử Akihito đã lên ngôi hoàng đế Nhật Bản hai năm sau cái chết của cha mình. Ông trở thành Nhật hoàng thứ 125 trong một triều đại có niên đại từ năm 660 TCN.
Chủ Nhật, 12 Tháng Mười Một 20172:00 SA
Nhà Nguyễn có các đời chúa trước khi Nguyễn Ánh (1762-1820) lên ngôi vua lấy hiệu Gia Long (1802-1820) lập nên triều đại nhà Nguyễn (1802-1945).
Thứ Bảy, 11 Tháng Mười Một 20174:00 CH
Nợ máu phải trả bằng máu là quan điểm của người cổ xưa để đáp trả kẻ thù, nhưng khi sự căm hận đã lên đến đỉnh điểm