Ngày Này Năm Xưa: 06/11/1962: Liên Hiệp Quốc lên án chế độ Apartheid

Thứ Hai, 06 Tháng Mười Một 20174:30 SA(Xem: 6854)
Ngày Này Năm Xưa: 06/11/1962: Liên Hiệp Quốc lên án chế độ Apartheid

Nguồn: U.N. condemns apartheid, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1962, Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc đã thông qua một nghị quyết lên án các chính sách phân biệt chủng tộc Apartheid của Nam Phi và kêu gọi tất cả các thành viên chấm dứt quan hệ kinh tế và quân sự với nước này.

Có hiệu lực từ năm 1948 đến năm 1993, Apartheid (bắt nguồn từ tiếng Afrikaans nghĩa là tách biệt) là tình trạng tách biệt chủng tộc và phân biệt về chính trị và kinh tế được chính phủ áp dụng đối với nhóm đa số không phải người da trắng ở Nam Phi. Trong số rất nhiều bất công khác nhau, người da đen đã bị buộc phải sống ở các khu vực biệt lập và không thể bước vào các khu phố chỉ có người da trắng, trừ khi họ có một thẻ thông hành đặc biệt. Mặc dù người da trắng đại diện cho một phần nhỏ trong dân số, nhưng họ nắm giữ phần lớn đất đai và tài sản của cả nước.

Sau lần thảm sát những người biểu tình không vũ trang năm 1960 tại Sharpeville gần Johannesburg, Nam Phi, trong đó 69 người da đen bị giết và hơn 180 người bị thương, phong trào quốc tế nhằm chấm dứt chế độ Apartheid đã nhận được sự ủng hộ rộng rãi. Tuy nhiên, có rất ít cường quốc phương Tây hoặc các đối tác thương mại chính của Nam Phi ủng hộ lệnh cấm vận kinh tế hoặc quân sự đầy đủ đối với nước này. Tuy nhiên, sự chống lại chế độ Apartheid trong nội bộ Liên Hiệp Quốc đã tăng lên, và vào năm 1973, một nghị quyết của Liên Hiệp Quốc đã gọi Apartheid là “tội ác chống lại loài người.” Năm 1974, Nam Phi bị tạm đình chỉ tư cách thành viên tại Đại Hội đồng.

Sau nhiều thập niên đình công, trừng phạt và biểu tình ngày càng bạo động hơn, nhiều luật mang tính phân biệt chủng tộc đã bị bãi bỏ vào năm 1990. Cuối cùng, vào năm 1991, dưới thời Tổng thống F.W. de Klerk, chính phủ Nam Phi chính thức bãi bỏ tất cả các luật lệ mang tính phân biệt chủng tộc còn lại và cam kết soạn thảo một hiến pháp mới.

Năm 1993, một chính phủ chuyển tiếp đa chủng tộc, đa đảng được thông qua, và một năm sau đó, Nam Phi đã tổ chức cuộc bầu cử tự do đầu tiên. Nhà hoạt động chính trị Nelson Mandela, người đã trải qua 27 năm tù cùng với nhiều nhà lãnh đạo chống Apartheid khác sau khi bị buộc tội phản quốc, đã trở thành Tổng thống mới của Nam Phi.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Thứ Tư, 07 Tháng Hai 20181:30 SA
Toàn thể dân Việt đang bước vào thời điểm tưởng niệm 50 năm biến cố Tết Mậu Thân (1968-2018). Đây là sự kiện thuộc hạng đáng ghi nhớ nhất
Thứ Ba, 06 Tháng Hai 201810:00 CH
Trong cuốn sách Người Mỹ trầm lặng của Graham Greene, có lẽ là cuốn tiểu thuyết tiếng Anh về Việt Nam được đọc nhiều nhất, nhà báo Anh Thomas Fowler
Thứ Ba, 06 Tháng Hai 20183:00 CH
Trận Tết Mậu Thân 1968 là một kỳ công về đại chiến lược của giới lãnh đạo Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
Thứ Ba, 06 Tháng Hai 20185:00 SA
Tưởng Giới Thạch,[1] còn gọi Tưởng Trung Chính, là người đứng đầu Chính phủ Quốc dân Trung Quốc thời kỳ 1928-1949, từng lãnh đạo cuộc kháng chiến
Thứ Ba, 06 Tháng Hai 20184:00 SA
Đạo Tin Lành đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển của thế giới hiện đại, tự do. Nó đã góp phần vào sự nổi lên của các khái niệm
Thứ Ba, 06 Tháng Hai 20183:00 SA
Trước khi cuộc nội chiến kéo dài gần bốn năm kết thúc với thất bại thuộc về phía Quốc dân Đảng, Tưởng Giới Thạch và thuộc hạ đã rút chạy ra đảo Đài Loan
Thứ Hai, 05 Tháng Hai 20189:00 CH
Trong giới Hán học Trung Quốc và Việt Nam khá phổ biến ý kiến khẳng định rằng ngay từ cuối đời Tần (cuối thế kỷ thứ III TCN) chữ Hán đ
Thứ Hai, 05 Tháng Hai 20182:30 CH
Tết Mậu Tuất - 2018 năm nay là dịp kỷ niệm tròn 50 năm sự kiện Mậu Thân 1968, báo chí trong nước và ngoài nướ