Tìm hiểu biểu tượng quốc gia huyền bí của Mông Cổ

Thứ Năm, 23 Tháng Chín 20219:00 SA(Xem: 3123)
Tìm hiểu biểu tượng quốc gia huyền bí của Mông Cổ

Mang đầy màu sắc huyền bí, Soyombo tên gọi một biểu tượng quốc gia của Mông Cổ, xuất hiện trên Quốc kỳ, Quốc huy cũng như nhiều công trình quan trọng ở đất nước này.

Trong văn hóa Mông Cổ, Soyombo là một ký tự thiêng liêng trong bảng chữ cái Soyombo. Bảng chữ cái đặc biệt này được Zanabazar – một vị thánh tăng trong Phật giáo Mông Cổ – phát minh vào năm 1686. Cái tên “Soyombo” có nguồn gốc từ tiếng Phạn svayambhu, nghĩa là “tự tạo”.

Biểu tượng Soyombo được cấu thành từ mười yếu tố hình học trừu tượng
Biểu tượng Soyombo được cấu thành từ mười yếu tố hình học trừu tượng.

Biểu tượng Soyombo được cấu thành từ mười yếu tố hình học trừu tượng, thể hiện vạn vật trong thế giới quan truyền thống của người Mông Cổ. Các yếu tố đó gồm: Lửa, mặt trời, mặt trăng, hai hình tam giác, hai hình chữ nhật nằm ngang, thái cực (âm – dương) và hai hình chữ nhật dọc.

Trong Soyombo, yếu tổ lửa tượng trưng cho sự tăng trưởng, vĩnh cửu, sự giàu có và thành công. Ba lưỡi lửa đại diện cho ba thời: Quá khứ, hiện tại và tương lai. Yếu tố mặt trời và mặt trăng hàm ý đất nước Mông Cổ sẽ tồn tại mãi mãi như bầu trời xanh vĩnh cửu. Các biểu tượng lửa, mặt trời, mặt trăng bắt nguồn từ văn hóa Hung Nô thời cổ.

Hai hình tam giác tượng trưng cho mũi tên hoặc mũi giáo. Đầu nhọn của chúng chỉ xuống như một lời khẳng định kẻ thù trong nước và ngoài nước đã bị đánh bại.

Hai hình chữ nhật nằm ngang tượng trưng cho sự trung thực và công lý của người Mông Cổ bất kể tầng lớp thượng lưu hay bần cùng trong xã hội. Hai hình chữ nhật dọc là bức tường của pháo đài, đại diện cho sự hiệp nhất và sức mạnh, liên quan đến một câu tục ngữ Mông Cổ: “Tình bạn của hai người mạnh mẽ hơn những bức tường đá”.

Soyombo đã được coi là biểu tượng quốc gia của Mông Cổ từ năm 1911, khi lần đầu được đưa vào Quốc kỳ. Ngày nay biểu tượng này có thể được nhìn thấy tại nhiều nơi ở Mông Cổ, trong đó nổi bật nhất là đài tưởng niệm Zaisan ở ngoại vi thủ đô Ulaanbaatar…

Theo Khoa học

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Thứ Sáu, 10 Tháng Mười Một 20176:00 CH
Năm 1958 phải nâng sản lượng thép lên gấp 2 lần 1957, câu nói tuỳ tiện của Mao trong lúc tắm ấy đã làm cho toàn bộ nền kinh tế quốc dân rối tung lên
Thứ Sáu, 10 Tháng Mười Một 201711:00 SA
Tôi có mặt tại Moskva trong những ngày chính biến dẫn tới sự sụp đổ của đế chế cộng sản Liên Xô (tháng 8.1991). Câu hỏi bạn đặt ra cho tác giả bài viết không nên có. \
Thứ Sáu, 10 Tháng Mười Một 20174:38 SA
Vào ngày này năm 1928, hai năm sau cái chết của cha mình, Michinomiya Hirohito đã chính thức lên ngôi Hoàng đế Nhật Bản thứ 124,
Thứ Sáu, 10 Tháng Mười Một 20172:30 SA
Bị cô lập từ lâu với phần còn lại của Hy Lạp, bán đảo Mani là quê hương của một cộng đồng thị tộc tự nhận là di sản của các chiến binh thời xưa.
Thứ Sáu, 10 Tháng Mười Một 20172:00 SA
Nếu nói tới những bậc nữ quân vương nổi tiếng trong triều đại Trung Hoa phong kiến thì tất nhiên không thể không kể tới Võ Tắc Thiên
Thứ Sáu, 10 Tháng Mười Một 20171:00 SA
Bí mật trong ngôi mộ đại hoạn quan Lý Liên Anh, Trung Quốc kèm theo nhiều truyền thuyết thần bí.
Thứ Năm, 09 Tháng Mười Một 20176:00 CH
Bất cứ quốc gia dân tộc hiện đại nào cũng tìm kiếm cho mình một nền văn hóa, văn minh, hay một vương quốc khởi đầu qua việc kết nối với một thực thể mờ ảo
Thứ Năm, 09 Tháng Mười Một 20175:40 SA
Vào ngày này năm 1956, nhà triết học và nhà văn người Pháp Jean-Paul Sartre – trước đây từng là một người ngưỡng mộ Liên Xô
Thứ Năm, 09 Tháng Mười Một 20173:00 SA
Cho đến nay đã có nhiều khảo cứu về vương quốc Phù Nam. Bài viết “Phù Nam: Huyền thoại và những vấn đề lịch sử” của Tiến sỹ Vũ Đức Liêm
Thứ Tư, 08 Tháng Mười Một 201710:00 CH
Tác giả: Stephen Kotkin Dịch giả: Hiếu Chân Một trăm năm kể từ cuộc đảo chính của Lenin ở Nga, cái ý thức hệ dấn thân cho sự nghiệp