Liệu có người nào trên Trái đất không phải là người nhập cư?

Thứ Tư, 15 Tháng Chín 20213:00 CH(Xem: 2322)
Liệu có người nào trên Trái đất không phải là người nhập cư?
fd

Những câu chuyện này cho chúng ta biết mình đến từ đâu, thích ứng như thế nào và mọi người hòa hợp với nhau ra sao.

Tất nhiên, một trong những câu chuyện đó là câu chuyện về gene của loài người, và đó là câu chuyện mà tất cả những ai có DNA người đều chia sẻ với nhau.

Cùng với việc các nhà khoa học phát hiện ra ngày càng nhiều DNA người cổ đại hơn, giải thêm nhiều mẫu DNA hiện đại hơn, và tìm ra nhiều cách phân tích các vật liệu di truyền này hơn thì càng có nhiều thông tin về việc những cư dân loài người đầu tiên đã di chuyển khắp thế giới như thế nào để rồi trở nên sinh sống ở gần như ở mọi vùng đất.

Vậy sau hàng nghìn, hàng nghìn năm gần như di cư liên tục, liệu có người nào chưa từng rời khỏi nơi mà loài Người đứng thẳng (Homo sapiens) xuất hiện nay chưa? Nói cách khác là có ai trên Trái đất này không phải là người di cư không?

Theo Giáo sư dự khuyết chuyên ngành nhân chủng học Austin Reynolds của Trường đại học Baylor, Texas, Mỹ, xét trên quan điểm khoa học, nhóm người duy nhất được coi không phải dân di cư là những nhóm người nói tiếng Khoe-San ở miền Nam châu Phi. Tên gọi Khoe-San (đọc là “coi-son”) nói đến một số cộng đồng người châu Phi ở Botswana, Namibia, Angola và Nam Phi nói cùng một số ngôn ngữ có các phụ âm được phát âm giống nhau.

Có hai yếu tố chính cho thấy các nhóm người Khoe-San là hậu duệ của người nguyên thủy không di cư. Một là họ sống ở nơi mà nhiều bằng chứng khoa học cho thấy là nơi đầu tiên con người xuất hiện, hai là họ có số lượng đa dạng di truyền rất cao. Cách tốt nhất để hiểu vì sao tính đa dạng di truyền cao lại cho thấy nguồn gốc ban đầu của một nhóm người là so sánh các gene với một chiếc bát đựng những viên kẹo sô cô la đầy màu sắc M&M. Một vốc kẹo bốc ra khỏi bát, cũng giống như những người tách ra khỏi cộng đồng nguyên thủy của mình, thì có thể chỉ có 2 màu, nhưng cả chiếc bát thì có đủ các màu.

Mặc dù vậy, tuy là các nhóm người Khoe-San có sự gần gũi với “cái nôi của nhân loại” và tính đa dạng di truyền nổi bật của họ, nhưng xác định họ là những người thổ dân cuối cùng về mặt di truyền học vẫn không hề dễ dàng.

Đầu tiên, các nhà nghiên cứu không biết chắc chắn vùng Nam Phi có đúng là cái nôi của loài người hay không. Một số nhà khoa học cho rằng loài người xuất hiện đầu tiên ở Đông Phi, và các nhà khoa học vẫn chưa thu thập đủ bằng chứng khảo cổ học ở cả hai khu vực để có thể khẳng định hoàn toàn đâu là nơi Người đứng thẳng xuất hiện đầu tiên.

Thậm chí còn có một khả năng là loài người xuất hiện ở Tây Phi. Nhà di truyền học phân tử Mark Stoneking ở Viện Nhân chủng học tiến hóa Max Planck, Đức, nhận định môi trường khác nhau bảo quản di tích hóa thạch ở mức độ khác nhau, vì thế chỉ vì tìm thấy hoặc không tìm thấy dấu tích của con người ở nơi nào đó thì chưa đủ để khẳng định xưa kia con người đã từng sống hoặc chưa từng sống ở đó. Ông không nghĩ rằng có bất kì người nào còn lại trên Trái đất mà không phải là người nhập cư, ít nhất là về mặt khoa học.

Ông nói rằng “từ xưa đến nay, con người luôn luôn di chuyển”. Nghiên cứu di truyền mới đây của ông về dân cư châu Á cho thấy tất cả những con người ở đây đều có một mối liên hệ. “Tất cả các quần thể dân cư loài người đều có liên hệ với nhau, kể cả người Khoe-San, được chứng minh bởi các đặc điểm gene, văn hóa và ngôn ngữ.”

Người nguyên thủy xưa kia di chuyển rất nhiều quanh vùng châu Phi suốt hơn 100.000 năm trước khi đi khỏi nơi này. Lúc đó rất có thể họ đã rời khỏi đông Phi đến Trung Đông. Không lâu sau đó, loài người bắt đầu tiến về phía Đông Nam dọc theo bờ biển Ấn Độ, với ngày càng nhiều làn sóng dân di cư đi theo những hành trình ban đầu đó suốt nhiều chục nghìn năm sau. Trong quá trình di cư đã có nhiều sự trao đổi DNA và hai yếu tố là di chuyển và pha trộn huyết thống được coi là đặc điểm xác định các giống người.

Nhà di truyền học Stoneking cho rằng: “con người – cái mà họ thích làm chính là di cư và chuyện ấy”. Và dường như điều này đã có từ xa xưa.

Theo Khoa học

Ý kiến bạn đọc
Thứ Năm, 16 Tháng Chín 20211:45 SA
Khách
" Lieu co nguoi nao tren trai dat khong phai la nguoi nhap cu ".The gioi dai dong ! khong con bien gioi,khong con ngon ngu+tap quan+van Hoa,Khong con bac-trung-nam,khong con trang den vang do...etc...The gioi dai dong ! la muc dich toi hau cua dang cong san.Tat ca quy ve mot moi,duoi su cham soc,lanh dao cua dang...Phai the khong ??? Thuong de da phan dinh,chia vung cho tung sac dan,mau da.Cho tung tac dat sinh hoa ket trai khac nhau de bu dap cho nhau,trao doi va hoa thuan.Ho dang nhan danh khoa hoc lam nhung chuyen RUOI BU,nhan danh khoa hoc de da pha va choi tu THIEN-AC,choi tu THIEN DANG va HOA NGUC : THE GIOI DAI DONG !
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Thứ Tư, 08 Tháng Mười Một 20179:00 CH
Năm 247 trước Công nguyên kết thúc thời Chiến Quốc, Tần Thủy Hoàng thống nhất Trung quốc. Năm 221 Tr.CN, Tần diệt Tề ở vùng đông bắc Hoàng H
Thứ Tư, 08 Tháng Mười Một 20176:00 CH
Một hồ sơ mật FBI về lãnh tụ dân quyền Martin Luther King cáo buộc ông có nhiều lần ngoại tình và "những lầm lạc tình dục", và cả liên hệ với Đảng Cộng sản.
Thứ Tư, 08 Tháng Mười Một 20176:00 SA
Nhân kỷ niệm 100 năm Cách mạng Tháng Mười Nga (7/11/1917 - 7/11/2017), chúng tôi đăng lại bài “Chủ nghĩa Mác và sự thử nghiệm”. Tác giả viết từ năm 2013.
Thứ Tư, 08 Tháng Mười Một 20175:38 SA
Vào ngày này năm 1895, nhà vật lí Wilhelm Conrad Rontgen (1845-1923) trở thành người đầu tiên quan sát tia X, một tiến bộ khoa học quan trọng
Thứ Tư, 08 Tháng Mười Một 20173:33 SA
Chủ nghĩa Marx tất nhiên là có nhiều sai lầm và vì vậy mà đã gây ra nhiều tai họa cho nhân quần, nhưng thời gian có hạn, chỉ xin bàn 3 sai lầm mà người viết cho là những sai lầm quan trọng nhất.
Thứ Ba, 07 Tháng Mười Một 201710:00 CH
Sáng ngày 5/11/2017 tại lễ kỷ niệm 100 Cách mạng Tháng Mười Nga (1917-2017), TBT Nguyễn Phú Trọng đã có bài phát biểu với nhan đề: Cách mạng Tháng Mười Nga
Thứ Ba, 07 Tháng Mười Một 20177:00 CH
Phí Tín, tác giả Tinh Tra Thắng Lãm [星槎勝覽], đảm nhiệm chức Thông sự [Phiên dịch] cho phái đoàn Trịnh Hoà, 4 lần xuống Tây dương. Từng đi qua các quốc gia
Thứ Ba, 07 Tháng Mười Một 20175:54 CH
Trước thềm chuyến thăm Trung Quốc, Tổng thống Donald Trump công bố ngày 7/11 là Ngày Tưởng niệm Nạn nhân Cộng sản.
Thứ Ba, 07 Tháng Mười Một 20174:46 SA
Vào ngày này năm 1944, ứng viên Đảng Dân chủ Franklin D. Roosevelt đã tái đắc cử Tổng thống Mỹ lần thứ ba trong lịch sử, nhanh chóng đánh bại đối
Thứ Hai, 06 Tháng Mười Một 20174:30 SA
Vào ngày này năm 1962, Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc đã thông qua một nghị quyết lên án các chính sách phân biệt chủng tộc Apartheid của Nam Phi