Phát hiện con đường La Mã chìm dưới biển 2.000 năm

Chủ Nhật, 01 Tháng Tám 20213:00 SA(Xem: 2353)
Phát hiện con đường La Mã chìm dưới biển 2.000 năm

ItalyCác nhà khoa học phát hiện tàn tích của một con đường, bến cảng và khu định cư thời La Mã ở đầm phá Venice nhờ công nghệ sóng âm.

Tái dựng con đường lát đá thời La Mã nay đã chìm dưới biển. Ảnh: Antonio Calandriello/Giuseppe DAcunto/Scientific Reports.

Tái dựng con đường lát đá nay đã chìm dưới biển. Ảnh: Antonio Calandriello/Giuseppe D'Acunto/Scientific Reports.

Nhóm nghiên cứu của Fantina Madricardo, nhà địa vật lý tại Viện Khoa học Biển (ISMAR), phát hiện một con đường La Mã chìm dưới đáy đầm phá Venice cùng các cấu trúc khảo cổ nhiều khả năng từng là bến cảng và khu định cư. Những tàn tích này có thể tồn tại từ hàng trăm năm trước khi thành phố Venice được lập vào thế kỷ 5. Nghiên cứu mới xuất bản trên tạp chí Scientific Reports hôm 22/7.

"Phá Venice hình thành do mực nước biển dâng sau thời kỷ băng hà cuối cùng. Vì thế đó là một quá trình dài. Chúng tôi biết rằng từ thời La Mã, khoảng 2.000 năm trước, mực nước biển ở nơi này đã dâng thêm tới 2,5 m", Madricardo cho biết. Sự thay đổi của mực nước đồng nghĩa, một vùng diện tích lớn ngập dưới biển ngày nay từng là đất khô.

Giới khoa học đã tìm thấy cổ vật La Mã trên các đảo và vùng nước thuộc phá Venice, nhưng chưa rõ quy mô khu vực mà con người sinh sống trong thời kỳ này. Một số nhà khoa học nghĩ nơi đây từng có dân cư đông đúc, số khác lại cho rằng gần như không có khu định cư.

Trong nghiên cứu mới, Madricardo cùng đồng nghiệp sử dụng kỹ thuật định vị bằng sóng âm và tổ chức các chuyến lặn dưới kênh Treporti. Họ phát hiện 12 cấu trúc xếp theo hướng đông bắc, trải dài khoảng 1.140 m, nhiều khả năng là tàn tích của một con đường cổ.

Các chuyên gia tìm thấy một số khối đá với mặt trên phẳng nhẵn và mặt dưới hình trứng giống như basoli - loại đá truyền thống dùng để lát mặt đường thời La Mã. Ngoài ra, họ cũng phát hiện một cụm cấu trúc phía dưới con đường, ở độ sâu khoảng 9 m. Đây có thể là tàn tích của bến cảng có diện tích lớn hơn một sân bóng rổ nằm ở kênh nước cạnh đó.

Madricardo cùng đồng nghiệp cho rằng con đường cổ giúp kết nối bến cảng và các khu định cư với một mạng lưới đường giao thông. Mạng lưới này lại kết nối những thị trấn ở phía nam phá Venice với Altinum, trung tâm giao thương của người La Mã ở phía bắc.

Con đường cổ có thể chạy dọc theo đỉnh của một dải đất cao nằm gần những hòn đảo ngoài cùng của đầm phá ngày nay. Phần lớn chiều dài của nó có nước ở cả hai bên - phía đông là bờ biển và phía tây là đường thủy khép kín. Nhóm nghiên cứu tìm thấy bằng chứng của các công trình nhân tạo như mái ngói, gạch và đồ gốm, cho thấy vài khu định cư nhỏ có thể nằm rải rác dọc theo đường đi.

Các nhà khoa học vẫn chưa rõ chính xác con đường La Mã xây từ khi nào và được sử dụng trong bao lâu trước khi chìm dưới biển. Dù phá Venice đã trải qua nhiều thay đổi, Madricardo vẫn hy vọng việc phân tích các lõi trầm tích dưới đáy biển sẽ giúp họ trả lời những câu hỏi này.

Thu Thảo (Theo Live Science
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Thứ Năm, 25 Tháng Giêng 20189:00 CH
Trong cuộc đời chinh chiến của Napoleon, có lẽ cuộc xâm lược Nga là một trong những thất bại ê chề và đáng nhớ nhất c
Chủ Nhật, 07 Tháng Giêng 20182:00 CH
Hiraizumi có lẽ là một trong những ngôi làng quan trọng nhất ở Nhật Bản mà bạn chưa từng nghe nói tới.
Thứ Tư, 01 Tháng Mười Một 20174:02 SA
41 năm trước, ngày mùng 9 tháng 9 năm 1976, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc Mao Trạch Đông qua đời ở tuổi 82. Bốn thập niên sau, Trung Quốc đã trở thành một đất nước mà Mao sẽ không thể nhận ra.
Thứ Ba, 31 Tháng Mười 20177:00 CH
Cho đến lúc chúng tôi viết xong bài này, là đúng một tháng, cuốn phim 10 tập “THE VIETNAM WAR” của hai nhà đạo diễn Mỹ
Thứ Hai, 30 Tháng Mười 20174:16 SA
Vào ngày này năm 1995, với tỷ lệ sít sao 50,6% so với 49,4%, người dân tỉnh Quebec đã bỏ phiếu chọn tiếp tục ở lại trong liên bang Canada. C
Thứ Ba, 24 Tháng Mười 20178:32 CH
Julius Caesar là một nhà chính trị tài ba, người đưa ra hàng loạt quy tắc cải cách, đặt nền móng quan trọng cho sự chuyển đổi của Cộng hòa La Mã sang hệ thống chính trị mới là Đế chế La Mã.