Hố thiên thạch chứa hàng nghìn tỷ carat kim cương

Thứ Năm, 17 Tháng Sáu 20211:00 CH(Xem: 2783)
Hố thiên thạch chứa hàng nghìn tỷ carat kim cương
Cách đây khoảng 36 triệu năm, một tiểu hành tinh đâm xuống phía bắc Siberia và tạo ra một trong những miệng hố lớn nhất trên Trái Đất.
Hố thiên thạch chứa hàng nghìn tỷ carat kim cương
Miệng hố Popigai trong ảnh tổng hợp từ dữ liệu vệ tinh. Ảnh: Đài quan sát Trái Đất.

Lao xuống đất với tốc độ ước tính 20 km/s, lực va chạm từ tiểu hành tinh làm hàng triệu tấn vật chất bắn vào không khí. Tiểu hành tinh rộng 5 - 8 km tạo ra miệng hố có đường kính gần 100 km.

Miệng hố Popigai là hố va chạm lớn thứ 4 trên Trái Đất, xếp sau miệng hố Chicxulub bị chôn vùi, miệng hố Sudbury đã biến dạng và miệng hố Vredefort bị xói mòn nghiêm trọng. Popigai chỉ biến đổi nhẹ do xói mòn, nằm trong số những miệng hố được bảo quản tốt nhất trên thế giới.

Bức ảnh chụp miệng hố Popigai, đặt theo tên con sông ở gần đó, do Đài quan sát Trái Đất của NASA chia sẻ. Bức ảnh được tạo ra từ dữ liệu Blue Marble, tổng hợp dựa trên quan sát hàng tháng của Phổ kế bức xạ chụp ảnh độ phân giải trung bình (MODIS). Dữ liệu được sắp xếp theo mô hình độ cao kỹ thuật số toàn cầu ASTER, hé lộ địa hình của khu vực.

Nằm cách vùng ven biển Laptev khoảng 100 km, miệng hố hình tròn sụt sâu 150 - 200 m so với nền đất xung quanh. Bản đồ địa chất và quan sát thực địa cho thấy vùng lõm trung tâm nằm ở đáy hố, bao quanh là vòng đỉnh rộng 45 km. Vòng đỉnh thoải dần ra phía ngoài theo hình máng với nền đất cao bằng phẳng hình khuyên ở xung quanh.

Miệng hố nằm ở rìa đông bắc của vùng Anabar, nơi có hỗn hợp đá graphite và đá trầm tích. Tác động từ tiểu hành tinh làm chảy 1.750 km3 đá và lập tức biến đổi những mảnh đá graphite thành kim cương. Kim cương hình thành trong lớp đất hình bán cầu dày 1,6 km và ở cách khu vực va chạm khoảng 12 - 13 km.

Các nhà khoa học cho rằng kim cương không hình thành ở khu vực va chạm bởi nhiệt độ và áp suất trong quá trình va chạm quá lớn để chúng có thể tồn tại.
Ngàu nay miệng hố Popigai là một trong những cánh đồng kim cương lớn nhất thế giới, ước tính chứa hàng nghìn tỷ carat. Do hình thành ngay lập tức, kim cương ở đây không có thời gian để phát triển thành những viên đá quý lớn. Phần lớn là đá đa tinh thể có đường kính nhỏ hơn hai milimet và độ tinh khiết thấp, phù hợp để sử dụng trong công nghiệp hơn là chế tạo đồ trang sức.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Thứ Tư, 08 Tháng Mười Một 20179:00 CH
Năm 247 trước Công nguyên kết thúc thời Chiến Quốc, Tần Thủy Hoàng thống nhất Trung quốc. Năm 221 Tr.CN, Tần diệt Tề ở vùng đông bắc Hoàng H
Thứ Tư, 08 Tháng Mười Một 20176:00 CH
Một hồ sơ mật FBI về lãnh tụ dân quyền Martin Luther King cáo buộc ông có nhiều lần ngoại tình và "những lầm lạc tình dục", và cả liên hệ với Đảng Cộng sản.
Thứ Tư, 08 Tháng Mười Một 20176:00 SA
Nhân kỷ niệm 100 năm Cách mạng Tháng Mười Nga (7/11/1917 - 7/11/2017), chúng tôi đăng lại bài “Chủ nghĩa Mác và sự thử nghiệm”. Tác giả viết từ năm 2013.
Thứ Tư, 08 Tháng Mười Một 20175:38 SA
Vào ngày này năm 1895, nhà vật lí Wilhelm Conrad Rontgen (1845-1923) trở thành người đầu tiên quan sát tia X, một tiến bộ khoa học quan trọng
Thứ Tư, 08 Tháng Mười Một 20173:33 SA
Chủ nghĩa Marx tất nhiên là có nhiều sai lầm và vì vậy mà đã gây ra nhiều tai họa cho nhân quần, nhưng thời gian có hạn, chỉ xin bàn 3 sai lầm mà người viết cho là những sai lầm quan trọng nhất.
Thứ Ba, 07 Tháng Mười Một 201710:00 CH
Sáng ngày 5/11/2017 tại lễ kỷ niệm 100 Cách mạng Tháng Mười Nga (1917-2017), TBT Nguyễn Phú Trọng đã có bài phát biểu với nhan đề: Cách mạng Tháng Mười Nga
Thứ Ba, 07 Tháng Mười Một 20177:00 CH
Phí Tín, tác giả Tinh Tra Thắng Lãm [星槎勝覽], đảm nhiệm chức Thông sự [Phiên dịch] cho phái đoàn Trịnh Hoà, 4 lần xuống Tây dương. Từng đi qua các quốc gia
Thứ Ba, 07 Tháng Mười Một 20175:54 CH
Trước thềm chuyến thăm Trung Quốc, Tổng thống Donald Trump công bố ngày 7/11 là Ngày Tưởng niệm Nạn nhân Cộng sản.
Thứ Ba, 07 Tháng Mười Một 20174:46 SA
Vào ngày này năm 1944, ứng viên Đảng Dân chủ Franklin D. Roosevelt đã tái đắc cử Tổng thống Mỹ lần thứ ba trong lịch sử, nhanh chóng đánh bại đối
Thứ Hai, 06 Tháng Mười Một 20174:30 SA
Vào ngày này năm 1962, Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc đã thông qua một nghị quyết lên án các chính sách phân biệt chủng tộc Apartheid của Nam Phi