30/4 dấu mốc không thể quên đối với người Việt bất cứ nơi nào trên thế giới

Thứ Năm, 29 Tháng Tư 20212:00 SA(Xem: 2816)
30/4 dấu mốc không thể quên đối với người Việt bất cứ nơi nào trên thế giới
voatiengviet.com

30/4 dấu mốc không thể quên đối với người Việt bất cứ nơi nào trên thế giới

Hà Vũ

Mỗi năm, cứ đến cuối tháng Tư là người Việt Nam ở hải ngoại đều tưởng nhớ đến một cơn đại hồng thủy, một cơn lốc xoáy kinh hoàng làm thay đổi lịch sử mà dấu mốc chính là ngày 30/4/1975, khi Tổng thống cuối cùng của Việt Nam Cộng Hòa, Đại tướng Dương Văn Minh, lên tiếng đầu hàng Cộng Sản Bắc Việt.

Cuộc chiến tranh Việt Nam có lẽ là cuộc chiến gây nhiều tranh cãi nhất với ý nghĩa lịch sử của nó.

“Đối với cộng sản Bắc Việt, dù được ngụy trang dưới tên gọi là giải phóng miền Nam, sự thật là xâm lược miền Nam theo chỉ thị và viện trợ dồi dào của Liên Xô, Trung cộng, nhằm bành trướng chủ nghĩa cộng sản ở vùng Đông Nam Á. Đối với Việt Nam Cộng hòa, đây là cuộc chiến đầy chính nghĩa với nhiều hy sinh gian khổ của toàn thể quân cán chính Việt Nam Cộng Hòa nhằm bảo vệ lý tưởng tự do dân chủ cho miền Nam,” ông Lê Văn Quan, cựu Trưởng ty Hành chánh tỉnh Gò Công từng bị tù ‘cải tạo’ gần 6 năm và là một người tị nạn cộng sản tại Hoa Kỳ, nói về ngày 30/4.

46 năm trôi qua, người Việt tị nạn sinh sống tại Mỹ vẫn truyền tay, truyền khẩu những câu chuyện về ngày 30/4, những câu chuyện từ người thật việc thật, từ trải nghiệm của các gia đình miền Nam phải bỏ nước ra đi, những mảnh ghép chân thực của lịch sử mà không sử sách nào có thể mô tả đầy đủ để thế hệ tiếp nối hiểu đúng về lịch sử và chiến tranh Việt Nam, về làn sóng người Việt lưu vong.

“Chỉ có cha mẹ mới nói để con cái hiểu rõ ra. Ngoài ra, cũng có số đã nhận thức được thực chất của cuộc chiến. Họ sẽ nói cho các bạn bè khác về thực chất cuộc chiến của chúng ta,” ông Quan nói.

Đối với ông Đặng Văn Âu, bút danh Bằng Phong, cựu Thiếu tá Không quân Quân lực Việt Nam Cộng hòa, thì truyền đạt cho con cháu về lịch sử nguồn cội còn là để khuyến khích thế hệ trẻ đóng góp cho một đất nước Việt Nam tự do-dân chủ thực thụ.

“Mình ươm trồng những mầm non cho con cái mình để cho nó không quên được các nghĩa vụ đối với non sông. Giống như người Do Thái, họ lưu lạc bao năm nhưng họ vẫn trở về bởi vì họ truyền thụ lại tất cả những tư tưởng trở về cố hương của những người đi trước,” ông Âu diễn giải.

Được hỏi về kỳ vọng đối với thế hệ hậu 75 tại Việt Nam, những người sinh trưởng và được đào tạo theo chủ nghĩa cộng sản, ông Quan chia sẻ:

“Đối với thế hệ trẻ của Việt Nam hiện nay, tôi không bi quan lắm vì chúng ta thấy rằng hiện nay những tâm lý bài xích Trung Cộng của người dân Việt Nam rất cao. Người dân Việt Nam vẫn chưa quên được

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Thứ Ba, 06 Tháng Hai 201810:00 CH
Trong cuốn sách Người Mỹ trầm lặng của Graham Greene, có lẽ là cuốn tiểu thuyết tiếng Anh về Việt Nam được đọc nhiều nhất, nhà báo Anh Thomas Fowler
Thứ Ba, 06 Tháng Hai 20183:00 CH
Trận Tết Mậu Thân 1968 là một kỳ công về đại chiến lược của giới lãnh đạo Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
Thứ Ba, 06 Tháng Hai 20185:00 SA
Tưởng Giới Thạch,[1] còn gọi Tưởng Trung Chính, là người đứng đầu Chính phủ Quốc dân Trung Quốc thời kỳ 1928-1949, từng lãnh đạo cuộc kháng chiến
Thứ Ba, 06 Tháng Hai 20184:00 SA
Đạo Tin Lành đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển của thế giới hiện đại, tự do. Nó đã góp phần vào sự nổi lên của các khái niệm
Thứ Ba, 06 Tháng Hai 20183:00 SA
Trước khi cuộc nội chiến kéo dài gần bốn năm kết thúc với thất bại thuộc về phía Quốc dân Đảng, Tưởng Giới Thạch và thuộc hạ đã rút chạy ra đảo Đài Loan
Thứ Hai, 05 Tháng Hai 20189:00 CH
Trong giới Hán học Trung Quốc và Việt Nam khá phổ biến ý kiến khẳng định rằng ngay từ cuối đời Tần (cuối thế kỷ thứ III TCN) chữ Hán đ
Thứ Hai, 05 Tháng Hai 20182:30 CH
Tết Mậu Tuất - 2018 năm nay là dịp kỷ niệm tròn 50 năm sự kiện Mậu Thân 1968, báo chí trong nước và ngoài nướ
Thứ Hai, 05 Tháng Hai 20182:00 SA
Tình hình chiến sự tại Ukraina bỗng gia tăng căng thẳng sau sự đổ vỡ của cuộc gặp thượng đỉnh 4 bên gồm Đức, Pháp, Nga và Ukraina nhằm tìm giải pháp cho cuộc khủng hoảng Ukaina.
Chủ Nhật, 04 Tháng Hai 20189:00 SA
Nefertiti là vợ của Pharaoh Akhenaten, cha Tutankhaman, bà cùng ông cai trị Ai Cập. Theo truyền thuyết, Nefertiti là một trong những nữ hoàng