Tàn tích tu viện 1.000 năm tuổi trên đỉnh đồi

Thứ Ba, 19 Tháng Giêng 20211:00 CH(Xem: 3633)
Tàn tích tu viện 1.000 năm tuổi trên đỉnh đồi

Ấn ĐộCác chuyên gia lần đầu khai quật được tu viện Phật giáo Đại thừa do một phụ nữ quản lý và xây trên đỉnh đồi tại Lal Pahari.

Địa điểm khảo cổ ở Lal Pahari, bang Bihar, Ấn Độ. Ảnh: Excavation at Lal Pahari.

Địa điểm khảo cổ ở Lal Pahari, bang Bihar, Ấn Độ. Ảnh: Excavation at Lal Pahari.

Các nhà khảo cổ phát hiện tàn tích một tu viện Phật giáo Đại thừa từ thế kỷ 11 hoặc 12 ở Lal Pahari, thành phố Lakhisarai, bang Bihar, Smithsonian hôm 8/1 đưa tin. Phật giáo Đại thừa bắt đầu phát triển ở Ấn Độ khoảng 2.000 năm trước. Đến thế kỷ 9, Phật giáo Đại thừa trở thành tôn giáo chính ở Trung Á và Đông Á.

Đây là công trình đầu tiên thuộc loại này được tìm thấy ở độ cao lớn như vậy tại Lal Pahari. "Chúng tôi từng phát hiện tu viện ở nhiều nơi trong vùng, nhưng đây là công trình đầu tiên nằm trên đỉnh đồi. Có vẻ các tín đồ Phật giáo Đại thừa xây nó cách xa khỏi nơi đông đúc nhộn nhịp để tiến hành những nghi lễ tôn giáo một cách tách biệt", trưởng nhóm nghiên cứu Anil Kumar, nhà khảo cổ tại Đại học Visva Bharati, nhận định.

Đứng đầu tu viện là một phụ nữ có tên Vijayashree Bhadra. Khác với phần lớn tu viện Phật giáo trong lịch sử, mọi phòng ở đây đều có cửa, cho thấy toàn bộ tăng lữ là phụ nữ hoặc gồm cả phụ nữ và nam giới. Hai con dấu bằng đất sét khắc chữ hé lộ tên của tu viện là "Hội đồng tăng lữ Srimaddhama vihara."

Tại Lal Pahari, nhóm chuyên gia tìm thấy những phiến đá nhỏ dùng để thờ cúng, bên trên khắc hình Phật ngồi trong tư thế hoa sen. Họ cũng phát hiện cấu trúc khắc họa hai vị Bồ Tát đại diện cho trí tuệ và lòng trắc ẩn ở lối vào gian chính của tu viện. Chính quyền bang Bihar dự định xây hệ thống bảo vệ tàn tích khỏi mưa nắng và làm một con đường nhỏ để tiếp cận nơi này dễ dàng hơn.

Vijayashree Bhadra nhận được sự ủng hộ từ Mallika Devi, nữ hoàng của đế quốc Pala. "Nơi đây từng có tên là Krimila. Cái tên này cũng được nhắc đến trong văn chương Phật giáo", Kumar cho biết.

Krimila từng là trung tâm buôn bán lớn và cũng là trung tâm hành chính của Pala, đế quốc thống trị vùng Bihar và Bengal từ thế kỷ 8-12. Những người đứng đầu Pala ủng hộ Phật giáo và được cho là đã cử các hội truyền giáo đến Tây Tạng.

Thu Thảo (Theo Smithsonian)

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Thứ Tư, 08 Tháng Mười Một 20179:00 CH
Năm 247 trước Công nguyên kết thúc thời Chiến Quốc, Tần Thủy Hoàng thống nhất Trung quốc. Năm 221 Tr.CN, Tần diệt Tề ở vùng đông bắc Hoàng H
Thứ Tư, 08 Tháng Mười Một 20176:00 CH
Một hồ sơ mật FBI về lãnh tụ dân quyền Martin Luther King cáo buộc ông có nhiều lần ngoại tình và "những lầm lạc tình dục", và cả liên hệ với Đảng Cộng sản.
Thứ Tư, 08 Tháng Mười Một 20176:00 SA
Nhân kỷ niệm 100 năm Cách mạng Tháng Mười Nga (7/11/1917 - 7/11/2017), chúng tôi đăng lại bài “Chủ nghĩa Mác và sự thử nghiệm”. Tác giả viết từ năm 2013.
Thứ Tư, 08 Tháng Mười Một 20175:38 SA
Vào ngày này năm 1895, nhà vật lí Wilhelm Conrad Rontgen (1845-1923) trở thành người đầu tiên quan sát tia X, một tiến bộ khoa học quan trọng
Thứ Tư, 08 Tháng Mười Một 20173:33 SA
Chủ nghĩa Marx tất nhiên là có nhiều sai lầm và vì vậy mà đã gây ra nhiều tai họa cho nhân quần, nhưng thời gian có hạn, chỉ xin bàn 3 sai lầm mà người viết cho là những sai lầm quan trọng nhất.
Thứ Ba, 07 Tháng Mười Một 201710:00 CH
Sáng ngày 5/11/2017 tại lễ kỷ niệm 100 Cách mạng Tháng Mười Nga (1917-2017), TBT Nguyễn Phú Trọng đã có bài phát biểu với nhan đề: Cách mạng Tháng Mười Nga
Thứ Ba, 07 Tháng Mười Một 20177:00 CH
Phí Tín, tác giả Tinh Tra Thắng Lãm [星槎勝覽], đảm nhiệm chức Thông sự [Phiên dịch] cho phái đoàn Trịnh Hoà, 4 lần xuống Tây dương. Từng đi qua các quốc gia
Thứ Ba, 07 Tháng Mười Một 20175:54 CH
Trước thềm chuyến thăm Trung Quốc, Tổng thống Donald Trump công bố ngày 7/11 là Ngày Tưởng niệm Nạn nhân Cộng sản.
Thứ Ba, 07 Tháng Mười Một 20174:46 SA
Vào ngày này năm 1944, ứng viên Đảng Dân chủ Franklin D. Roosevelt đã tái đắc cử Tổng thống Mỹ lần thứ ba trong lịch sử, nhanh chóng đánh bại đối
Thứ Hai, 06 Tháng Mười Một 20174:30 SA
Vào ngày này năm 1962, Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc đã thông qua một nghị quyết lên án các chính sách phân biệt chủng tộc Apartheid của Nam Phi