Italy xây lại sàn của Đấu trường La Mã

Thứ Năm, 07 Tháng Giêng 20215:00 SA(Xem: 4576)
Italy xây lại sàn của Đấu trường La Mã

Chính phủ Italy đang lên kế hoạch chi 12 triệu USD để lắp đặt sàn di động mới cho đấu trường La Mã (Colosseum).

Đấu trường La Mã ở Rome, Italy. Ảnh: Wikipedia.

Đấu trường La Mã ở Rome, Italy. Ảnh: Wikipedia.

Alfonsina Russo, giám đốc quản lý công trình, cho biết thời hạn chót nhận thiết kế cho dự án tu sửa này là ngày 1/2/2021. Nhà chức trách Italy hy vọng có thể hoàn thành dự án vào năm 2023.

Trong suốt 4 thế kỷ, người La Mã sử dụng đấu trường với mạng lưới đường hầm ngầm bên dưới sàn đấu, mô phỏng "một chiếc thuyền buồm khổng lồ". Công trình bao gồm khu vực khán đài, bờ dốc, ròng rọc, dây thừng và nhiều cơ cấu khác cho phép những người điều hành tổ chức màn trình diễn một cách trơn tru. Các kỹ sư thậm chí chế tạo một thang máy dưới lòng đất để mang sư tử, gấu, báo hoa mai và nhiều động vật hoang dã nhốt trong lồng lên khán đài.

"Thiết kế đấu trường giúp nhà tổ chức tranh đấu tạo ra nhiều bất ngờ", Heinz-Jürgen Beste, nhà nghiên cứu ở Viện khảo cổ Đức tại Rome, cho biết. "Một võ sĩ ở đấu trường sẽ không biết con sư tử tiếp theo xuất hiện từ đâu, hoặc có 2 - 3 con sư tử nhào tới thay vì một con hay không".

Advertising
Ads by

Tất cả hệ thống hành lang và thang máy phức tạp đều phục vụ mục đích duy nhất là mua vui cho khán giả, đảm bảo thành công của màn trình diễn. Nhà chức trách Italy cho biết phiên bản phục dựng của sàn đấu trường sẽ mô phỏng của các cửa sập, thang máy và bộ phận máy móc khác dưới thời La Mã.

"Việc tu sửa sẽ là một sự can thiệp kỹ thuật quan trọng cung cấp cho khách tham quan cơ hội để quan sát những căn phòng dưới lòng đất và chiêm ngưỡng vẻ đẹp của đấu trường khi đứng ở trung tâm khán đài", Bộ trưởng Văn hóa Italy Dario Franceschini chia sẻ. Theo ông, phần sàn di động phải đóng lại đủ nhanh để bảo vệ các đường hầm cổ đại trước yếu tố môi trường.

Sau sự sụp đổ của Đế chế La Mã vào thế kỷ 5, đấu trường trở nên hoang tàn. Tầng hầm, nơi các võ sĩ ở trước khi thi đấu, chứa đầy bụi đất và gạch vụn. Vào đầu thế kỷ 20, khi giới khảo cổ học lần đầu tiên phục dựng và nghiên cứu công trình, mạng lưới đường hầm mọc đầy cây dại. Theo Russo, sau khi tôn tạo, đấu trường La Mã sẽ được dùng để tổ chức hòa nhạc.

An Khang (Theo Smithsonian)

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Thứ Tư, 08 Tháng Mười Một 20179:00 CH
Năm 247 trước Công nguyên kết thúc thời Chiến Quốc, Tần Thủy Hoàng thống nhất Trung quốc. Năm 221 Tr.CN, Tần diệt Tề ở vùng đông bắc Hoàng H
Thứ Tư, 08 Tháng Mười Một 20176:00 CH
Một hồ sơ mật FBI về lãnh tụ dân quyền Martin Luther King cáo buộc ông có nhiều lần ngoại tình và "những lầm lạc tình dục", và cả liên hệ với Đảng Cộng sản.
Thứ Tư, 08 Tháng Mười Một 20176:00 SA
Nhân kỷ niệm 100 năm Cách mạng Tháng Mười Nga (7/11/1917 - 7/11/2017), chúng tôi đăng lại bài “Chủ nghĩa Mác và sự thử nghiệm”. Tác giả viết từ năm 2013.
Thứ Tư, 08 Tháng Mười Một 20175:38 SA
Vào ngày này năm 1895, nhà vật lí Wilhelm Conrad Rontgen (1845-1923) trở thành người đầu tiên quan sát tia X, một tiến bộ khoa học quan trọng
Thứ Tư, 08 Tháng Mười Một 20173:33 SA
Chủ nghĩa Marx tất nhiên là có nhiều sai lầm và vì vậy mà đã gây ra nhiều tai họa cho nhân quần, nhưng thời gian có hạn, chỉ xin bàn 3 sai lầm mà người viết cho là những sai lầm quan trọng nhất.
Thứ Ba, 07 Tháng Mười Một 201710:00 CH
Sáng ngày 5/11/2017 tại lễ kỷ niệm 100 Cách mạng Tháng Mười Nga (1917-2017), TBT Nguyễn Phú Trọng đã có bài phát biểu với nhan đề: Cách mạng Tháng Mười Nga
Thứ Ba, 07 Tháng Mười Một 20177:00 CH
Phí Tín, tác giả Tinh Tra Thắng Lãm [星槎勝覽], đảm nhiệm chức Thông sự [Phiên dịch] cho phái đoàn Trịnh Hoà, 4 lần xuống Tây dương. Từng đi qua các quốc gia
Thứ Ba, 07 Tháng Mười Một 20175:54 CH
Trước thềm chuyến thăm Trung Quốc, Tổng thống Donald Trump công bố ngày 7/11 là Ngày Tưởng niệm Nạn nhân Cộng sản.
Thứ Ba, 07 Tháng Mười Một 20174:46 SA
Vào ngày này năm 1944, ứng viên Đảng Dân chủ Franklin D. Roosevelt đã tái đắc cử Tổng thống Mỹ lần thứ ba trong lịch sử, nhanh chóng đánh bại đối
Thứ Hai, 06 Tháng Mười Một 20174:30 SA
Vào ngày này năm 1962, Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc đã thông qua một nghị quyết lên án các chính sách phân biệt chủng tộc Apartheid của Nam Phi